Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[RSM là gì?] Vai trò của RSM trong sự phát triển của doanh nghiệp

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiện nay, đối với một doanh nghiệp để có thể phát triển mạnh mẽ thì cần rất nhiều các vị trí nhân sự khác nhau như Marketing, Design, RSM,... trong đó vị trí RSM đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động và tăng hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy RSM là gì? Vai trò cụ thể của RSM như thế nào và làm sao để có thể trở thành một RSM chuyên nghiệp?

1. RSM là gì?

“RSM” là viết tắt của cụm từ “Regional Sales Manager” – đây được hiểu là vị trí giám đốc/quản lý của một vùng kinh doanh với trách nhiệm là bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tại một khu vực nào đó được chỉ định. RSM là những người sẽ cung cấp các phương tiện để hỗ trợ liên tục các công việc phân phối, sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mới cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vị trí RSM cũng đảm nhiệm công việc quản lý các nhóm bán hàng của khu vực đã được cấp trên giao xuống.

RSM là gì
RSM là gì?

Những RSM sẽ phải làm sao để có thể đảm bảo được việc tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận doanh thu cho doanh nghiệp thông qua hoạt động bán hàng với những kế hoạch cụ thể và chỉ đạo nhân viên thực hiện theo những chiến lược, kế hoạch, phương thức kinh doanh đã đưa ra cũng như quản lý chặt chẽ các nhóm hỗ trợ việc bán hàng. Chính vì vậy mà một RSM cần phải có rất nhiều các kỹ năng cần thiết để có thể quản lý tốt các công việc, tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh và mang lại hiệu quả cao, doanh thu tốt cho doanh nghiệp của mình.

>> Xem thêm: Representative là gì

2. Vai trò của RSM trong sự phát triển của một doanh nghiệp

RSM đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Cụ thể, RSM chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện những công việc sau:

2.1. RSM có vai trò xây dựng kế hoạch về nhân lực

RSM có vai trò xây dựng kế hoạch về nhân lực
RSM có vai trò xây dựng kế hoạch về nhân lực

Việc xây dựng một hệ thống nguồn nhân lực được xem là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của RSM. Bởi để có thể phát triển doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh, bán hàng thì điều đầu tiên chính là phải có nguồn nhân lực hỗ trợ. Chính vì vậy, RSM đóng vai trò là những người sẽ trực tiếp tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên tại các khu vực mình quản lý. Ngoài ra, RSM cũng cần phải lên kế hoạch thật cụ thể để giám sát một cách chặt chẽ nhất tiến độ công việc mà nhân viên thực hiện, những đóng góp họ mang lại cho hoạt động kinh doanh như thế nào theo các chính sách, quy định của doanh nghiệp đã đưa ra.

Tuyển giám đốc vùng

>> Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh

2.2. RSM đảm nhiệm công việc lập các kế hoạch, chiến lược phát triển

Để có thể hoàn thành và đạt được những mục tiêu đã đề ra trong việc kinh doanh, các RSM cần phải xây dựng những kế hoạch chi tiết và phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp thông qua những đóng góp về mặt thông tin bán hàng tại các khu vực, đồng thời đưa ra những công cụ hỗ trợ nhân viên kinh doanh, ý tưởng mới lạ nhất để phát triển giá trị doanh nghiệp. Một RSM cần phải luôn chuẩn bị thật tốt và hoàn thành theo đúng yêu cầu cấp trên đưa ra về những kế hoạch và triển khai các hoạt động trong kế hoạch đó theo đúng tiến độ. Đồng thời cũng thực hiện theo tiêu chuẩn của sản xuất giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến cho khách hàng.

Bên cạnh đó, các RSM cũng cần phải có những phương án để giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm toán hay xác định các xu hướng trên thị trường, từ đó có thể bắt kịp và có những thay đổi, điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. RSM có vai trò đáp ứng được những mục tiêu về tài chính và bán hàng

RSM đóng vai trò thiết lập ra hệ thống các mục tiêu bán hàng thông qua việc tạo ra những kế hoạch và các hạn ngạch cho các khu vực để có thể hỗ trợ tối đa cho các mục tiêu của quốc gia và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về tài chính và hoạt động bán hàng tại các khu vực đó theo như dự báo và chuẩn bị ngân sách hàng năm, thiết lập kế hoạch chi tiêu cho hợp lý nhất.

>> Xem thêm: Cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

RSM có vai trò đáp ứng được những mục tiêu về tài chính và bán hàng
RSM có vai trò đáp ứng được những mục tiêu về tài chính và bán hàng

2.4. RSM chịu trách nhiệm mở rộng phạm vi kinh doanh và đề xuất những sản phẩm, dịch vụ mới cho doanh nghiệp

Vai trò của RSM chính là luôn xây dựng cũng như duy trì được mối quan hệ thật tốt đối với khách hàng tiềm năng, xác định những đối tượng khách hàng mới để có thể nâng cao được khả năng bán hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra RSM cũng cần xem xét và đánh giá về tình hình thực tế, chất lượng, mức độ hấp dẫn của các sản phẩm, dịch vụ ở thời điểm hiện tại như thế nào để từ đó có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo và đề xuất ra những dòng sản phẩm mới phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Điều đó có thể thực hiện qua việc đưa ra những ý kiến về thay đổi các dịch vụ, bao bì, mẫu mã, giá cả theo xu hướng của thị trường, của người tiêu dùng và cả những đối thủ cạnh tranh để có thể đưa doanh nghiệp phát triển và đi đâu thị trường về lĩnh vực kinh doanh.

Việc làm kinh doanh tại Hồ Chí Minh

3. Trở thành một RSM cần có những tố chất gì?

3.1. RSM cần phải có niềm đam mê và sự trải nghiệm

Đối với bất kỳ công việc nào để có thể hoàn thành tốt và gắn bó lâu dài thì đều cần phải có niềm đam mê, sự yêu thích thì mới có thể làm được. Bởi thực chất RSM là một vị trí rất áp lực với khối lượng công việc vô cùng lớn và khá bận rộn, rất ít thời gian để tận hưởng cuộc sống riêng tư cá nhân. Do đó nếu như không có niềm đam mê thì chắc chắn sẽ rất nhanh chán nản và dễ dàng bỏ cuộc.

RSM cần phải có niềm đam mê và sự trải nghiệm
RSM cần phải có niềm đam mê và sự trải nghiệm

Bên cạnh đó, RSM là vị trí không phải ai cũng dễ dàng có được chỉ trong thời gian ngắn mà hơn hết để có thể đảm nhiệm vị trí này, bạn cần phải có thật nhiều trải nghiệm ở các cấp bậc khác nhau như sale assistant, sales executive,... Bạn sẽ phải bắt đầu từ vị trí một nhân viên bán hàng bình thường và trong suốt quá trình làm việc cần phải luôn hết mình, đặt cho bản thân một mục tiêu nhất định để cố gắng và thăng tiến lên vị trí cao hơn nữa. Và chính những trải nghiệm đó sẽ mang lại cho bạn nền tảng kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất và tạo cơ hội để có thể đạt đến các vị trí cao hơn trong sự nghiệp của mình. Đây là điều hết sức quan trọng và cần phải có nếu muốn trở thành một RSM chuyên nghiệp.

3.2. Phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực

Để làm được ở vị trí này, bạn cần phải trau dồi cho bản thân một lượng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực và ngoài những kiến thức chuyên môn về các sản phẩm, dịch vụ thì sự hiểu biết về tâm lý khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh,... cũng là điều hết sức cần thiết. Một RSM cần biết nắm bắt sự thay đổi của thị trường, tìm hiểu và nghiên cứu được các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp khác, từ đó xem xét, đánh giá và có sự điều chỉnh các yếu tố của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp nhất, đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Và để có thể làm được những điều đó, các RSM phải có sự am hiểu về toàn bộ các kiến thức liên quan đến xã hội, văn học, lịch sử,...

Khi đã tích lũy cho bản thân được những kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội một cách vững vàng, các RSM chắc chắn sẽ tự tin hơn trong việc giao tiếp và đưa ra những chiến lược kinh doanh khách quan, đưa đến tầm nhìn xa cũng như các chiến thuật rõ ràng, cụ thể nhất để định hướng cho doanh nghiệp. Thực tế có thể thấy thì với khả năng hiểu biết và phân tích về các khu vực địa lý, tình hình thời tiết khí hậu ở các vùng miền khác nhau một cách chính xác hay sự am hiểu về các phong tục tập quán tại các địa phương, văn hóa của người tiêu dùng, tính cách của các đối tượng khách hàng,... các RSM có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh một cách phù hợp nhất và mang lại hiệu quả cao hơn.

>> Xem thêm: Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào

3.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp tốt

Khả năng giao tiếp tốt đã, đang và sẽ luôn là một lợi thế đối với con người ở bất kỳ công việc, lĩnh vực nào, đặc biệt đối với các nhà quản lý, giám đốc. Bởi thực tế đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng – lĩnh vực luôn phải tiếp xúc và làm việc với nhiều đối tượng khách hàng, các đối tác đầu tư khác nhau, do đó việc khéo léo trong giao tiếp chắc chắn sẽ là một điểm cộng lớn giúp các RSM có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt cũng tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với bạn, thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và dài lâu với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Thêm vào đó, RSM là một giám đốc, một người quản lý cả một khu vực kinh doanh của doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên lớn, do đó khả năng trình bày, thuyết phục là yếu tố rất cần thiết để có thể truyền đạt được ý tưởng cũng như triển khai các kế hoạch đến với nhân viên một cách dễ hiểu và chính xác nhất. Do đó, để có thể trở thành một RSM, bạn cần phải rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp, thuyết phục thật tốt.

CV mẫu

3.4. RSM phải có khả năng lãnh đạo

Là một giám đốc, một quản lý cả một khu vực kinh doanh, do đó kỹ năng lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng, tuyệt đối không thể thiếu. Một người quản lý cần phải nắm bắt được đầy đủ những thông tin quan trọng nhất về công việc và đội ngũ nhân viên để có thể sắp xếp và phân công công việc hợp lý nhất. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, RSM cần phải luôn theo sát và nắm bắt được tình hình sản xuất, bán hàng như thế nào, có theo đúng kế hoạch đã đề ra hay không để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

Ngoài ra, một người lãnh đạo là phải luôn tạo được tiếng nói trong doanh nghiệp, đó là khả năng có thể quản lý và tạo được sự tin tưởng đối với đội ngũ nhân viên để họ sẵn sàng làm theo sự phân công của mình, tạo ra một tập thể đoàn kết, vững mạnh và phát triển doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

3.5. Khả năng xử lý và giải quyết vấn đề

Trong bất kỳ công việc nào, nhất là kinh doanh thì việc xảy ra những vấn đề phát sinh, sự cố là không thể tránh khỏi và đòi hỏi những nhà quản lý cần phải có cách xử lý, giải quyết thật tốt. Các RSM là những người đứng đầu, do đó cần phải hết sức bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân dẫn đến các sự việc đó và đưa ra được phương án giải quyết ổn thỏa nhất để không là ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như tới doanh nghiệp. Đặc biệt là trong việc bán hàng thì chắc chắn sẽ gặp không ít các trường hợp khách hàng quá khó tính và gây khó dễ với nhân viên. Và đố với những tình huống này, khi nhân viên bán hàng không thể giải quyết được thì buộc những người quản lý cần phải ra mặt để xử lý. RSM phải là người khéo léo và linh hoạt trong cách giải quyết để khách hàng vừa hài lòng và tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Khả năng xử lý và giải quyết vấn đề
Khả năng xử lý và giải quyết vấn đề

Bên cạnh đó, đối với môi trường làm việc cạnh tranh thì đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề, mâu thuẫn nội bộ cần có sự giải quyết của người quản lý. Và RSM là người phải đứng ra để phân xử và xử lý việc đó, làm sao để tất cả mọi người đều thấy hợp lý, hài lòng và gắn kết được mối quan hệ các nhân viên với nhau, xây dựng tình đoàn kết và văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp nhất.

Tìm kiếm việc làm

Bài viết trên đây của Timviec365.vn đã giải thích khá rõ và chi tiết về RSM là gì cùng những vấn đề có liên quan đến RSM. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp các bạn có thể “bỏ túi” được những bí quyết, tạo động lực để theo đuổi đến vị trí RSM và thực hiện được ước mơ của mình trong tương lai nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý