Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cold Brew là gì? Bí quyết nào cho một Cold Brew hoàn hảo?

Tác giả: Phạm Diệp

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Có lẽ với những dân "sành chính hiệu" về cà phê chính hiệu thì những câu hỏi như cold brew là gì? Hay điều gì khiến cho cách pha cà phê lạnh trở lên thơm và ngon hơn với cách pha cà phê nóng truyền thống, không còn phải là những câu hỏi quá khó khăn. Thế nhưng nếu như bạn là người mới vào nghề pha chế và chưa có nhiều kiến thức về cà phê thì sao nhỉ? Đâu là câu trả lời chuẩn nhất dành cho bạn về những vấn đề này đây? Tìm hiểu bài viết dưới đây ngay nhé!

1. Cold Brew là gì?

Cold Brew nghĩa là cách pha cà phê uống lạnh, hay nói cách khác là “cà phê được ủ lạnh”, Cold Brew là việc bạn sử dụng nước lạnh để chiết xuất cà phê trong thời gian dài. Với hương vị tinh tế, ít chua hơn cà phê nóng truyền thống, cà phê lạnh Cold Brew đã chinh phục hàng trăng những vị khách khó tính trên cả thế giới. 

2. Cold Brew có từ bao giờ?

Có lẽ với nhiều người, khi nghe đến cà phê thường nghĩ ngay rằng cà phê nóng (Espresso, Capuchino, Macchiato,...) luôn là sự lựa chọn mặc định hay các loại cafe đá xay Frappucino nổi tiếng và Cold Brew được coi như một sự mới lạ, khiến nhiều người “ngại” trải nhiệm. Thế nhưng thực tế là Cold Brew đã xuất hiện từ hơn 4 thập kỷ trước rồi, đặc biệt là tại nhiều quốc gia Cold Brew còn được sáng tạo ra nhiều kiểu phiên bản khác nhau như: cà phê đá của Việt Nam, Ấn Độ hay Thái Lan. Điều này khiến cho nhiều người tưởng lầm rằng Cold Brew chính là “cà phê đá”, tuy nhiên thì đây chỉ là cách pha cà phê thông thường và bỏ thêm đá và chẳng có gì liên quan đến Cold Brew cả

Cold Brew là gì? Sự ra đời của Cold Brew
Cold Brew là gì? Cold Brew có từ bao giờ?

Theo những mô tả được ghi chép lại từ năm 1992 trong cuốn sách “tất cả về cà phê” của tác giả William Harrison Ukers, Cold Brew được nhắc đến qua một kỹ thuật xay cà phê thật mịn, cho nó vào bình lọc và đổ nước lạnh đều đặn cho đến khi khối lượng cà phê hoàn toàn bão hòa. Kết quả cuối cùng là một chiết xuất rất đậm…

Có nhiều quan điểm cho rằng Cold Brew được bắt đầu từ Mỹ hay cũng có thể là các nước thuộc châu Mỹ, vì thông thường làn sóng từ cà phê thường có nguồn gốc từ các nước này trước khi nó được lan rộng ra toàn thế giới. Tuy nhiên, thì trái ngược lại hoàn toàn thì Nhật Bản mới là cột mốc đầu tiên cho sự ra đời của Cold Brew

Kiếm việc làm

Xem thêm: Đơn xin việc quán cafe

3. Sự khác biệt giữa Cold Brew và cách pha cà phê truyền thống

Dù được tạo hóa từ tự nhiên, nhưng cà phê chứa khá nhiều các thành phần dầu tự nhiên khác nhau, trong đó bao gồm cả các hợp chất hóa học và các axit. Đây đều là những hợp chất tinh túy tạo nên vị ngon của vị cà phê chính hiệu.

Nên nếu như ở cách pha cà phê truyền thống, hay gọi là cách pha cà phê bằng nước nóng, một trong những phương pháp mà chúng ta vẫn thường hay thấy và hay sử dụng khi nghĩ đến cà phê. Phần lớn thì việc pha cà phê bằng nước nóng được thực hiện khá nhanh và đơn giản là để bột cà phê vào phim rồi chế nước nóng cho ngập, và việc còn lại là chỉ cần đợi để lấy dung dịch của cà phê

Sự khác biệt giữa Cold Brew và cách pha cà phê truyền thống
Sự khác biệt giữa Cold Brew và cách pha cà phê truyền thống

Thì ở Cold Brew, hay còn gọi là cách pha cà phê bằng nước lạnh, công thức thực hiện sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian pha công sức hơn, như trước khi bắt đầu tạo ra được một cốc cà hòa hảo thì bột cà phê phải được ngâm trong nước lạnh, sau đó để yên và đợi trong hàng vài giờ liền, để các chất trong cà phê có thể tan hết ra khỏi bã. Tuy nhiên mất khá nhiều thời gian mới có thể thưởng thức được một tách cà phê lạnh hoàn hảo, thế nhưng vị ngon mà nó đem lại sẽ đâm đà hơn rất nhiều so với cách pha truyền thống, không chỉ thế mà với nhiệt độ thấp không làm bay hơi các hợp chất, mùi hương trong cà phê điều này giúp cho cà phê lạnh trở lên nhẹ nhàng hơn không có mùi hương nồng giống như của cà phê nóng. Đây cũng là lý do giúp cho cà phê uống lạnh Cold Brew nhận được sự yêu thích của rất nhiều người

Tìm việc làm nhân viên pha chế

>> Xem thêm: Hồ sơ xin việc quán cafe

4. Các bước cơ bản giúp bạn có một ly cà phê Cold Brew ngon đúng chuẩn

Để pha được một tách cà phê theo công thức Cold Brew ngon đúng chuẩn thì ngoài việc phải có kiến thức về từng loại cà phê thì các Barista cũng cần phải là những người chuyên nghiệp và thành thạo nhiều cách pha cà phê khác nhau. Hiện nay ngoài cách pha phin truyền thống, cà phê máy hay với những cách pha cà phê nghệ thuật thì Cold Brew (pha cà phê lạnh) cũng là một trong những cách pha nhận được nhiều sự quan tâm từ những người ưa chuộng cà phê và thu hút sự tìm hiểu của giới Barista.

Do không dùng nước nóng, nên cách pha của cà phê lạnh Cold Brew cũng trở lên đặc biệt hơn, nên thời gian trung bình để có một ly cà phê hoàn chỉnh, chúng ra thường sẽ phải mất từ 20 - 24 giờ, trong đó chưa tính khoảng thời gian ủ từ 20 – 25 phút.

 Các bước cơ bản giúp bạn có một ly cà phê Cold Brew ngon đúng chuẩn
 Các bước cơ bản giúp bạn có một ly cà phê Cold Brew ngon đúng chuẩn

Dưới đây là công thức hướng dẫn bạn cách pha chế một ly cà phê theo công thức Cold Brew ngon đúng chuẩn

* Nguyên liệu chuẩn bị

- 250gr cà phê1 lít nước

- Dụng cụ: Máy xay cà phê, ly thủy tinh, bình thủy tinh, rây lọc, muỗng khuấy, giấy lọc thực phẩm

* Các bước thực hiện pha cà phê theo công thức Cold Brew:

Bước 1: Bạn đem xay 250 gram cà phê ở mức thô (mức 5, 6), vì chúng sẽ được ngâm nước trong một khoảng thời gian dài nên bạn cũng không cần phải xay nó mịn quá đâu nhé

Trường hợp nếu bạn pha tại nhà nhưng không có máy xay cà phê, thì bạn cũng có thể đến tại các cửa hàng cà phê rang xay và mua cà phê hạt, sau đó nhờ họ xay theo yêu cầu.

Bước 2: Sau khi xay xong, bạn chia thành 2 phần bằng nhau, và lấy một phần cho vào bình thủy tinh lớn hòa vào 500ml nước rồi khuấy đều, tiếp đó để cà phê “nghỉ” trong khoảng 5 phút.

Bước 3: Sau 5 phút, tiếp tục cho phần cà phê còn lại và 500ml nước ở nhiệt độ thường vào, khuấy đều tay.

Bước 4: Lắp chăn hũ thủy tinh chứa phần cà phê đã hòa với nước, sau đó hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh và để khoảng từ 12 – 24 giờ. Có thể tùy vào lượng cà phê sử dụng mà thời gian làm lạnh có thể ngắn hoặc dài hơn.

Bước 5: Sau 24 tiếng, bạn lấy bình cà phê ra ngoài, đặt rây lọc lên miệng 1 chiếc bình thứ 2 rồi rót từ từ cà phê xuống để lọc riêng phần bã với phần nước. Sau khi cà phê chảy xuống hết thì bỏ bã cà phê đi, không dùng tay nén cà phê xuống để cho ra hết nước.

Bước 6: Sau khi cà phê chảy qua lưới lọc hết, tiếp tục dùng giấy lọc thực phẩm đã nhúng nước để lên bình thủy tinh thứ 3. Để cố định giấy lọc, bạn rửa sạch rây lọc rồi đặt lên miệng bình mới, sao đó lót giấy lọc vào trong.

Bước 7: Rót cà phê qua giấy lọc để tiếp tục lọc lần 2 rồi chờ cho cà phê chảy xuống hết.

Tùy vào sở thích mà bạn có thể kết hợp với đường hoặc sữa tươi để cho ra một ly cà phê lạnh đúng chuẩn theo gu sở thích của mình nhất nhé

Tìm việc làm pha chế barista

Xem thêm: Latte art là gì

5. Cold Brew, cơ hội kinh doanh cho người mới bắt đầu

“Khởi nghiệp” hoặc gọi tắt là startup, là thuật ngữ không còn lạ lẫm với thanh niên ngày nay. Nó mang đến cơ hội lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhưng cũng đồng thời gặp phải nhiều thách thức. Để thành công, không chỉ cần lòng dũng cảm mà còn cần hiểu rõ và áp dụng xu hướng kinh tế hiện đại. Và điều này thì hầu như các sartup trẻ lại chưa thể có được, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho nhiều sartup trẻ của Việt Nam liên tiếp thất bại thảm hại ngay khi vừa ra đời. Nguyên nhân của những thất bại thường đến từ việc nhiều bạn trẻ khi chọn lựa khởi nghiệp là vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc tại quán cafe và thường chỉ biết dập khuân theo một lối mòn sẵn có, mà không có những ý tưởng táo bạo để phát triển mới lạ hơn, đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến các startup nhanh chóng thất bại

Cold Brew, cơ hội kinh doanh cho người mới bắt đầu
Cold Brew, cơ hội kinh doanh cho người mới bắt đầu

Điều này bạn có thể nhìn ngay trong lĩnh vực về cà phê, một trong những lĩnh vực thuộc thị trường đồ uống mang nhiều tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Tuy nhiên phần lớn các sartup chỉ tập trung theo kiểu phát triển các mô hình bán cà phê nhỏ lẻ, và tập trung tại các thành phố lớn. Chắc chắn, nếu quan sát từ một góc độ cụ thể, điều này có thể được coi là một phương pháp hợp lý. Tuy nhiên, nếu xem xét mọi khía cạnh, thì đây thực ra chính là một trong những lý do dẫn đến thất bại một cách nhanh chóng nhất. Lấy một ví dụ, tại một thành phố sôi động như Hà Nội, khi mà chúng ta lại đã quá quen với những cái tên như: cà phê Giảng, Đinh,… thì việc bạn quyết định phát triển theo một mô hình cà phê tương tụ như thế thì chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả cao

Tuy nhiên thay vì thế bạn, thì tại sao bạn lại không phát triển việc kinh doanh cà phê của mình theo công thức Cold Brew nhỉ, với công thức mới lạ, hương vị tuyệt hảo, thách thức được cả những vị khách khó tính nhất, Cold Brew hứa hẹn sẽ là một trong những mô hình mới lạ mang nhiều tiềm năng phát triển cho các sartup trẻ tại Việt Nam

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Cold Brew là gì”, hy vọng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loại hình pha chế này nhé. Chúc các bạn thành công

Việc làm pha chế bar tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;