Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thuật ngữ viết tắt trong khách sạn và những từ tiếng Anh thông dụng

Tác giả: Nguyễn Hằng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Nói đến khách sạn chúng ta phải nói đến những thuật ngữ viết tắt trong khách sạn đây là một lĩnh vực sử dụng nhiều thuật ngữ để chỉ những sự vật sự việc, mà mỗi nhân viên khi làm việc trong lĩnh vực dịch vụ này đều cấn phải tham khảo và nắm chắc để sử dụng trong quá trình làm việc. Bài viết sẽ nêu lên những thuật ngữ viết tắt trong khách sạn thường dùng bạn hãy cùng tham khảo nhé.

1. Từ viết tắt về các bữa ăn, thức uống trong khách sạn

Có thể nói ngành du lịch và khách sạn là ngành yêu cầu trình độ tiếng anh của nhân viên rất cao, hầu như tất cả những nhân viên làm việc trong lĩnh vực này dù ít nhiều cũng đều cần rèn luyện cho mình một vốn kiến thức về tiếng anh cùng với hiểu biết về một số thuật ngữ chuyên ngành khách sạn - nhà hàng, dưới đây là những từ ngữ viết về bữa ăn và thức uống bạn có thể tham khảo.

Buffet breakfast - Ăn sáng tự chọn: Đây là hình thức nhiều nhà hàng khách sạn đang sử dụng hình thức ăn sáng tự chọn này.  Thông thường có rất nhiều món cho khách tự chọn món ăn theo sở thích được chuẩn bị nóng hổi hay được để ở trong chafer, từ những món ăn theo kiểu tây đến những món ăn thuần Việt đều có trong buổi ăn buffet sáng tự chọn.

Set menu breakfast: Đây là kiểu ăn sáng đơn giản phổ biến tại các khách sạn quy mô nhỏ, phù hợp với những khách sạn ở xa trung tâm những khách sạn ở những khu du lịch còn hoang sơ, chỉ 1 món hoặc bánh mỳ ốp la hoặc phở, mỳ với hoa quả, trà hoặc cà phê.

L - Lunch: Bữa ăn trưa

D - Dinner: Bữa ăn tối

S - Supper: bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ

Soft drinks: Các loại đồ uống không cồn

Free flow soft drink: Đây là loại đồ uống nhẹ không cồn thường được đựng trong các bình lớn cho khách tự do lấy suốt bữa tiệc, và thường là những đồ uống phổ biến.

Từ viết tắt về các bữa ăn, thức uống trong khách sạn
Từ viết tắt về các bữa ăn, thức uống trong khách sạn

2. Thuật ngữ từ viết tắt về các loại phòng

Trong tiếng anh có rất nhiều cụm từ viết về các loại phòng dưới đây là những thuật ngữ về các loại phòng thông dụng trong khách sạn bạn có thể tham khảo.

Check-out hour(time): Giờ trả phòng

Check out date: Ngày trả phòng

Average room rate: Giá phòng trung bình

Kinds of room: Hạng, loại phòng

Late check out: Phòng trả trễ

Triple: Phòng 3 khách(1 giường đôi 1 đơn hoặc 3 đơn

Twin: Phòng đôi 2 giường

 AE: Chuẩn bị buồng trống cho khách chuẩn bị làm thủ tục nhận phòng

 CIP - Cleaning in progress: Phòng đang được nhân viên làm sạch

ROH - Run of the house: Đây là cụm từ chỉ khách sạn sẽ sắp xếp bất cứ phòng nào còn trống cho khách. Thường xảy ra với khách ở đoàn lớn, như vậy khách sạn sẽ làm phương án này cho khách.

 STD - Standard: đây là cụm từ khá thông dụng trong dịch vụ buồng phòng, phòng standard có diện tích nhỏ và thường ở những tầng thấp của khách sạn, hương nhìn cũng không được đẹp thì từ STD - Standard được dùng để chỉ những phòng đó.

SUP - Superior: Phòng này có giá cao hơn phòng STD - Standard và thường diện tích sử dụng của phòng cũng cao hơn, hướng nhìn cũng đẹp hơn.

DLX - Deluxe: Loại phòng deluxe cao hơn hai phòng là standard và superior, thường ở tầng cao với những trang thiết bị đẹp trong phòng cùng với đó là diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và một số ưu điểm khác mà hai loại phòng kia không có, đồng nghĩa với việc giá phòng sẽ cao hơn.

>> Xem thêm: Wset là gì

3. Thuật ngữ từ viết tắt các loại giường

EB - Extra bed: Giường phụ

RO: Giường bánh xe

BC - Baby cot: Nôi trẻ em

TRPL - Triple bed room: Phòng cho 3 người ở hoặc có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn và 1 giường nhỏ

TWN - Twin bed room: Phòng có 2 giường cho 2 người ở

Thuật ngữ từ viết tắt các loại giường
Thuật ngữ từ viết tắt các loại giường

SGL - Single bed room:  Đây là phòng có 1 giường cho 1 người ở

Extra bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.

Double bed room- DBL: Phòng này phù hợp với vợ chồng trẻ, có 1 giường lớn cho 2 người ở 

 DO - Due Out: Phòng dự kiến sẽ trở thành phòng trống sau khi khách check out.

EA -Expectedarrival: Phòng khách sắp đến

4. Từ viết tắt về phương tiện di chuyển

SIC -  Seat in coach: đây là loại phương tiện vận chuyển khách du lịch, có thể gọi là xe buýt chuyên thăm quan thành phố chạy theo các tuyến có sẵn, trên sẽ sẽ có hệ thống thuyết minh. Khách có thể mua vé và lên xe tại các điểm cố định.

Economy class: Đây là vé máy bay thông thường, thường được đánh số Y,M,L.. 

Business class: Đây là cụm từ chỉ vé hạng thương gia trên máy bay

First class:Đây là  vé hạng sang nhất trên máy bay và giá cao nhất và được đặt ở những khoang đầu của máy bay.

OW viết tắt của từ one way: Vé máy bay 1 chiều

RT viết tắt của từ return: Vé máy bay khứ hồi

ETA viết tắt của từ Estimated time arival: Giờ đến dự kiến

ETD viết tắt của từ Estimated time departure: Giờ khởi hành dự kiến

STD viết tắt của từ Scheduled time departure: Giờ khởi hành theo kế hoạch

STA viết tắt của từ Scheduled time arrival: Giờ đến theo kế hoạch

>> Xem thêm: Doorman là gì

5. Một số thuật ngữ tiếng anh phổ biến nhất.

 -  Advance deposite: Tiền đặt cọc

-  Arrival List: Danh sách khách đến

-  Arrival date: Ngày đến

-  Arrival time: Giờ đến

- F.O equipment: Thiết bị tại quầy lễ tân

- Full house: Hết phòng

Commissions: Hoa hồng(tiền)

-  Conference business: Dịch vụ hội nghị

-  Confirmation: Xác nhận đặt phòng

-  Connecting room: Phòng thông nhau

- Continental plan: Giá bao gồm tiền phòng và 1 bữa ăn sáng

- Day rate: Giá thuê trong ngày

- Departure list: Danh sách khách đi(trả phòng)

- Group plan rate: Giá phòng cho khách đoàn

- Guaranteed booking (Guaranteed reservation): Đặt phòng có đảm bảo

 Một số thuật ngữ tiếng anh phổ biến nhất.
 Một số thuật ngữ tiếng anh phổ biến nhất.

- Guest folio account: Sổ theo dõi các chi tiêu của khách

- Guest history file: Hồ sơ lưu của khách

- Guest service (Customer service(CS): Dịch vụ khách hàng

- Handicapper room: Phòng dành cho người khuyết tật

-  Back of the house: Các bộ phận hỗ trợ, không tiếp xúc với khách

Bed and breakfast: Phòng ngủ và ăn sáng

-  Block booking: Đặt phòng cho 1 nhóm người

-  Check-in hour(time): Giờ nhận phòng

- Check-in date: Ngày nhận phòng

-  Desk agent: Lễ tân

- Due out (D.O): Phòng sắp check out

- Early Bird: Đặt phòng sớm(dùng trong chương trình khuyến mại)

- Early departure: Trả phòng sớm

- Complimentary rate: Giá phòng ưu đãi

- European plan: Giá chỉ bao gồm tiền phòng

- Extra charge: Chi phí trả thêm

- Extra bed: Thêm giường

- Free independent travelers: Khách du lịch tự do (FIT)

- Free of charge (FOC): Miễn phí

- Front of the house: Bộ phận tiền sảnh

- Front desk: Quầy lễ tân

- F.O cashier: Nhân viên thu ngân lễ tân

- House count: Thống kê khách

- Housekeeping (hk): Bộ phận phục vụ phòng

- Housekeeping status (Room status): Tình trạng phòng

- In-house guests: Khách đang lưu trú tại khách sạn

- Walk in guest: Khách vãng lai

- Up sell: Bán vượt mức

- Upgrade: Nâng cấp (không tính thêm tiền)

- Occupied (OCC): Phòng đang có khách

- Quad: Phòng 4

- Vacant clean (VC): Phòng đã dọn

- Last minute: Đặt sát ngày đến (dùng trong tạo chương trình khuyến mại)

- Long stay: Khách đặt ở dài ngày

- Letter of confirmation: Thư xác nhận đặt phòng

- Method of payment: Hình thức thanh toán

- Method of selling rooms: Phương thức kinh doanh phòng

- Message form: Mẫu ghi tin nhắn

- No show: Khách không đến

- Non guaranteed reservation: Đặt phòng không đảm bảo

- Occupancy level: Công suất phòng

- Other requirements: Các yêu cầu khác

- Overbooking: Đặt phòng quá tải (vượt trội)

- Overnight accommodation: Ở lưu trú qua đêm

- Overstay: Lưu trú quá thời hạn.

- Package plan rate: Giá trọn gói

- Promotion: Chương trình khuyến mại

- Pre-assignment: Sắp xếp phòng trước

- Pre-payment: Thanh toán tiền trước

- Pre-registration: Chuẩn bị đăng ký trước

- Rack rates: Giá niêm yết

- Registration: Đăng ký

- Registration card: Thẻ, phiếu đăng ký # Check-in card

- Registration process: Quy trình đăng ký

- Registration record: Hồ sơ đăng ký

- Registration form: Phiếu đặt phòng

- Revenue center: Bộ phận kinh doanh trực tiếp

- Vacant ready (VR): Phòng sẵn sàng bán

- Vacant dirty (VD): Phòng chưa dọn

- Sleep out (SO): Phòng khách thuê nhưng ngủ ở ngoài

. Skipper: Khách bỏ trốn, không thanh toán

- Special rate: Giá đặc biệt

- Support center: Bộ phận hỗ trợ

- Tariff: Bảng giá

Travel agent (T.A): Đại lý du lịch

- Under stay: Thời gian lưu trú ngắn hơn

- Sleeper: Phòng khách đã trả nhưng lễ tân quên

- Room off: Phòng không sử dụng = O.O.O: out of order

- Room availability: Khả năng cung cấp phòng

- Room cancellation: Việc hủy phòng

- Room count sheet: Kiểm tra tình trạng phòng

- Room counts: Kiểm kê phòng

- Shift leader: Trưởng ca

>> Xem thêm: Food court là gì

6. Tầm quan trọng của thuật ngữ viết tắt trong khách sạn.

Có thể nói dịch vụ khách sạn du lịch đang là một dịch vụ “hot” hiện nay với nhiều cơ hội nghề nghiệp, làm trong một lĩnh vực được tiếp xúc với những dịch vụ tân tiến và hiện đại, khách hàng là những người có tiền, có quyền, chính vì vậy mà ngành nghề này thu hút được rất nhiều ứng viên mong muốn có cơ hội làm việc trong lĩnh vực này, để có thể làm tốt công việc của lĩnh vực này bạn cần phải trau dồi kiến thức, những kiến thức về chuyên môn ngành nghê, những thuật ngữ thường xuyên sử dụng, nội dung ở trên đã đưa ra rất nhiều thuật ngữ viết tắt quan trọng trong lĩnh vực khách sạn, bạn có thể tham khảo và rèn để có thể làm tốt công việc của mình.

Cơ hội việc làm
Tầm quan trọng của thuật ngữ viết tắt trong khách sạn

Bên cạnh đó nếu bạn yêu thích công việc liên quan đến nhà hàng khách sạn mà chưa tìm được một vị trí công việc phù hợp bạn có thể tìm hiểu ở trang timviec365.vn. Đây là một trang về số 1 tuyển dụng hiện nay với rất nhiều công ty doanh nghiệp đăng ký đăng tuyển tại trang. Hàng ngày có rất nhiều tin tức được đưa lên để tìm kiếm nhân tài, cũng có rất nhiều ứng viên đã tìm kiếm được cho mình một công việc phù hợp với năng lực và sở thích. Đây đúng là một cơ hội việc làm lớn cho tất cả các bạn ứng viên. 

Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được những  Thuật ngữ viết tắt trong khách sạn để giúp ích cho công việc của mình để từ đó có thêm được những kiến thức bổ ích giúp ích cho công việc của mình.

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý