Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Babysitter là gì? Công việc, mức lương, cơ hội nghề Babysitter

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh

Ngày cập nhật: 31/05/2021

Khi đi du lịch cùng gia đình, nhất là những gia đình có con nhỏ, bạn thường cảm thấy không thực sự hoàn hảo vì việc có thể con quấy khóc cũng như sợ đi xa con không theo chuyến đi được mà gây mất vui cho mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên bạn vẫn muốn có em bé đi cùng để đủ mọi thành viên trong gia đình. Xuất phát từ nhu cầu của gia đình nên xuất hiện nghề babysitter. Vậy khái niệm nghề Babysitter là gì? Những công việc cụ thể của của babysitter là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Babysitter là gì?

Babysitter là gì?

Trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn, bạn đã từng nghe đến khái niệm “babysitter” bao giờ chưa? Một trong những vị trí ở những khách sạn bình dân hoặc khách sạn tầm trung thường không xuất hiện là vị tri Babysitter. Ở Việt nam, vị trí này thường chỉ xuất hiện ở những khách sạn cao cấp, resort hoặc là một trong các dịch vụ, room service của phòng chẳng hạng như dịch vụ duvet, laundrybutlerhk - HouseKeeping,... theo nhu cầu của khách hàng.

Babysitter là một vị trí làm việc thường có trong các nhà hàng khách sạn cao cấp. Nhiệm vụ của babysitter là trông trẻ, đây là nhân viên giữ trẻ, có trách nhiệm trông giữ và chăm sóc cũng như chơi với trẻ là con của khách hàng lưu trú ở khách sạn hay khách dùng bữa tại nhà hàng. có thể hiểu đây là người trông trẻ. Đây là công việc của bộ phận Recreation (giải trí) của khách sạn.

Bộ phận Recreation (giải trí) của khách sạn là bộ phận có chức năng gia tăng giá trị cho khách sạn. Nhiệm vụ chung của bộ phận là tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, khai thác các dịch vụ về tổ chức sự kiện, những nhu cầu của khách hàng phát sinh. Ví dụ như những nhu cầu như trông trẻ giúp khách hàng, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc cưới, banquet,,... Bộ phận có chức năng tăng giá trị cho khách hàng, tạo sự lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khiến khách hàng lòng về các dịch vụ như: Massage, các trò giải trí, thể thao, spa,... Bộ phận còn có gọi bằng tên khác tiếng Anh là Room Services.

Tìm việc nhanh

2. Tìm hiểu công việc của Babysitter bao gồm những gì?

Tìm hiểu công việc của Babysitter bao gồm những gì?

Đọc khái niệm về nghề của Babysitter hẳn bạn đã có hình dung cơ bản về nội dung công việc của một nhân viên Babysitter đúng không nào. Nhiệm vụ chính cũng như công việc của Babysitter gồm:

2.1. Trông, giữ và chăm sóc trẻ

Công việc cụ thể của Babysitter trong nhiệm vụ này không đơn giản chỉ là trông hay giữ trẻ được được an toàn. Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Chịu trách nhiệm trông giữ, chăm sóc cũng như phối hợp chơi với trẻ trong khu vực nhà trẻ của khách sạn, nhà hàng. Đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ và giám sát trẻ nhỏ trong tầm mắt. quan trọng nhất là thu hút sự chú ý của bé để bé không quấy, khóc theo ba mẹ.

- Cho trẻ ăn khi đến bữa theo yêu cầu và lịch của khách hàng yêu cầu.

- Làm vệ sinh cá nhân cũng như rửa tay chân, thay quần áo, tắm rửa cho các bé. Giữ vệ sinh sạch sẽ cũng như tắm rửa và làm vệ sinh cá nhân cho trẻ theo yêu cầu.

- Tổ chức trò chơi để tạo niềm vui cho các bé. Việc tạo trò chơi trẻ giúp trẻ không khóc hoặc quấn bố mẹ.

- Ngoài ra nhân viên Babysitter còn phải xử lý các vấn đề phát sinh nếu có của trẻ nhỏ.

>> Xem thêm: Turndown Service là gì

2.2. Làm vệ sinh nơi trông bé

Ngoài việc trông trẻ, người làm nghề Babysitter còn phải làm các nhiệm vụ dọn dẹp gồm:

- Làm vệ sinh sàn nhà, tường, khu vui chơi, cửa kính, các dụng cụ và xung quanh khu vực trông trẻ theo quy định và lịch định kỳ. Ngoài ra việc thực hiện làm vệ sinh sẽ còn thực hiện khi cấp trên, quản lý yêu cầu.

- Trong quá trình làm vệ sinh, nhân viên Babysitter phải đảm bảo và kiểm tra việc vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thoáng mát và tạo môi trường trong lành tốt nhất cho bé, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2.3. Hỗ trợ tổ chức các sự kiện dành cho trẻ em

- Không chỉ phục vụ và chăm sóc những trẻ em được gia đình gửi trông tại khách sạn, Babysitter còn tham gia vào việc tổ chức các sự kiện dành cho trẻ em. Những sự kiện này có thể là tiệc thôi nôi, tiệc đầy tháng hay sinh nhật của các bé. Babysitter sẽ lên chương trình, trang trí cũng như quản lý và tổ chức các trò chơi, những sự kiện diễn ra trong chương trình. Ngoài ra các Babysitter còn tổ chức các chương trình định kỳ của khách sạn cho các bé như tết trung thu, giáng sinh,...

- Không chỉ vậy, các Babysitter còn hỗ trợ lên chương trình, tổ chức cũng như xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh tại các sự kiện.

>> Xem thêm: Học dinh dưỡng ra làm gì

2.4. Tham gia các công việc mà quản lý hoặc giám đốc yêu cầu

- Việc thực hiện các nhiệm vụ khác có thể là tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ khi được yêu cầu, hướng dẫn nhân viên mới hoặc hỗ trợ các công việc của nhân viên khác từ cấp trên.

- Người làm Babysitter cũng phải nộp báo cáo hàng tuần hoặc theo tháng tùy vào quy định của nơi làm việc. Việc báo cáo nhằm hệ thống lại những việc đã làm, giải quyết sự việc phát sinh cũng như rút kinh nghiệm cho nhân viên.

Việc làm nhà hàng - khách sạn tại hồ chí minh

3. Những yêu cầu đối với nghề Babysitter

Những yêu cầu đối với nghề Babysitter

Nghề Babysitter có tính đặc thù nhất định, họ phải tiếp xúc hằng ngày là những vị khác hết sức đặc biệt. Người Babysitter phải biết những kiến thức cơ bản chăm sóc trẻ em để chăm sóc những vị khách của mình một cách tốt nhất. Trong công việc, người Babysitter phải yêu trẻ con đầu tiên và đây là điều kiện tiên quyết. Đây là điều kiện để bạn có thể trở thành nhân viên Babysitter hay không. Vì chăm sóc trẻ con cần có tính nhẫn lại, kiên trì, lắng nghe cũng như nhiều yếu tố để có thể hiểu đứa trẻ cần gì. Tình yêu trẻ giúp bạn có động lực làm việc, tạo thiện cảm với những vị khách hàng nhỏ tuổi của mình. Không giống những vị khách thông thường có thể thông qua lời nói để đưa ra yêu cầu phục vụ, những vị khách nhỏ tuổi này cần các Babysitter lắng nghe để nắm bắt những yêu cầu cũng như mong muốn của bé.

Để phục vụ tốt nhất cũng như kiến bé có sự vui vẻ, các Babysitter cần thường xuyên cập nhập và bổ sung những câu chuyện tuổi thơ để có thể trò chuyện cùng bé. Không chỉ vậy các Babysitter còn cần cập nhập các kiến thức để vui chơi và tạo không khí vui vẻ, hòa đồng, gần gũi với các bé, giúp các bé không sợ người lạ là bạn.

Với lượng công việc không quá vất vả, những việc tiếp xúc và làm quen với các bé thì khá khó nên người Babysitter cần có những yếu tố bổ trợ trong công việc như thân thiện, chăm chỉ và cần có khả năng giao tiếp với trẻ em. Khả năng giao tiếp với trẻ em là chìa khóa thành công của một Babysitter.

Ngoài ra ở một số khách sạn cao cấp, vì lượng khách có những khách là khách hàng người nước ngoài, nên một trong những tiêu chuẩn tuyển là yêu cầu người Babysitter cần có khả năng tiếng anh.

Người làm nghề Babysitter không yêu cầu cao về bằng cấp những cần nhân viên có những kỹ năng mềm để phục vụ công việc. Nhân viên Babysitter cần biết cách tâm sự với trẻ nhỏ, cập nhập các kiến thức về trẻ em.

4. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của Babysitter

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của Babysitter

4.1. Mức lương cho babysitter

Mức lương của các Babysitter trong khách sạn thương không quá cao. Mức lương cơ bản khoảng 5 triệu. Tuy nhiên thu nhập thực tế của một Babysitter lại còn tùy thuộc vào cách chăm sóc cũng như độ hài lòng của khách hàng. Vì ngoài tiền lương cơ bản do khách sạn trả thuê theo ngày làm thì những Babysitter còn nhận được tiền tip. Đây là tiền của những du khách hỗ trợ thêm cho Babysitter khi họ làm việc đạt được sự hài lòng, cũng như khiến phụ huynh hài lòng khi giao con em cho nhân viên khách sạn. Thường những nhân viên Babysitter cũng hưởng trợ cấp cũng như các chế độ đãi ngộ đầy đủ như nhân viên khách sạn bình thường. Tùy theo kinh nghiệm, vị trí làm việc cũng như năng lực làm việc của Babysitter mà có sự chênh lệch về mức lương. Như người quản lý sẽ có mức lương cao hơn nhân viên thông thường, người có năng lực, kinh nghiệm sẽ được thưởng nhiều hơn so với nhân viên mới vào.

>> Xem thêm: Hostess là gì

4.2. Cơ hội nghề nghiệp Babysitter

Hiện nay nhu cầu về các dịch vụ đi kèm khi nghỉ dưỡng cũng như ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn ngày càng tăng cao. Từ có nhu cầu tuyển dụng đối với Babysitter cũng tăng cao.
Yêu cầu đối với tuyển dụng Babysitter không yêu cầu bằng cấp hay trình độ văn hóa quá cao. Người ứng tuyển chỉ cần nộp CV vào các khách sạn hay resort để xin vào làm. Người ứng tuyển cần lưu ý về mẫu CV cũng như những yêu cầu tuyển dụng đối với từng khách sạn. Nên có Cv mà nhà tuyển thấy rằng bạn phù hợp với vị trí này.. Bạn cần giới thiệu những tố chất mình có như yêu trẻ em, giỏi giao tiếp hay đã từng có kinh nghiệm trông trẻ là những mặt tốt mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khi nộp đơn vào vị trí Babysitter. Ngoài ra còn có thể cung cấp các chứng chỉ đi kèm nếu có. Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu CV cũng như các nhà tuyển dụng nhân viên Babysitter trên Timviec365.vn để tìm hiểu chi tiết.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về nghề Babysitter, cũng trả lời cho câu hỏi Babysitter là gì? Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, chắc bạn đã có hình dung về công việc, mức lương, những yêu cầu hay cơ hội của nghề Babysitter hiện nay đúng không nào.

Việc làm kế toán nhà hàng

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý