Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn – Dân trong ngành phải biết

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong bất kể một ngành nghề nào cũng sẽ có những thuật ngữ chuyên biệt riêng để những người trong nghề phân biệt và nhận ra dễ dàng hơn. Trong ngành khách sạn cũng là một trong những ngành có thuật ngữ chuyên ngành nhiều nhất. Là một người trong ngành hoặc bạn đang chuẩn bị bước vào ngành thì cần phải biết đến những thuật ngữ này để không bị cho là thiếu chuyên nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn

Hiện nay, khi mà xã hội phát triển, nền kinh tế cũng phát triển theo thì nền văn minh của loài người được nâng lên một tầng cao mới. Những nhu cầu mới phát sinh, nhu cầu phát sinh càng nhiều thì những dịch vụ càng ra đời nhiều để đáp ứng những nhu cầu đó. Ai trong chúng ta mà chẳng một lần đến với khách sạn đúng không. Đặc biệt trong mỗi lần đi chơi, đi du lịch thì điều bạn cần làm chính là chuẩn bị đồ đạc, đi lại và book phòng đúng không? Vậy thì từ “book”, "reservation" mà bạn vẫn hay dùng trong những lần đi du lịch như vậy, đó có phải thuật ngữ chuyên ngành khách sạn hay không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn
Thuật ngữ chuyên ngành khách sạn

Các thuật ngữ chuyên ngành khách sạn chủ yếu là tiếng anh, chính vì thế mà đòi hỏi những người làm trong ngành khách sạn phải có trình độ tiếng anh tương đối ổn để đảm bảo công việc của họ được diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê các thuật ngữ chuyên ngành khách sạn để bạn biết nhé!

- Standard: Được hiểu là phòng standard đáp ứng đủ tiêu chuẩn cơ bản nhất, phòng này thường có diện tích khá nhỏ, ở tầng thấp, người ở sẽ có tầm nhìn thu hẹp, không có nhiều không gian sống ảo cho người dùng, chính vì thế mà giá cả của phòng tiêu chuẩn này khá thấp so với những phòng khác.

- Superior: Được hiểu chính là những phòng trên cao, có diện tích khá lớn và đầy đủ tiện nghi chính vì thế mà phòng này sẽ có nhiều góc nhìn đẹp hơn, đặc biệt là từ trên cao nhìn xuống vì thế mà giá của nó sẽ cao hơn với phòng Standard.

- Deluxe: Được các nhân viên trong khách sạn hiểu là những phòng nghỉ ở trên tầng  cao, các trang thiết bị trong phòng thường rất hiện đại, diện tích phòng deluxe cũng rộng hơn rất nhiều, bởi vì thế mà giá của nó cũng không hề nhỏ.

- Suite: Được hiểu và biết đến là những phòng có tiện ích đầy đủ, sang trọng và cao cấp nhất. Phòng Suite sẽ được nằm ở vị trí trên tầng cao nhất của khách sạn, người ở sẽ được sử dụng những dịch vụ vô cùng đặc biệt kèm theo mà chỉ người đặt phòng này mới được sử dụng.

- Connecting room: Được hiểu là hai phòng có cửa thông nhau

- Single bed room: Được hiểu như là phòng đơn, trong phòng chỉ có một giường duy nhất và chỉ dành cho một khách đến ở.

- Double bed room: Được hiểu là phòng đôi cũng có một giường, tuy nhiên lại dành cho hai khách ở, giường của phòng này khá lớn. Vì thế cho phép hai khách ở chung một phòng.

- Twin bed room: Được hiểu chính là một phòng có 2 giường nhỏ (giường đơn) cho hai khách ở.

- Triple bed room: Được hiểu là một loại phòng dành cho 3 khách ở, trong đó có 3 giường đơn cho dành cho 3 khách đến thuê và ở.

- Extra bed: Được hiểu là giường thêm để phòng trong phòng 2 giường đơn dành cho 2 khách và để nó trở thành phòng dành cho 3 người ở.

- Availability: Được hiểu là phòng đã chuẩn bị xong hết và sẵn sàng để phục vụ khách.

- Fully – booked: Được hiểu là khách sạn hiện tại đã hết phòng, kín phòng và không còn phòng trống.

- Out of order: Được hiểu là phòng không sử dụng

- Occupied: Được hiểu là phòng có khách

- Vacant dirty: Được hiểu là phòng chưa được dọn dẹp và khách chưa thể vào ở được

- Vacant clean: Được hiểu là phòng đã dọn và khách đã dọn vào ở được

- Vacant ready: Được hiểu là phòng sạch sẽ và đã sẵn sàng đón khách

- Do not disturb: Được hiểu là vui lòng đừng làm phiền - DND

- Make up room: Được hiểu là phòng cần làm ngay

- Very important person: Được hiểu là phòng đó dành cho khách quan trọng

- Sleep out: Được hiểu là phòng đang có khách ngủ bên ngoài

- Expected arrival: Được hiểu là phòng khách sắp đến

- House use: Được hiểu là phòng sử dụng nội bộ

- Double locked: Được hiểu là khóa kép

- Baby cot: Được hiểu là nôi trẻ em

- Extra person: Được hiểu là người bổ sung

- Primary care giver: Được hiểu là khách khuyết tật

- Stay over: Được hiểu là phòng khách ở lâu hơn dự

- Free & easy package: Được hiểu là loại gói gồm dịch vụ  gồm phương tiện vận chuyển như (vé máy bay, xe đón diễn tại sân bay) phòng nghỉ và những bữa ăn sáng tại khách sạn do khách hàng tự lo.

- Run of the house - ROH: Được hiểu là khi khách hàng đặt phòng thì khách sạn sẽ tự ý sắp xếp phòng còn trống cho khách hàng.

- A safe: Được hiểu là những ngăn đựng đồ an toàn, và nó dùng để đựng riêng cho những vật có giá trị.

- Room service: Được hiểu là dịch vụ phòng, và khi đó các món ăn mà khách hàng đặt sẽ được nhân viên phục vụ đến tận phòng của bạn.

- Laundry hoặc Dry cleaning service: Được hiểu là dịch vụ giặt là quần áo hoặc dịch vụ giặt khô quần áo.

- Continental breakfast: Được hiểu là bữa ăn sáng và bánh sừng bò, cafe và nước ép.

- Full english breakfast: Được hiểu là bữa ăn sáng kiểu Anh cùng với các món bánh mì nướng, thịt xông khói, trứng và ngũ cốc,... và nhiều món ăn khác đi kèm.

- Set breakfast: Được hiểu là bữa sáng đơn giản với bánh mỳ trứng ốp la, phở, trà,...

- A weke up call: Được hiểu là khi khách hàng yêu cầu thì sẽ có cuộc gọi báo thức cho khách hàng.

Đó chính là những thuật ngữ chuyên ngành dành riêng cho khách sạn, tuy nhiên luôn song hành cùng với ngành khách sạn này thì cần phải kể đến cả ngành dịch vụ và du lịch. Những ngành này luôn song hành và có thể nói chúng dựa vào nhau để phát triển, thế nhưng lại có những thuật ngữ chuyên ngành khác biệt, không một ngành nào giống với ngành nào.

Đối với những người làm trong ngành khách sạn, sẽ phải chú ý để biết tất cả những thuật ngữ này vì nó sẽ được sử dụng hàng ngày, và trong ngành này thì họ cũng sẽ chỉ sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành. Đặc biệt là trong những nhà khách sạn lớn nổi tiếng thì bạn lại càng cần phải trang bị cho mình những thuật ngữ này để phục vụ công việc tốt nhất. Nếu như bạn cũng đang mong muốn mình làm việc trong ngành khách sạn này thì đừng vội rời khỏi bài viết, vì ngay trong phần sau đây chúng tôi sẽ mách cho bạn một số công việc liên quan đến ngành này đang hot nhất trên thị trường việc làm.

Tìm việc làm kế toán

2. Ngành khách sạn phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều công việc

Như bạn cũng đã biết, đối với những ngành nghề dịch vụ như vậy thì chắc chắn sẽ có rất rất nhiều công việc tham gia vào ngành. So với mặt bằng phát triển chung như hiện nay thì nhìn chung ngành khách sạn đang rất phát triển, hàng năm đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của đất nước. Bởi vì thế khi ngành đang lên như “diều gặp gió” thì những công việc trong ngành cũng đang dần vươn lên vị trí top 1. Các công việc mà bạn có thể làm và đem lại thu nhập khủng như:

2.1. Nhân viên lễ tân khách sạn

Với bất kỳ một khách sạn nào cũng sẽ đều cần đến đội ngũ nhân viên khách sạn, đội ngũ nhân viên này cũng giống như bộ mặt của khách sạn đó vì họ chính là người đón tiếp khách hàng đầu tiên khi khách hàng đến khách sạn.

Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ là đón tiếp khách hàng, và giúp khách hàng đặt phòng, cất gửi đồ cho khách hàng, trực điện thoại và còn phải giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại không đơn giản chút nào? Nếu bạn đang nghĩ công việc và vai trò của nhân viên lễ tân không quan trọng và rất đơn giản thì bạn đã hoàn toàn sai. Chưa nói đến nhân viên lễ tân phải là khuôn mặt của khách sạn mà thái độ của họ sẽ quyết định xem khách hàng có tiếp tục muốn sử dụng dịch vụ hay không? Bên cạnh đó họ sẽ gặp áp lực vô cùng lớn, vì lúc nào cũng phải vui vẻ, niềm nở khi tiếp xúc với khách hàng. Nếu như thử một lần hoán đổi vị trí của nhau thì bạn sẽ hiểu được công việc của nhân viên lễ tân.

Công việc vất vả là thế, nhưng họ lại được hưởng với mức lương vô cùng xứng đáng. Lương của nhân viên lễ tân không áp dụng chung cho tất cả các khách sạn, mà nó tùy thuộc vào nhiều khách sạn. Ví dụ như những khách sạn nhỏ thì lương của lễ tân sẽ thấp hơn lương của nhân viên lễ tân làm trong khách sạn lớn. Tuy nhiên lương của nhân viên lễ tân trong khách sạn không phải chỉ hưởng nguyên lương cứng, mà họ còn được hưởng thêm lương hoa hồng từ khách sạn nữa. Chính vì thế mà thu nhập của họ vẫn được cho là ổn định và khá cao.

>> Xem thêm: Front office là gì

Ngành khách sạn phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều công việc
Ngành khách sạn phát triển, kéo theo sự phát triển của nhiều công việc

Tìm việc làm

2.2. Nhân viên phục vụ tại khách sạn

Trong các khách sạn hiện nay cũng không thể thiếu được bộ phận nhân viên khách, mặc dù có rất nhiều lực lượng tham gia vào công việc này thế nhưng nhu cầu về lực lượng trong ngành này vẫn không hề có dấu hiệu giảm nhiệt xuống.

Công việc của nhân viên phục vụ tại khách sạn chính là những người làm công việc như chào đón khách, tiếp nhận khách hàng từ nhân viên lễ tân, dẫn khách đến phòng và nhận phòng, kéo ghế cho khách ngồi. Bên cạnh đó nhân viên phục vụ cũng phải trực tiếp order đồ cho khách và phục vụ khách hàng trên bàn ăn, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng nếu như khách hàng chưa biết. Những công việc này khá vất vả, chính vì thế mà đòi hỏi ở người nhân viên khá nhiều kỹ năng như: Giao tiếp, ứng xử, phục vụ,...

Khi tham gia vào lực lượng này, nhân viên phục vụ sẽ được trải qua một lớp học gọi là “nghiệp vụ phục vụ khách hàng”, tại lớp này bạn sẽ được học tất cả những kỹ năng phục vụ khách hàng như thế nào? Đối với công việc này, nhà hàng sẽ yêu cầu rất khắt khe với nhân viên phục vụ, nhân viên phục vụ phải thực hiện đúng theo các quy trình của khách sạn.

>> Xem thêm: Novotel là gì

2.3. Nhân viên quản lý khách sạn

Người quản lý khách sạn sẽ là người tổ chức và vận hành hoạt động của khách sạn theo đúng quy trình của nó. Công việc quản lý này giường như đơn giản nhưng nó lại rất khó khăn vì không những họ phải duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp mà còn là người phải giải quyết công việc mà nhân viên cấp dưới không thể giải quyết được. Công việc này rất phù hợp với những người năng động, vui vè và hoà đồng, những người có quản lý và sắp xếp công việc tốt.

Để làm công việc này, bạn phải học chuyên ngành quản trị khách sạn, khi học chuyên ngành này thì bạn sẽ được trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất để phục vụ công việc. Bên cạnh đó bạn sẽ còn được nhà trường cho đi thực tập thường xuyên để tích lũy thêm kinh nghiệm và chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của công việc.

Tìm việc làm phụ bếp khách sạn

2.4. Đầu bếp trong khách sạn

Không phải khách sạn là chỉ để cho khách hàng đến nghỉ ngơi, mà các khách sạn đang tích hợp các dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt nhất. Nhu cầu ăn uống chính là nhu cầu được rất nhiều khách hàng lựa chọn, cũng chính vì thế mà bộ phận nhân viên trong khách sạn hiện nay không thể thiếu người đầu bếp. Họ cũng chính là người đóng góp một phần vào việc níu giữ khách hàng tại đây thông qua các món ăn mà khách hàng yêu cầu.

Đối với nhân viên đầu bếp trong các khách sạn thì họ đều phải trang bị cho mình những kiến thức về món ăn, thêm vào đó là sự sáng tạo của người đầu bếp. Với vai trò là một đầu bếp, ngoài những kiến thức về món ăn ra thì bạn cũng cần phải sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ nấu ăn nữa.

Đó chính là một số công việc mà đang được cho là “thịnh hành” nhất hiện nay trong ngành khách sạn. Nếu như muốn làm việc trong ngành này thì bạn cần phải trang bị cho mình những thuật ngữ chuyên ngành khách sạn để thể hiện mình thật sự chuyên nghiệp trong công việc.

Bật mí cho bạn cách tìm việc nhanh với timviec365.vn

Bạn đang có nhu cầu tìm việc làm chuyên ngành khách sạn nhưng lại chưa biết phải tìm công việc này ở đâu. Và bạn chưa thể tìm cho mình được cơ hội tốt nhất về việc làm. Bạn lo lắng rằng có rất nhiều người đang thất nghiệp, liệu mình có rơi vào trường hợp đó hay không? Hay là những lo lắng không biết trình độ của mình có đáp ứng được yêu cầu của các khách sạn hay không? Tất cả những lo lắng đó của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết hết. Bạn chỉ cần truy cập vào trang web timviec365.vn để thực hiện tạo CV xin việc online và thực hiện đăng ký tài khoản tại đây. Timviec365.vn sẽ giống như cây cầu kết nối bạn với nhà tuyển dụng hiện nay. Để cơ hội việc làm không bị tuột mất, và để cơ hội việc làm tốt nhất đến với bạn thì còn chần chừ gì mà bạn không tìm đến timviec365.vn ngay.

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;