Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Đăng bởi Timviec365.vn - 2543 lượt xem

Bảo hiểm y tế là gì? Bảo hiểm xã hội là gì? BHYT khác BHXH ở chỗ nào? Cùng tìm hiểu tất tận tật về 2 loại bảo hiểm này ngay sau đây nhé!

-  Mục đích: theo dõi tình hình thu; cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT cơ quan BHXH các cấp.

-  Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH các cấp (Phòng/Tổ Quản lý thu kết xuất dữ liệu, in 02 bản, ký chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ. Phòng/Tổ cấp sổ thẻ kiểm tra, ký xác nhận, chuyển Phòng/Tổ KH-TC) kiểm tra, ký xác nhận, trình Giám đốc ký để gửi BHXH cấp trên 01 bản, lưu 01 bản.

-  Thời gian lập: hằng tháng.

-  Phương pháp lập: căn cứ Mẫu D02-TS, D02a-TS, D03-TS, D03a-TS, D05-TS, D05a-TS, C69-HD, C83-HD; số tiền đóng; Mẫu S04-TS, S05-TS, S06- TS, S07-TS.

Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Mẫu B01 -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

B01-TS.docx

* Hướng dẫn chi tiết cách lập Mẫu B01-TS: Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

Việc làm bảo hiểm

1. Báo cáo chỉ tiêu quản lý thu

* Chỉ tiêu dòng: ghi đầy đủ các chỉ tiêu
* Chỉ tiêu cột:
- Cột 1: ghi số thứ tự.
- Cột 2: ghi nội dung chỉ tiêu.
- Cột 3: ghi mã số chỉ tiêu.
- Cột 4: ghi đơn vị tính.
- Cột 5: ghi số liệu cuối kỳ trước mang sang.
- Cột 6: ghi tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.
- Cột 7: ghi cuối kỳ.

Xem thêm: Đối chiếu biên lai thu tiền đóng bhxh tự nguyện, bhyt

*Cấp sổ BHXH

- Tổng số lao động đã được cấp sổ kỳ trước (cột 2 mẫu S05- TS)
- Tổng số lao động chưa được cấp sổ kỳ trước (cột 11 - cột 12 mẫu S05- TS)
- Số lao động tăng đã có sổ (cột 4 mẫu S05-TS)
- Số LĐ tăng chưa có sổ (cột 3 - cột 4 mẫu S05 - TS)
- Tổng số LĐ được cấp sổ trong kỳ (cột 3 mẫu S04- TS)
- Tổng số LĐ giảm đã có sổ trong kỳ (cột 5 mẫu S05- TS)
- Số LĐ giải quyết hưu trí (cột 6 mẫu S05- TS)
- Số LĐ giải quyết tử tuất (cột 7 mẫu S05- TS)
- Số LĐ ngừng đóng (cột 8 mẫu S05-TS)
- số LĐ giảm khác (cột 9 mẫu S05- TS)
- Tổng số danh sách lao động tham gia bhxh và đã được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ (cột 11 mẫu S05- TS)
- Tổng hợp Danh sách lao động tham gia bhxh nhưng chưa được cấp sổ đến thời điểm cuối kỳ (cột 12 - cột 11 mẫu S05-TS)
- Các chỉ tiêu về phôi bìa sổ BHXH STT 12 đến STT 26 lấy số liệu tại mẫu S04-TS

Xem thêm: Biên bản làm việc về việc đóng bhxh, bhyt - mới nhất 2021


*Cấp thẻ BHYT
- Thẻ BHYT cấp tăng mới: (cột 3 mẫu S07-TS)
- Thẻ BHYT hết hạn (cột 1 mẫu S07- TS)
- Tổng số thẻ có giá trị sử dụng tại thời điểm cuối kỳ (Cột 2 mẫu S07-TS)
- Các chỉ tiêu về phôi thẻ BHYT lấy tại mẫu S06-TS Khối loại hình
- C1: Thẻ BHYT còn hạn sử dụng đến thời điểm cuối kỳ theo khối loại hình: (mẫu S07-TS)
- C2: Thẻ tăng mới (mẫu S07-TS)
- C3: Thẻ hết hạn (mẫu S07-TS)
- C4: Thẻ có giá trị sử dụng đến thời điểm cuối kỳ theo nơi đối tượng sinh sống (mẫu S07-TS)
* Chỉ tiêu cột:
- Cột 1: ghi số thứ tự.
- Cột 2: ghi nội dung chỉ tiêu.
- Cột 3: ghi mã số chỉ tiêu.
- Cột 4: ghi đơn vị tính.
- Cột 5: ghi số liệu cuối kỳ trước mang sang.
- Cột 6: ghi tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng tương ứng từng chỉ tiêu đến thời điểm chốt số liệu.
- Cột 7: ghi cuối kỳ.

Xem thêm: Báo cáo tình hình thu bhxh, bhyt chuẩn nhất

2. Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, ta có các văn bản pháp quy rõ ràng và cực kỳ chi tiết, hoàn thiện và vô cùng cụ thể về vấn đề chi trả bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, pháp luật về bảo hiểm xã hội còn quy định trong các văn bản pháp quy khác như Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH,…

Về định nghĩa của bảo hiểm xã hội là gì chính xác nhất, ta thấy, hiện nay có rất nhiều sách báo, giáo trình Đại học đưa ra vô vàn khái niệm khác nhau với góc độ nhìn vấn đề riêng biệt tuy nhiên nhìn bảo hiểm xã hội dưới góc nhìn của các nhà kinh tế: bảo hiểm xã hội không trực tiếp có vai trò tác dụng là chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn mà chỉ giúp đỡ họ chi trả một phần viện phí tiền thuốc khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

Tuy nhiên nếu nhìn dưới con mắt của nhà pháp lý thì chế độ bảo hiểm xã hội là sự tổng hòa của tất cả các quy định của pháp luật, được ban hành bởi nhà nước, quy định về cách làm sao để đảm bảo vật chất và tinh thần cho người dân lao động chân lấm tay bùn hoặc người thân trong gia đình người lao động bị giảm khả năng lao động.

Vậy tóm lại bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã định nghĩa chính xác về bảo hiểm xã hội như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự hỗ trợ hay bù đắp một phần chi phí thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, xin nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, Bảo hiểm xã hội sẽ được doanh nghiệp đóng tiền hằng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội tới thời điểm người lao động cần dùng sẽ được rút ra chi trả.

Việc làm chuyên viên nhân sự

3. Các chế độ bảo hiểm xã hội

-Chế độ bảo hiểm ốm đau

-Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

-Chế độ bảo hiểm thai sản

-Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

-Chế độ hưu trí

-Chế độ bảo hiểm y tế

-Chế độ tử tuất

Xem thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bhxh – bhyt doanh nghiệp

4. Chức năng của bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động thường có suy nghĩ hay là thôi không đóng bảo hiểm xã hội để được nhận đủ lương vì họ không hiểu rõ lợi ích khi họ đóng bảo hiểm xã hội? Vậy thực tế đóng bảo hiểm xã hội có ích lợi gì?

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ lấp đầy sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động họ và gia đình gặp phải trường hợp xấu trong cuộc sống chẳng hạn như:  tai nạn, ốm đau, …

Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ là nguồn thu nhập cố định cho bạn hằng tháng khi bạn nghỉ hưu hay hết khả năng lao động.

Thứ ba, bảo hiểm xã hội rất có tính nhân văn, người lao động khỏe trẻ sẽ đóng góp một phần rất nhỏ thu nhập nhưng kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ, từ đó sẽ tạo ra một quỹ bảo hiểm khổng lồ để giúp đỡ những người già khổ sở trong cuộc sống. Bạn sẽ không phải lo lắng khi gặp rủi ro vì bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội ắt khi gặp rủi ro sẽ có quyền lợi.

Xem thêm: Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bhxh tự nguyện; cấp sổ bhxh

5. Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội có 2 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một loại hình bảo hiểm mà người lao động và người tuyển dụng lao động bắt buộc phải tham gia khi mà nảo hiểm này do xã hội hay nhà nước tổ chức.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước đứng ra tổ chức trong đó người tham gia đóng bhxh tự nguyện được lựa chọn mức chi phí tiền mặt đóng và cả phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân còn hỗ trợ chi phí sẽ do. Nhà nước đảm nhiệm để người tham gia được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Xem thêm: Kết quả đóng bhxh- bhyt theo tháng

6. Định nghĩa bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế là phiếu chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ về kinh phí thăm khám thuốc men. Có bảo hiểm y tế, khi đau ốm đi khám bạn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho phần nào tiền viện phí thuốc uống. Bảo hiểm y tế được nhà nước phân phối cho không nhằm mục đích vụ lợi mà nhằm mục đích vì an sinh xã hội. Vì thế người dân có nhiều quyền lợi hơn là trách nhiệm khi tham gia đóng bảo hiểm ý tế theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bảng kê thông tin mẫu d01-ts theo quyết định 595

7. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là tự nguyện và bắt buộc

Đối với BHYT bắt buộc có các đối tượng sau:

  • Nhóm được người lao động và người sử dụng lao động đóng
  • Nhóm được cơ quan BHXH đóng
  • Nhóm được ngân sách nhà nước đóng
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng một phần
  • Nhóm tham gia đóng BHYT theo hộ gia đình
  • Nhóm được người sử dụng lao động đóng

Còn về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là những đối tượng không thuộc hay nằm ngoài 6 nhóm đối tượng trên.

Xem thêm: Nhận hồ sơ và dữ liệu ghi quá trình đóng bhxh, bhyt...

8. Bảo hiểm xã hội có bao gồm bảo hiểm y tế?

Căn cứ vào khái niệm của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ta thấy rằng 2 loại bảo hiểm này thuộc 2 phạm trù riêng biệt. Mặc dù không tránh khỏi có chút liên quan nhưng bảo hiểm xã hội không hề bao gồm bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng bhxh tự nguyện, bhyt

9. Sự khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế: Khi người sở hữu bảo hiểm y tế bị ốm phải đi khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai sản, sinh em bé sẽ được hoàn tiền lên tới 100% khi đi khám, tiền do quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Nếu bạn mới tham gia chưa lâu thì vẫn được bảo hiểm giảm trừ cho một số tiền viện phí thuống men nhất định.

Bảo hiểm xã hội: Loại bảo hiểm xã hội sẽ có chức năng khi người lao động bị mất hay suy giảm thu nhập do bệnh tật đau yếu thia sản tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tàn tật thất nghiệp già yếu tử tuất… trường hợp ấy người lao động phải làm hồ sơ đem giao cho công ty để họ hoàn thiện thủ tục gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau thời gian nhất định bạn mới được nhận trợ cấp tiền mặt từ quỹ bảo hiểm.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về bảo hiểm y tế bảo hiểm xã hội, hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Bạn đọc tìm hiểu thêm về bhxh, bhyt qua các bài kế hoạch thu bhxh. bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn, danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất, danh sách đơn vị thuế đang quản lý chưa tham gia bhxh, bhyt. Chúc bạn đọc có một ngày làm việc vui vẻ, Trân trọng!

Việc làm

Tác giả: Timviec365.vn