Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tải về ngay mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh chuẩn nhất!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để đảm bảo được quyền lợi, sức khỏe của phái yếu sau quá trình thai sản, có nhiều quy định của pháp luật liên quan đến chế độ nghỉ dưỡng sau sinh được thi hành, tiêu biểu như chế độ nghỉ thêm ngày trong trường hợp sức khỏe của những viên nữ chưa thực sự phục hồi để quay lại công việc. Tuy vậy, không phải nhân viên nữ nào cũng nắm rõ được những quy định này, đặc biệt cách viết mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh như thế nào cho chuẩn? Nếu bạn là một trong số đó, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết sau để tìm câu trả lời chuẩn nhất nhé. 

1. Đôi nét về mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh

Sinh con và được chăm sóc con kỹ càng những đầu đời là niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi người phụ nữ và được pháp luật bảo hộ bởi chế độ thai sản đầy đủ cho lao động nữ cho dù là có ở vị trí việc làm lao động phổ thông trong suốt quá trình mang thai, sinh con và em bé đến 6 tháng tuổi, thậm chí là khi đến chắc chắn rằng, sức khỏe của lao động nữ đảm bảo hoàn toàn để quay trở lại công việc. 

Đôi nét về mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh
Đôi nét về mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh

Theo điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2024 quy định “Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày”. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Tác dụng khi viết đơn khi nghỉ thêm sau sinh
Tác dụng khi viết đơn khi nghỉ thêm sau sinh

Điều này đồng nghĩa với việc, sau thời gian nghỉ thai sản tối đa là 6 tháng, trường hợp lao động nữ gặp vấn đề về sức khỏe và xác nhận rằng, chưa thể quay trở lại công việc được, có thể tự viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh và gửi đến phòng nhân hành chính nhân sự và ban giám đốc của công ty để chờ phê duyệt. Với mục đích gia hạn thêm thời gian nghỉ sinh, trong đơn sẽ trình bày rõ thông tin người làm đơn, lý do xin nghỉ thêm… và biết cách viết cam kết trở lại công việc sau thời gian xin nghỉ. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn về những nội dung căn bản cũng như cách trình bày các trường nội dung trong mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh cụ thể hơn ngay trong nội dung tiếp theo nhé. 

Bạn đọc có thể tìm hiểu kĩ hơn qua nội dung: Cách tính chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cập nhật mới nhất

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh cụ thể nhất

Về cơ bản, cấu trúc của mẫu đơn nghỉ thêm sau sinh không khác nhiều so với với các giấy tờ thủ tục, văn bản hành chính văn phòng phổ biến như đơn xin việc, quyết định nghỉ thai sảnmẫu đơn xin trợ cấp ốm đau,  hay đơn xin chuyển công tác. Trong đơn xin nghỉ thêm sau sinh hay đơn xin nghỉ dưỡng sau sinh đều có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn xin nghỉ dưỡng, phòng ban đề nghị phê duyệt và nộp đơn, nội dung chính của đơn, lý do làm đơn, lời cam kết và lời cảm ơn. 

Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh cụ thể nhất
Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh cụ thể nhất

Bạn sẽ bắt đầu soạn thảo văn bản mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh bằng nội dung quen thuộc - Quốc hiệu và tiêu ngữ. 

Trong đơn nghỉ thêm sau sinh, quốc hiệu, tiêu ngữ được viết bằng chữ in đậm và căn giữa, cách mép trái khoảng 1,5 đến 2 cm. 

Đặt ngay bên dưới quốc hiệu và tiêu ngữ là Tên đơn cũng viết in hoa, bôi đậm và căn giữa. Bạn có thể viết “ ĐƠN XIN NGHỈ DƯỠNG SAU SINH”.

“Kính gửi” là phần nội dung tiếp theo xuất hiện trong đơn xin nghỉ thêm sau sinh. Tại đây, người viết sẽ trình bày những Trường phòng ban có thẩm quyền tiếp nhận lá đơn và phê duyệt đơn xin đề nghị của bạn. Có 3 đại diện phòng bạn cần thiết trình bày trong lá đơn này bao gồm Ban giám đốc, Trưởng phòng hành chính nhân sự và Trường phòng ban làm việc trực tiếp. Để đảm bảo được yếu tố dễ nhìn và khoa học, hãy trình bày riêng biệt tên của từng người đại diện thành các gạch đầu dòng.

Cách viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh như thế nào?
Cách viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh như thế nào?

Sau phần kính gửi, bạn sẽ đi vào nội dung chính đơn. Ở phần này, người viết sẽ trình bày chi tiết các các thông tin về bản thân trước khi đi trình bày rõ ràng về lý do xin nghỉ thêm sau sinh. Một số thông tin cơ bản về cá nhân lao động nữ bao gồm Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ hiện tại, đơn vị, công tác, chức vụ và số điện thoại liên hệ. Những thông tin này cũng nên được trình bày bởi từng gạch đầu dòng riêng biệt và cảm đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối. 

Bạn có thể, làm theo hướng dẫn minh họa dưới đây nhé:

Tên tôi là: Lê Thúy Nhi 

Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1994

Số CMND: 098456123

 Ngày cấp 25/09/2024 Nơi cấp: Công An Thanh Hóa.

Địa chỉ nơi ở hiện tại: Khu tập Thể Yên Ngưu, Thanh Trì, Hà Nội. 

Đơn vị công tác: Công ty LT pay Chức vụ: Kế toán viên 

Điện thoại liên hệ: 098234568

Phần lý do nghỉ thêm thai sản cần trình bày một cách cụ thể bằng thời điểm sinh con, ngày tháng bắt đầu nghỉ theo chế độ thai sản, lý do về sức khỏe đang gặp phải và số ngày cụ thể muốn nghỉ dưỡng sau sinh. Tùy vào tình hình sức khỏe cụ thể gặp phải của lao động nữ, bạn sẽ có cách trình bày chi tiết khác nhau. Nhưng nhìn chung, cấu trúc quen thuộc mà bạn có thể tham khảo để viết trong đơn xin nghỉ thêm sau sinh của mình như thế nào:

“Ngày 12 tháng 9 năm 2024, tôi có sinh con thứ hai (Sinh mổ/sinh thường) và đã được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của nhà nước là 6  tháng (từ ngày 1/9/2024 đến ngày 1/5/2024).

Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, không đảm bảo để tiếp tục làm việc nên tôi làm đơn này xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh là 10 ngày (từ ngày 2/5/2024 đến ngày /12/05/2024)”.

Đơn xin nghỉ thêm sau sinh cần có những nội dung gì?
Đơn xin nghỉ thêm sau sinh cần có những nội dung gì?

Sau khi trình bày đầy đủ lý do xin nghỉ thêm, người viết cũng nhấn mạnh mạnh hơn về nội dung đề nghị và thực hiện cam kết để tăng thêm sức thuyết phục. Tuy nhiên, nội dung kính đề nghị các phòng ban giải quyết cụ thể và cam kết quay trở lại làm việc chỉ nên trình bày trong khoảng 2,3 câu, không nên quá dài dòng hay bộc lộ quá nhiều cảm xúc, tình thái từ, chỉ nên viết theo kiểu trung tính. Bạn có thể viết như sau: 

“ Kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Quý phòng ban xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ tôi.

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời gian nêu trên và chấp hành đầy đủ các nội quy của công ty”. 

Bên cạnh đó, trước khi kết thúc đơn, bạn cần viết lời cảm ơn đến thành viên phê duyệt đề nghị của bạn. 

Phần phần kết đơn cần trình bày rõ ràng về địa chỉ, thời gian viết đơn, người viết đơn cần ghi đầy đủ họ tên và có chữ ký xác nhận từ người đại diện của các bộ phận mà bạn đã đề cập trước đó. 

Trên đây chính là một số thông tin cơ bản về nội dung cũng như cách trình bày đơn xin nghỉ thêm sau sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nằm lòng thêm một vài lưu ý dưới đây để lá đơn của mình gửi đến đại diện phòng ban chuẩn nhất nhé.

Xem thêm: Sau nghỉ thai sản, nếu có mong muốn tìm việc làm mới người tìm việc có thể tham khảo thêm các mẫu cv chuyên nghiệp, đẹp, sáng tạo trên timviec365.vn 

Soạn thảo đơn xin nghỉ thêm sau sinh cần chú ý những gì?
Soạn thảo đơn xin nghỉ thêm sau sinh cần chú ý những gì?

3. Một số lưu ý trong quá trình viết đơn xin nghỉ thêm sau sinh

Hãy nhớ rằng, đơn xin nghỉ thêm sau sinh là một trong những tài liệu, văn bản hành chính mẫu thông dụng, có yêu cầu về hình thức tương đối cao. Trong việc soạn thảo đơn, ngoài việc đảm bảo đầy đủ thông tin và trình bày một cách thuyết phục, việc sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và trung tính là điều quan trọng. Ngoài ra, khi viết và gửi đơn, bạn cũng cần chú ý đến việc giữ cho đơn sạch sẽ và tránh sai sót chính tả.

>> Xem thêm: Tạm hoãn hợp đồng lao động

4. Tải về ngay mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh

Bạn có thể tham khảo thêm những mẫu đơn xin nghỉ thêm sau sinh trong bài viết dưới đây nhé.

mau-don-xin-nghi-duong-suc-sau-sinh.doc

Trên đây là mẫu đơn nghỉ thêm sau sinh cũng như hướng dẫn cách viết mẫu đơn này một cách chuẩn chỉnh nhất. Mong rằng, những thông tin này thực sự hơn ích với tất cả các bạn.

Quyết định nghỉ thai sản

Bên cạnh đó, những ai đang chưa rõ về cách viết quyết định thai sản như thế nào, hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây:

Quyết định nghỉ thai sản

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;