Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
Bạn đã hiểu Employee experience là gì? Employee experience bao gồm những nhân tố nào? Đâu là chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng Employee experience thành công? Bạn đang băn khoăn và tìm ra đáp án cho câu hỏi này? Theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Dù không làm trong ngành nhân sự và chuyên gia về tiếng Anh cho lắm thì Employee Experience có thể được chúng ta dễ dàng hiểu qua màn dịch tiếng Việt đơn giản. Employee Experience là trải nghiệm nhân viên. Nhưng trải nghiệm nhân viên là gì? và có vai trò như thế nào thì câu trả lời chính xác của nó phải nhờ đến những chuyên gia về quản trị nhân sự. Bởi lẽ hành trình gặp gỡ và chiêu mộ ứng viên tài năng và giữ họ lại với doanh nghiệp hay truyền bá những giá trị cốt lõi, văn hóa của doanh nghiệp của nhân sự phụ thuộc rất lớn vào Employee Experience.
Về bản chất, Employee Experience là chuỗi trải nghiệm, tương tác của nhân viên trong “vòng đời” của mình tại tổ chức, doanh nghiệp. Employee Experience được xác định từ thời điểm nhân viên này bắt đầu tìm hiểu về tổ chức với tư cách những ứng viên tiềm năng đến “cái bắt tay” cuối cùng nghỉ việc, rời khỏi công ty để đi tìm cho mình một con đường mới. Dù là ấn tượng không mấy tốt đẹp, sự vấp ngã, thăng tiến đến nghỉ việc...tất cả chuỗi trải nghiệm có được làm bạn có thể mang ra nói với người khác để trả lời cho câu hỏi “Thấy công ty đó như thế nào”.
Tất cả chúng đều gọi là Employee Experience. Tất cả thương hiệu, hình ảnh, công ty, tầm nhìn chiến lược hay cảm quan về doanh nghiệp như thế nào thực chất đều được xây dựng và phản ánh qua những tấm màng lọc là sự kiểm chứng của lực lượng nhân viên nội bộ. Nó hiện hữu từ những ấn tượng đầu tiên đến trong suốt quá trình làm việc. Xây dựng trải nghiệm nhân viên tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang có phương pháp quản trị đúng đắn.
Dĩ nhiên, để có thể tạo ra được Employee Experience tốt và làm hài lòng số đông, doanh nghiệp cần có một quá trình chuẩn bị và hoàn thiện lâu dài. Nói chính xác hơn, Employee Experience là tấm gương phản ánh bức tranh, bộ mặt, tình trạng phát triển, văn hóa doanh nghiệp và độ chuyên nghiệp của tổ chức, công ty đó qua cảm quan của nhân viên. Theo kết quả khảo sát của Deloitte, khoảng 80% những chuyên gia quản trị nhân sự và lãnh đạo cao cấp đánh giá rằng, Employee Experience đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Song tuy nhiên, có đến 22% trong số đó, kể cả những “lãnh đạo lão thành” hiểu sai hoàn toàn về bản chất của Employee Experience. Lại Trang muốn các bạn nắm rõ một số sai lầm sau đây để các bạn có thể tránh được những lối tư duy này trong những lần định nghĩa về Employee Experience.
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng, trải nghiệm nhân viên hoàn toàn không phải:
+ Một chiến lược nhân sự đơn lẻ
Một chiến lược nhân sự đơn lẻ như tạo ấn tượng ban đầu với ứng viên như Onboarding mặc dù trong công việc đến đời sống những ấn tượng đầu tiên có vai trò cực kỳ quan trọng và không một chủ doanh nghiệp nào mong muốn bị “mất thể diện” trong mắt nhưng viên mới hay làm họ hiểu sai về bản chất, hình tượng của công ty chỉ vì những ấn tượng không tốt đẹp ban đầu. Nhưng Employee bao gồm nhiều thứ hơn thế. Nó bao gồm toàn bộ những chiến lược của nhiều bộ khác như hoạt động truyền thông nội bộ của doanh nghiệp làm có tốt không, khả năng vận hành áp dụng công nghệ thông tin như thế nào?...
+ Đặc quyền về lương thưởng hay phúc lợi
Bạn biết đây, rất nhiều nhân viên tuyển dụng gọi Employee Experience là những trải nghiệm nhân viên là những đặc quyền về mức thu nhập và chế độ đãi ngộ, chính sách nhân sự mà công ty họ có thể mang lại cho nhân viên so với những công ty khác. Đây được xác định là chiêu bài để kích thích sự hứng thú của các ứng viên tiềm năng nhanh tay ứng tuyển vị trí. Tuy nhiên, trải nghiệm nhân viên là một quá trình dài hơn và được tạo thành bởi cả những “ấn tượng tốt” và “ấn tượng không thực sự hài lòng” về doanh nghiệp.
Do vậy, lương hay chế độ đãi ngộ không đủ để gom hết cả khái niệm trải nghiệm nhân viên bằng nghĩa vốn có của nó. Dĩ nhiên, trong một chiến lược trải nghiệm nhân viên bài bản, doanh nghiệp luôn mong muốn và thiết cho nhân viên những trải nghiệm tốt và đáng nhớ, nhưng nó không dừng ở mức lương thưởng mà ở những gắn kết về môi trường và con người nhiều hơn. Không một nhân viên nào suốt ngày suy nghĩ có nên nhảy việc vì lương hay chán việc muốn nghỉ.
+ Employment Branding: Employment Experience là Employment Branding? Không hề. Chúng ta không nên đồng nhất giữa một bên là những chiến lược phát triển thương hiệu để hút ứng viên với những trải nghiệm thường nhật của họ trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Employee Engagement :
Nếu bạn từng cho rằng, trải nghiệm nhân viên chính là quá trình kết nối nhân viên với nhau để tạo nên ấn tượng sâu sắc trong nhân viên về một môi trường thân thiện thì bạn đang hiểu nhầm. Trên thực tế, để gắn kết nhân viên, những trải nghiệm nhân viên được xây dựng một cách bài bản có thể là phương tiện hữu ích.
Đến đây bạn đã có một cái nhìn tổng quát và sâu sắc về định nghĩa Employee Experience là gì rồi đúng không nào? Nhưng đây chưa phải là phần thú vị nhất. Hãy đi khai mở câu hỏi luôn được hỏi nhiều bởi những nhà quản trị nhân sự mới “ chân ướt, chân ráo” bước chân vào nghề, Employee Experience có vai trò như thế nào đối với thành công của doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn nhất
Việc làm nhân viên hành chính nhân sự
Theo một cuộc khảo sát thú vị được thực hiện bởi timviec365.vn, không chỉ riêng lực lượng lao động thuộc thế hệ Y (Millennials,(sinh ra trong giai đoạn 1980 - 1995) mà còn cả thế hệ Z, đi làm việc không phải chỉ để tập trung 100% cho mục đích kiếm tiền như trước kia mà còn đi làm để tận hưởng niềm đam mê và còn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Do đó, họ không dễ gì, bán rẻ sức lao động của mình cho một doanh nghiệp mà mình không cảm thấy không hợp “gu” trong văn hóa, thiếu thốn trong thiết bị kỹ thuật, khoa học và nghèo nàn về chính sách thúc đẩy trải nghiệm và tạo cơ hội để nhân viên thăng tiến.
Họ trở nên “kén chọn” và có xu hướng “nhảy việc” nhiều hơn để tìm kiếm cho mình những trải nghiệm mới mẻ và để tìm kiếm một môi trường thực sự phù hợp cho mình. Một cuộc khảo sát khác của Deloitte mang tên “ Khảo sát thế hệ đương đại” đã công bố rằng, tỉ lệ nhân viên bao gồm cả những vị trí quản lý có mức thu nhập tốt, tỉ lệ để gắn bó với doanh nghiệp trên 5 năm chỉ chiếm khoảng 12 - 13 %, trong khi nhiều người trẻ xác định gắn bó khoảng 1 đến 2 năm để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm chiếm đến 46%.
Tỷ lệ này đang báo động những doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là những người tài. Giờ đây, doanh nghiệp không chỉ kích thích ứng viên tìm hiểu và đầu quân vào doanh nghiệp chỉ bởi những Employer Branding (chính sách phát triển thương hiệu để thu hút nhân viên) hay đề ra những mức thu nhập tốt và những lời hứa về thành quả đạt được khi vào công ty làm việc bởi những nhà tuyển dụng lọc lõi nữa. Mà điều cốt trong đó chính là sự đầu tư mạnh mẽ cho những chiến lược Employee Experience chính hiệu để làm hài lòng thượng đế trong suốt quá trình họ làm việc.
Chính Henry G. Jackson, Giám đốc điều hành và chủ tịch hiệp hội quản trị nhân lực cũng phải thừa nhận rằng, thị trường lao động hiện nay với sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao và sự bùng nổ của nền kinh tế đã đẩy mạnh tầm quan trọng Employee Experience.
Nó chính là một trong những thành tố quan trọng nhất cấu nên sự thành công của doanh nghiệp nói chung và chính sách giữ chân nhân tài nói chung. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực có tính cạnh tranh cực kỳ cao trên thị trường việc làm về nguồn nhân lực như nhân viên kinh doanh hau việc làm công nghệ thông tin, việc tối ưu hóa những trải nghiệm nhân viên có vai trò to lớn trong việc thu hút và giữ chân được nhân tài ở lại gắn bó và cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.
Cũng theo nghiên cứu của Jacob Morgan, tác giả của hai cuốn sách về việc làm nổi tiếng “The Future work” và “The Employee Experience Avantage”, những công ty sở hữu nguồn nhân lực tốt hơn, thiết lập những chính sách xây dựng Employee Experience bài bản nhất có lợi nhuận cao hơn 2,5 lần những thương hiệu chưa có một chính sách trải nghiệm nhân viên rõ ràng.
Trên đây chính là vai trò quan trọng của Employee Experience cũng như lợi ích của nó đối với doanh nghiệp. Chắc chắn nếu nằm trong lực lượng quản trị nhân sự (phòng nhân sự) nhưng chưa có cái nhìn sâu sắc về Employment Experience và lợi ích của nó trước đó, sau khi cập nhật được những thông tin này, bạn đã nóng lòng để triển khai một chính sách trải nghiệm nhân viên rồi đúng không. Quan trọng là các bạn phải nắm được bí quyết, đương đi nước bước để triển khai thật chính xác. Và những hướng dẫn ngay sau đây của Lại Trang sẽ cho bạn thấy điều đó.
Nhiều những ông chủ quản lý sau khi chiêu mộ nhân viên rồi thường có xu hướng ít quan tâm đến nhân viên cảm thấy, trải nghiệm môi trường làm việc ra sao so với thời điểm khi thuyết phục và thu hút bằng những chiến dịch quảng cáo. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ấn tượng tốt, sự gắn bó của nhân viên luôn bị thay đổi thất thường trước những điều chỉnh thất thường bởi môi trường, thái độ của quản lý, đồng nghiệp... Khi bạn đặt câu hỏi với ứng viên: "bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi" thì chắc hẳn mỗi ứng viên đầy có những sự kì vọng riêng. Vậy sau khi họ làm việc, không nhận được những kì vọng đó thì thật là chán nản. Lúc nào cũng suy nghĩ khi nào nên nghỉ việc.
Mong muốn xây dựng một chiến lược trải nghiệm nhân viên tốt nhất để giúp họ gắn bó với doanh nghiệp cũng như thu hút nhân viên mới nên bắt đầu bằng việc thu thập những phải hồi, những mong muốn, ý kiến của nhân viên về doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh bản kế hoạch này cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Sau đó tiến hành phân tích, tìm nguyên nhân và chủ động đưa vào chiến lược. Dĩ nhiên, đó không thể là những bảng điều tra, khảo sát ý kiến hằng năm...vì cảm xúc, ấn tượng của nhân viên thay đổi qua nhiều giai đoạn. Ngoài ra, việc lắng nghe những trải lòng của họ trên mạng xã hội,với những nhân viên khác cũng là cách hiệu quả để nắm bắt được ý tưởng xây dựng những chiến lược trải nghiệm nhân viên hiệu quả.
Bộ máy nhân sự công ty nên đồng nghĩa cách hiểu một nhân viên đang làm việc tại công ty với vai trò là một khách hàng. Công việc chính là một sản phẩm. Mỗi khách hàng sẽ có cá tính riêng, một yêu cầu với sản phẩm và dĩ nhiên là cảm nhận riêng với sản phẩm. Thế nhưng, phần lớn những doanh nghiệp đang đối xử với tất cả những “khách hàng” này theo một cách giống nhau. Điều này tạo ra những kế hoạch Employee Experience không chính xác. Doanh nghiệp cần phải linh hoạt.
Với những vị trí khác nhau, vai trò khác nhau, nhân sự nên chủ động, tìm hiểu chân dung, yêu cầu mong muốn để tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân hay một nhóm nhỏ mang những đặc điểm giống nhau và thu nhận phản hồi của họ.
Bạn biết rằng, Employee Experience thực chất là quá trình tương tác, trải nghiệm của nhân viên trong suốt cả vòng đời của mình. Nó bao gồm nhiều giai đoạn. Nhân viên nhân sự phải biết chia nhỏ mục tiêu, thu nhận những mong muốn, đóng góp ý kiến, trải nghiệm của nhân viên trong từng giai đoạn. Ví dụ như: Trong thời kỳ tìm hiểu thông tin tuyển dụng thì ứng viên có mong muốn gì, quá trình onboarding cần những điều kiện gì để hài lòng, nhu cầu, mong muốn được khẳng định năng lực của mình như thế nào, chế độ phúc lợi đã hợp chưa và mong muốn điều chỉnh ra sao,...lý do nghỉ việc của nhân viên là gì.
Nhân sự nên xác định và chia nhỏ quá trình...này thu về những phản hồi chính xác nhất để đề xuất trong những chiến lược nhân viên trong từng giai đoạn. Vòng đời nhân viên trải qua thường bao gồm: Bị thu hút và tuyển dụng, tiền onboarding, Onboarding, được giao tiếp, tương tác và tạo ra những mối quan hệ trong doanh nghiệp, được khẳng định bản thân, được thưởng, thăng chức và nghỉ việc.
Employee Experience thực sự quan trọng với doanh nghiệp, việc chần chừ, trì hoãn đang tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng một nguồn lực chất lượng cũng như cơ hội để nâng cao lợi nhuận bền vững nhất.
Mong rằng, những thông tin trên đây xoay quanh “Employee Experience là gì” sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn - đặc biệt là những nhà quản trị nhân sự mới kinh nghiệm lên ý tưởng và xây dựng bản Employee Experience hiệu quả nhất để giữ chân nhân tài, nâng cao hiệu hiệu quả truyền bá thương hiệu và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Tìm hiểu ngay
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc