Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2024
Sử dụng máy chấm công vân tay và quản lý hệ thống nhân viên từ xa là hình thức đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, với những tổ chức có nhiều cơ sở hoạt động thì làm cách nào để kết nối, lấy các dữ liệu một cách chính xác nhất? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.
Bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã triển khai phương cách lấy dấu vân tay trên máy chấm công để quản lý nhân viên được hiệu quả hơn và thậm chí một số còn sử dụng phần mềm chấm công online. Điều này giúp cho họ dễ dàng quản lý quá trình đi làm của nhân viên từ xa mà không cần thiết phải có mặt tại công ty điểm danh mỗi ngày. Thế nhưng một câu hỏi được đặt ra có thể kết nối máy chấm công qua Internet để xuất các dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác hay không?
Câu trả lời dành cho các bạn là hoàn toàn có thể nhé. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 cùng sự bùng nổ của mạng Internet thì vấn đề này lại càng dễ dàng giải quyết. Tuy vậy thì một lưu ý mà các doanh nghiệp cần xem xét đó là không phải loại máy chấm công nào cũng sẽ hỗ trợ tính năng kết nối Internet này ví dụ như máy chấm công thẻ giấy.
Để có thể kết nối được máy chấm công với hệ thống Internet thì các doanh nghiệp sẽ cần phải lựa chọn các loại máy có tính năng lấy dữ liệu từ xa. Bên cạnh đó thì máy chấm công cũng cần có cấu hình mới, các tính năng đều cần phải thật mới, hiện đại thì mới kết nối được.
Với những loại máy chấm công có thể kết nối Internet thì sẽ được tạo một địa chỉ miền riêng để thông qua đó truyền đi các dữ liệu. Và thông thường thì người ta sẽ kết nối máy chấm công với Internet để thực hiện mục đích truyền dữ liệu từ các chi nhánh doanh nghiệp đến với trụ sở chính. Đây cũng chính là mục đích chính mà các nhà phát triển máy chấm công như máy chấm công zkteco, máy chấm công x628, máy chấm công suprema, máy chấm công hikvision, máy chấm công abrivision, máy chấm công gigata,… muốn mang đến cho các doanh nghiệp hiện nay.
Ngoài ra thì việc kết nối máy chấm công qua Internet cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý, truy xuất, xử lý dữ liệu từ máy chấm côngđược cung cấp cho các nhân viên một cách đơn giảnở nhân sự cách làm bảng chấm công nhanh chóng hơn.
Các doanh nghiệp khi có nhu cầu quản lý nhân sự từ xa thông qua việc kết nối máy chấm công với Internet thì sẽ cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định như sau thì mới có thể thực hiện được:
- Thứ nhất, máy chấm công của bạn sẽ cần phải được bố trí, lắp đặt ở những khu vực có nguồn Internet mạnh. Internet ở đây có thể là sử dụng mạng không dây wifi hoặc là mạng LAN tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, để việc kết nối này được đảm bảo sự ổn định, cung cấp các dữ liệu chính xác nhất thì các doanh nghiệp nên sử dụng mạng LAN.
- Thứ hai, máy chấm công muốn kết nối với Internet để thực hiện mục đích lấy dữ liệu ở khoảng cách xa thì bắt buộc cấu hình sẽ cần đáp ứng các tiêu chí về kết nối Internet.
- Thứ ba, các máy tính của doanh nghiệp khi quản lý hệ thống chấm công qua Internet như vậy thì cũng cần phải cài đặt thêm một số phần mềm chấm công phù hợp theo từng loại máy chấm công đang sử dụng.
- Thứ tư, các doanh nghiệp sẽ cần phải lên kế hoạch xây dựng nên một mô hình kết nối máy chấm công đang sử dụng tại các chi nhánh với hệ thống Internet.
- Thứ năm, việc cài đặt Nat port cho các máy chấm công qua Internet cần đảm bảo phù hợp, thông thường thì các doanh nghiệp lớn sẽ sử dụng port 4370 hoặc là Port 5005.
- Thứ sáu, sau khi đã hoàn thành việc cài đặt máy chấm công với Internet thì doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng dụng trang Ping eu để kiểm tra xem đã ổn và sử dụng được hay không?
Hiện nay, có 2 cách để doanh nghiệp có thể kết nối được máy chấm công qua Internet đó là kết nối trực tiếp hoặc là kết nối từ xa qua mạng Internet. Về cách để thực hiện việc kết nối này sẽ được thực hiện khá đơn giản, mời các bạn cùng theo dõi và tham khảo nhé.
Để kết nối máy chấm công qua Internet một cách đơn giản nhất, bạn chỉ cần sử dụng miền DNS. Các bước thực hiện thông qua cách này sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: các bạn sẽ bắt đầu kết nối máy chấm công bằng việc truy cập vào trang chủ của miền và tiến hành đăng ký cho mình một tài khoản rồi điền đầy đủ các thông tin của mình về IP trong mục Auto Detect IP. Lưu ý một điều quan trọng là IP ở đây chính là mã IP trên máy tính bạn sử dụng để cài đặt phần mềm lấy dữ liệu, quản lý máy chấm công.
- Bước 2: tiếp đến, các bạn sẽ cần hoàn thành các thủ tục liên quan đến cài đặt IP cho máy chấm công mình đang sử dụng. Cụ thể bạn cần phải lựa chọn máy chấm công – chọn vào mục thiết lập liên kết. Khi đó, các bạn chỉ cần cài đặt địa chỉ gateway, địa chỉ mạng LAN kèm theo miền DND trong danh mục lấy dữ liệu từ xa là được. Ngay sau đó thì bạn vẫn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tên miền của máy chủ và đợi cho đến khi máy thông báo về là đã cài đặt thành công.
Tìm hiểu thêm: cách lấy dữ liệu từ máy chấm công
Có một lưu ý quan trọng mà bước số 2 này có thể hỗ trợ được với một số máy chấm công có tên miền, còn nếu doanh nghiệp bạn sử dụng các loại máy chấm công không có tên miền thì bắt buộc sẽ phải thực hiện quá trình cài đặt thủ công.
Đối với những doanh nghiệp mở nhiều chi nhánh hay trụ sở chính với các cửa hàng không nằm gần nhau thì cần áp dụng hình thức quản lý từ xa. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thực hiện kết nối máy chấm công qua mạng Internet chứ không thực hiện trực tiếp như cách trên được. Quá trình để kết nối sẽ bao gồm:
- Bước 1: bạn chỉ cần truy cập vào modem wifi thông qua địa chỉ IP của mạng bạn đang sử dụng cùng với tài khoản mà bạn đã cài đặt sẵn. Một cách khác là các bạn cũng có thể đăng nhập với tài khoản đã chỉnh sửa lại thông tin.
- Bước 2: tiếp đến, bạn sẽ tiến hành truy cập đến các chức năng của modem vì mỗi loại modem đều sẽ có giao diện riêng. Tuy nhiên thì hầu hết các modem sẽ đều được cài đặt theo một cách chung.
- Bước 3: sau đó, bạn sẽ vào phần Advanced Setup, tiếp tục chọn Virtual server để có thể add các server chứa data tương ứng đối với từng Port.
Ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn về bước này đó là nếu như bạn add server 192.168.1.24 vào trong modem thì sẽ tương ứng với Port là 4370. Theo đó, tất cả các gói data khi được gửi đến mà có Port 4370 thì đều sẽ được gửi qua server trên.
Lưu ý là đối với một số modem nhất định sẽ yêu cầu bạn cần phải tạo Client trước khi add server đó. Vì vậy mà khi thực hiện quá trình cài đặt, kết nối này, các bạn cần hết sức chú ý, kiểm tra thật kỹ lưỡng các yếu tố.
Xem thêm: máy chấm công mitaco
Bài viết trên đây đã hướng dẫn các bạn cách kết nối máy chấm công qua Internet một cách khá chi tiết, cụ thể. Hy vọng rằng thông qua đây, các doanh nghiệp sẽ có thể triển khai và áp dụng phương pháp quản lý này thật hiệu quả nhé.
Xem thêm: Bảng chấm công quán cafe
Máy chấm công ZKTeco – giải pháp quản lý nhân sự hoàn hảo
Nếu các doanh nghiệp đang tìm kiếm cho mình một máy chấm công tốt, đáp ứng được các nhu cầu quản lý nhân sự thì đừng bỏ qua máy chấm công ZKTeco nhé. Hãy cùng khám phá ngay những tính năng hữu ích của máy chấm công này qua bài viết sau đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc