Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024
Nếu bạn là dân du lịch hay nhà hàng, khách sạn, hẳn rằng, khái niệm F&B - Viết tắt của Food and Beverage không còn mấy xa lạ với bạn nữa. F&B là nguồn cảm hứng đầu tiên cho những tín đồ ẩm thực đi đến quyết định đầu quân cho những ngành này không chỉ để khám phá và thể hiện nét độc đáo của nền văn hóa ẩm thực trên mọi miền thế giới mà còn tăng trải nghiệm cho dân mê dịch trong bối cảnh nhu cầu ăn uống và hưởng thụ của con người ngày càng cao. Một trong hai thành tố quan trọng làm nên điều này đã gọi tên Beverage. Nhưng thực chất bạn đã hiểu Beverage là gì?
Nếu chưa, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Nhắc đến du lịch, chúng nghĩ ngay đến những cung đường xe dịch vàng nắng trên con xe mô tô để hít hà không khí trong lành chiều chuộng cho ngày cuối tuần thư giãn sau cả tuần công việc bộn bề.
Trong những chuyến xe dịch dài hay ngắn ấy, mặc nhiên khi bước vào khách sạn, nhà hàng sang trọng đến bình dân ngoài mong muốn là nhấm nháp những món ngon, đặc sản, một thứ đồ chúng ta không thể bỏ qua đính kèm với những món ngon, đó là đồ uống.
Trong tiếng Anh hay nhà hàng khách sạn, cùng với thuật ngữ chuyên ngành khách sạn - nhà hàng Food đã được nâng lên thành đặc sản, thì Beverage ra đời cùng thực phẩm và nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của con người trong bối cảnh thăng hoa của ngành dịch vụ này phát triển. Beverage hiểu với nghĩa nguyên thủy nhất là đồ uống trong tiếng Anh. Trong biển thuật ngữ nhà hàng khách sạn, Beverage được dùng để ám chỉ ngành kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu thưởng thức tại chỗ của thực khách được pha chế sẵn như Cà phê, trà, bia...đến những thức uống được chế biến theo khẩu vị riêng như cocktail, trà sữa...Địa điểm “ngự trị” của Beverage là những tiệm bánh, quán bar, nhà hàng, khách sạn hay những coffee shop, thậm chí là những quán trà sữa bình dân có view đẹp - địa điểm thường lui tới của những lực lượng trẻ.
Beverage là những thành tố quan trọng trong “Cuisine” của một khách sạn, nhà hàng, quốc gia và cũng là một điểm cần lưu ý với những người theo ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn bởi nó tạo nên một nét riêng biệt, độc đáo qua màu sắc, hương vị và hương liệu, nguyên liệu sử dụng và lưu giữ cung như truyền tải văn hóa. Chính những nhu cầu về thưởng thức trà đạo trong văn hóa Á Đông, đến thói quen uống trà sữa của giới trẻ đến nghệ thuật thưởng thức rượu trong những bar Tây, nhu cầu trao đổi văn hóa đồ uống tăng lên theo thời gian...chính là nguyên nhân lớn nhất làm nên sự thịnh hành của nền kinh doanh Beverage. Tuy không quá ồn ào như Food, song tuy nhiên, Beverage mang lại lợi nhuận khủng và tính cạnh tranh cao đồng thời tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho những tín đồ ẩm thực nhưng trót dành tình yêu cho những sản phẩm pha chế với mục đích uống.
Việc làm nhà hàng khách sạn tại Hồ Chí Minh
Thường thì, F&B - thuật ngữ viết tắt trong khách sạn - nhà hàng của Food & Beverage là dịch vụ luôn luôn song hành cùng nhau. Hiếm một thực khách nào chỉ vào nhà hàng gọi xong cho mình một bữa ăn mà không đính kèm thêm đồ uống. Trong khi đó, trong khối ngành nhà hàng - khách sạn, du lịch, hai thuật ngữ chính là tên của một bộ phận có quan hệ khăng khít và bổ sung, khó có thể tách rời nhau ví dụ như việc các sommelier giới thiệu cho khách hàng loại rượu vang phù hợp với bữa ăn mà đầu bếp đã chuẩn bị. Kết hợp chúng đồng thời cũng là cách gia tăng dịch vụ khách hàng trong việc nâng cao những trải nghiệm của thực khách trong cách phục vụ nhà hàng theo hình thức fine dining, casual dining, alacarte, banquet, ăn buffet,... Song tuy nhiên, trong bối cảnh, tính cạnh tranh và nhu cầu về thưởng đồ uống riêng được đặt ngang bằng cùng với các món ăn, hàng loạt những loại Beverage mới, độc đáo ra đời đã tạo đà phát triển cho Beverage trở thành một ngành kinh doanh độc lập và mang về lợi nhuận cao. Ngoài những quán ăn phục vụ cũng một lúc những món ăn song hành những Beverage dễ dàng kết hợp, trên mọi nẻo phố chúng ta có thể bắt gặp đến hàng chục những cơ sở kinh doanh đồ uống ở nhiều mô hình khác nhau. Nếu là dân sành ẩm thực, đặc biệt là đồ uống, chắc bạn không bất ngờ khi danh sách mô hình kinh doanh Beverage sau đây được ưa chuộng hơn cả.
Có khi nào lui tới những quán trà sữa Đài Loan như Ding tea, Feeling và Gongcha? ngoài những cửa hàng tiện ích như Circle K...Hẳn là bạn cũng quen thuộc với vài ba quán cà phê và chỉ cà phê để tăng thêm thi vị cho buổi tối cuối tuần của mình. Đây chính là biểu hiện rõ nhất cho mô hình kinh doanh Beverage phân loại theo sản phẩm. Đây cũng mô hình kinh doanh phổ biến nhất chỉ xếp sau mô hình kết hợp giữa Food và Beverage.
Một mô hình khác mà không ít chủ các cửa hàng Beverage đang áp dụng bên cạnh mô hình kinh doanh hỗn hợp truyền thống để khẳng định chất lượng của mình hoặc dễ dàng phân biệt và gọi tên. Đó là phân loại theo quy mô kinh doanh. Những quán bar cao cấp, địa chỉ lui tới thường xuyên của dân thời thượng đến những quán nước vỉa hè hay tiệm trà chanh…Những mô hình này thường chỉ phục vụ một loại đối tượng nhất định. Ngoài một số bar được mở ra lẻ tẻ tại các con phố đông đúc, thì phần lớn Bar tại Việt Nam đang được tích hợp cùng khách sạn và xếp vào trong nhưng “đặc sản” của khách sạn trước làm sóng du nhập của các loại hình dịch vụ phương Tây. Phân khúc này thường được gợi nhớ bằng từ sang trọng, đẳng cấp và dân chơi. Mô hình kinh doanh theo quy mô đồng thời là cách để những chủ kinh doanh tạo nên chất riêng và hút khách bởi loại hình phục vụ đặc biệt nhằm thúc đẩy thương hiệu chứ không dừng ở việc bán và đáp ứng những nhu cầu của thực khách tại chỗ trong thời điểm hiện tại.
Mục đích để Food và Beverage từ ngôi nhà chung dần dần trở thành hai nền công nghiệp và dịch vụ khác nhau là để tối ưu hóa những trải nghiệm của người dùng và hình thức phân loại theo mô hình kinh doanh một lần nữa nhắc lại về tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nhiều cửa hàng nhỏ di động bán đồ uống bằng phương pháp mang “ngồi tạm”tại các vỉa hè, nhiều cửa hàng nhỏ vì một phần hạn chế vì không gian và giảm tiền thuê mặt bằng đã áp dụng phương án bán hàng theo phương pháp Take-away ( mang đi) và luôn tích trữ những đồ làm sẵn để bán cho thực khách. Loại bớt đi những trường hợp ngoại lệ, ngày nay, hầu hết các mô hình kinh doanh Beverage tại Việt Nam cũng đang áp dụng mô hình bán tại chỗ, chờ khách đến, chế biến xong và phục vụ. Nhiều địa điểm cũng áp dụng phương án chế biến, kết hợp biểu diễn để tăng sức lôi cuốn.
Bạn có thể nghe thấy dấu hiệu của tâm trạng của bạn thay đổi không? Trong những lúc này, một tiệm bánh ngọt đông đúc dù có đồ uống yêu thích của bạn không phải một địa điểm tốt để bạn lấy lại tinh thần?
Nếu bạn là người hướng nội, những địa điểm ồn ào như Bar hay clubs không thể nào có tác dụng tốt bằng một quán cà phê sách… Bạn là người mê phim và muốn tận hưởng bộ phim bom tấn bên những ly cà phê đen nhâm nhi. Vì những nhu cầu ngày càng cao của con người, kinh doanh Beverage theo chủ đề được nhiều người lựa chọn để mang lại cảm nhận mới, phục vụ những đối tượng cụ thể hay mục tiêu của chủ quán.
Một mô hình kinh doanh đồ uống chúng ta bắt gặp khá phổ biến hiện nay không khác gì những shop cà phê thú cưng, cà phê báo...đó là những chuỗi Bar, clubs liên kết với hệ thống nhà hàng, khách sạn, những quầy đồ uống đặt trong hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị…Mô hình này nhằm vào tất cả các đối tượng đến tham quan, mua sắm có nhu cầu ăn và uống.
Nằm trong tốp ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh chóng cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền du lịch và nhà hàng khách sạn, không chỉ ẩm thực, Beverage mang lại nhiều cơ hội đổi đời cho nhiều người đam mê chúng và không ngừng tham vọng đưa ra thị trường hàng loạt những sản phẩm để phong phú thêm cho nền ẩm thực và đáp ứng nhu cầu lớn của người dùng. Chính đồ uống chứ không phải thức ăn chính là đối tượng vận hành của Pesi.co với nguồn lợi hằng năm đạt trên 10 tỷ USD và hơn 300.000 nhân viên chi tại trụ sở chính đặt tại Hoa Kỳ với tổng số chi nhánh liên kết toàn cầu trên hàng triệu.
Hiện nay, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu thưởng thức đồ uống trên toàn cầu và mối quan hệ chặt chẽ của Beverage và nhiều ngành dịch vụ khác, việc làm pha chế Beverage trở thành một cơ hội lớn để những tín đồ của ngành này hút về những cơ hội hấp dẫn! Ngoài hàng ngàn những lựa chọn ngề nghiệp dành cho lao động phổ thông ở các vị trí như phục vụ, những ứng cử viên sáng giá nhất thuộc về Barista và Bartender. Bartender được biết đến với chức danh là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn cho các sản phẩm nổi bật như cocktail, mocktail, pudding, stirring…
Khác với Bartender, Barista là những chuyên gia trong các lĩnh vực về đồ uống cà phê như : latte, cà phê nghệ thuật, Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso con panna, cafe Americano, Mocha.
Ngoài khả năng, kỹ năng pha chế điêu luyện được đào tạo bài bản, cần ở những nhân viên pha chế kỹ năng biểu diễn tốt, ngoại hình tốt và chịu được áp lực nghề nghiệp. Tại Việt Nam, mức lương cho nhân viên pha chế chuyên nghiệp đang được tuyển dụng tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn dao động từ 800 - 838 USD. Đây chính là cơ hội hấp dẫn cho những ai đam mê ẩm thực và Beverage “bung lụa”.
Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn xoay quanh chủ đề Beverage là gì sẽ thực sự hữu ích với bạn trong quá trình tìm kiếm cho mình một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc