Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

KFC là gì? Những sự thật lý thú về thương hiệu KFC

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Mặc dù bắt gặp rất nhiều các nhà hàng KFC và không khó để hiểu được KFC là gì song ẩn đằng sau chuỗi nhà hàng KFC là rất nhiều điều thú vị mà đa số chúng ta đều không biết. Hãy cùng Timviec365.vn khám phá một luồng thông tin kiến thức lý thú này nhé.

1. KFC là gì?

KFC chính là cụm từ viết tắt của từ Kentucky Fried Chicken, tức là gà rán Kentucky. Đây là một trong số những thương hiệu của Tập đoàn Yum Brands Inc thuộc Hoa Kỳ. Chuỗi cửa hàng chuyên về những sản phẩm gà rán cùng đồ nướng đi kèm là các món ăn chế biến từ thịt gà tươi.

KFC là gì?

KFC là gì?

Đặc điểm nổi bật của KFC nổi tiếng trên toàn thế giới đó là công thức chế biến gà rán truyền thống Original Recipe, pha trộn với 11 loại thảo mộc cùng các loại gia vị khác nhau, được hoàn thiện từ hơn nửa thế kỷ trước.

Nổi tiếng với các món gà chiên, nhưng tại KFC không chỉ có gà chiên mà bạn cũng có thể thoải mái lựa chọn. thực đơn vô cùng đa dạng sản phẩm, hiện nay thực đơn món ăn của KFC đã lên tới con số hơn 300 món khác nhau được chế biến từ gà hay sanwich cá hồi.

>> Xem thêm: Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

2. Con đường hình thành và phát triển của KFC

Để hiểu thật thấu đáo KFC là gì thì bạn nên biết rõ hơn về con đường hình thành, phát triển của KFC. KFC chính là một chuỗi thức ăn nhanh tại Mỹ, với món chính chuyên về gà rán. Trụ sở của KFC được đặt tại Louisville, Kentucky.

KFC đứng thứ 2 về quy mô và doanh thu, sau McDonald’s với con số nhà hàng rất lớn khoảng gần 20 nghìn nhà hàng có mặt tại 123 quốc gia, vùng lãnh thổ (số liệu được thống kê tại thời điểm tháng 12 năm 2024). Các bạn có biết, KFC là một thương hiệu nằm trong tập đoàn Yum! Brands – một tập đoàn lớn đang sở hữu chuỗi nhà hàng nổi tiếng là Taco Bell và Pizza Hut? Còn nhiều điều lý thú hơn thế mà có thể nếu biết được, bạn sẽ lấy làm điều hết sức thú vị.

KFC được thành lập bởi một doanh nhân có tên là Colonel Harland Sanders. Bắt đầu từ công việc tại nhà hàng nhỏ của mình tại Corbin với sản phẩm chính được bán là gà rán, KFC đã đi ra từ cuộc Đại khủng hoảng trên thế giới. Sau khi được nhượng quyền và xuất hiện tại Utah thì KFC đã rất nhanh trở thành một nền công nghiệp chế biến đồ ăn nhanh từ gà, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với ông trùm hamburger.

Harland đã dày công tự xây dựng thương hiệu KFC cho mình với cái tên là Colonel Sanders và ông đã trở thành hình ảnh thương hiệu vô cùng nổi bật không chỉ của lịch sử nền văn hóa Mỹ mà còn rất phổ biến ở trong các quảng cáo của chuỗi cửa hàng KFC.

Từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, KFC chính là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên có khả năng  mở rộng thị phần quốc tế, có chuỗi cửa hàng xuất hiện tại nhiều đất nước và có mặt đầu tiên ở Vương quốc Anh, Canada, Jamaica, Mê – xi – cô. Đến những thập niên 70 và 80 thì thương hiệu KFC đã phải trải qua rất nhiều sự đổi thay về quyền sở hữu cũng như gặp khó khăn đối với hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Con đường hình thành và phát triển của KFC

Con đường hình thành và phát triển của KFC

Trong đó, các sự kiện đánh dấu sự đổi thay của KFC có thể kể tới đó là:

  • Đầu những năm 70, thương hiệu được bán lại cho Heublein, sau đó lại sang nhượng cho Pepsico
  • Mốc 1987, KFC đã trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên được mở ở Trung Quốc và được mở rộng thị phần rất nhanh chóng ở đây
  • Pepsico vẫn tiếp tục chuyển KFC và các nhà hàng ăn nhanh khác về hệ thống quản lý nhà hàng độc lập với tên gọi hiện tại là Yum! Brands.

Bạn nghĩ rồi à, KFC là gì đó đây? Điểm lại một chút, chúng ta đã biết KFC có sản phẩm chính gốc là những miếng gà rán, được sáng tạo bởi Sanders với đặc điểm nổi bật là công thức ướp của 11 loại thảo mộc và gia vị.

Nói về công thức làm gà rán này thì cho đến nay, đây vẫn là bí mật không phải ai cũng biết. Hình thức cách phục vụ nhà hàng tại KFC vô cùng độc đáo khi những suất gà lớn sẽ được phục vụ ở trong một chiếc “xô”, đó cũng là điểm ấn tượng đặc biệt và là hình ảnh không thể quên của thực khách khi nhắc tới KFC.

Trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử phát triển thì đến những năm 90, KFC đã mở rộng thực đơn thay vì chỉ phục vụ cho khách hàng những suất gà rán. Khách hàng đến với chuỗi nhà hàng KFC có thể thoải mái lựa chọn thêm những món ăn khác cũng hấp dẫn vô cùng chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh mỳ kẹp phi lê gà, cuộn gà, xà lách trộn, món ăn phụ, món tráng miệng và đồ uống, beverage được cung cấp từ Pepsico.

Khi nhắc tới KFC chắc hẳn những tín đồ của gà rán không thể không biết đến khẩu hiệu đặc trưng tại đây đó chính là “Finger Lickin’ Good” có nghĩa là Vị ngon trên từng ngón tay hoặc So good hoặc “Nobody does Chicken like KFC” – Không có ai làm thịt gà giống như KFC. Những khẩu hiệu này không chỉ có giá trị mời gọi khách hàng đến khám phá mà còn níu chân khách hàng tìm đến với những “xô” gà rán thường xuyên hơn.

>>> Xem thêm: P/b là gì? Tất tần tật những thông tin có liên quan tới p/b

3. KFC tại thị trường Việt Nam

Đến với Việt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 1997, KFC có mặt tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl. Lúc này, khái niệm “thức ăn nhanh” còn khá xa lạ đối với người dân Việt Nam cho nên KFC đã liên tục chịu cảnh lỗ trong suốt 7 năm với sự duy trì hoạt động của 17 cửa hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, với chiến lược kinh doanh thông minh thì trên khắp thị trường Việt Nam, KFC đã là tên gọi vô cùng quen thuộc đối với người tiêu dùng.

KFC tại thị trường Việt Nam

KFC tại thị trường Việt Nam

Những nhà hàng dần dần tăng lên kèm theo đó là lượng thức khách yêu thích thương hiệu này. Mỗi năm, hệ thống cửa hàng KFC tại Việt Nam đã thu hút hàng vài chục triệu lượt thực khách, chiếm tới 60% thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam, tạo ra rất nhiều điều kiện viec lam cho hàng nghìn lao động.

Do phải cạnh tranh với rất nhiều tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh và gà rán tại Việt Nam như Lotteria, McDonald’s, Jollibee, Burger King,... KFC đã chú trọng hơn đến việc đưa vào thực đơn những món ăn khác để phục vụ cho đa dạng nhu cầu của thực khách hơn và nhất là hợp khẩu vị của người Việt Nam ta, chẳng hạn như món gà quay giấy bạc, Cơm gà, Gà giòn không xương, gà quay húng quế, cá thanh,... Một vài món mới lạ mang phong cách phương tây bao gồm tư các món ăn khai vị (appetizer) cho đến các món tráng miệng cũng dần dần đi vào thực đơn của chuỗi nhà hàng KFC tại Việt Nam để hấp dẫn thực khách có thể kể tới như Khoai tây nghiền, bánh trứng nướng, bắp cải trộn, bánh nhân mứt,...

>> Xem thêm: Nghiệp vụ nhà hàng là gì

4. Những “đồn đại” thú vị về KFC mà bạn không biết

Ngoài việc khám phá KFC là gì, có lẽ tìm hiểu thêm nhiều thông tin “mật” về KFC cũng là một cách thú vị để bạn hiểu hơn về thương hiệu nổi tiếng này. Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm về chúng ngay trong nội dung dưới đây nhé.

4.1. Quyết bảo vệ công thức chế biến

Công thức 11 loại thảo mộc và gia vị trong gà rán KFC vẫn được duy trì sử dụng từ những ngày đầu thành lập cho đến tận bây giờ. Nhưng những gì người ta biết đến cũng chỉ là con số 11 mà thôi còn cụ thể đó là sự hòa trộn hỗn hợp từ 11 loại thảo mộc cũng như gia vị nào thì không ai biết được.

Theo một trang web cho hay thì công thức gà rán KFC được viết tay chi tiết với tên cũng như số lượng của gia vị và thảo mộc đã được khóa cẩn thận ở trong một nhà hàng nào đó thuộc chuỗi cửa hàng tại Louisville, Kentucky. Nói chung công thức làm gà rán của KFC đến nay vẫn là một bí ẩn của giới kinh doanh và toàn thế giới.

Xem ngay: Việc làm Khách sạn - Nhà hàng mới nhất 

4.2. Khẩu hiệu KFC bị cho là kỳ quặc tại Trung Quốc

KFC và những lời đồn thú vị

KFC và những lời đồn thú vị

Khi xuất hiện ở các thị trường quốc tế, KFC nổi tiếng với khẩu hiệu “Finger licking good” và được dịch là bạn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của gà rán KFC trên từng ngón tay. Tuy vậy, khi đến với thị trường Trung Quốc thì ý nghĩa của khẩu hiệu này đã được dịch sai lệch hoàn toàn, từ “Finger licking good” được thay đổi thành “Eat your finger off” và được người dân tại đây dịch là Ăn cả ngón tay bạn. Nếu theo ý nghĩa này thì quả thực khẩu hiệu KFC mang đến thật là kỳ đúng không?

>> Xem thêm: BBQ nghĩa là gì

4.3. KFC khởi nghiệp từ một trạm xăng

Được biết người sáng lập ra KFC đã từng làm qua rất nhiều nghề khác nhau và công việc cuối cùng ông làm trước khi trở thành một vị đại tá chính là chủ của một trạm xăng. Người ta cho rằng, vì muốn tăng thu nhập cho trạm xăng của mình mà ông đã thực hiện việc chiên gà để phục vụ các khách hàng đến đổ xăng và duy trì công việc này trong suốt 4 năm.

>> Xem thêm: Alacarte là gì

4.4. Gà rán KFC đã từng được chế biến ban đầu bằng nồi áp suất

Nồi áp suất và hoạt động kinh doanh gà rán được phát triển cùng thời điểm với nhau. Chúng ta đều biết so với một chiếc chảo chiên thì nồi áp suất có thể giúp làm giảm đi thời gian chế biến gà. Có lẽ vì thế mà người ta đã tự cho rằng, gà rán KFC cũng đã từng được chế biến bằng nồi áp suất chăng?

>>> Không những KFC, mà rất nhiều công ty cũng đang có nhu cầu tuyển nhân viên tìm việc làm tại Vĩnh Long. Xem thêm những tin tuyển dụng hàng đầu tại địa chỉ website timviec365.vn

5. Những lý do thực khách Việt yêu thích KFC

Tại thị trường Việt Nam, có lẽ không ai là không biết đến hình ảnh của ngài Đại tá Kentucky vô cùng thân thiện, sự gần gũi đến mức một đứa trẻ cũng biết được hình ảnh này gắn liền với KFC. Vậy vì sao KFC lại chiếm được cảm tình của người dân Việt Nam ta nhiều đến vậy? Ngoài việc tìm hiểu KFC là gì thì vấn đề này cũng sẽ là một chủ đề khá thú vị để bàn luật đến đúng không nào?

>> Xem thêm: Grill là gì

5.1. Gà rán Kentucky vô cùng độc đáo

Bạn sẽ khó lòng bỏ qua được nếu nhìn thấy xuất hiện trên quảng cáo truyền hình, các tấm biển hiệu hình ảnh những miếng gà rán vàng rộm. Đó là một phần lý do kéo bạn tìm đến ngay một cửa hàng KFC để “thử một lần cho biết”. Tiếp theo đó, hương vị thơm ngon của gà rán với công thức bí truyền vô cùng hấp dẫn được chế biến từ 11 loại thảo mộc và gia vị là điểm hấp dẫn tiếp theo khiến cho thực khách không thể chỉ đến với KFC một lần mà phải lui tới rất rất nhiều lần nữa.

5.2. Thực đơn món ăn đa dạng, phù hợp với khẩu vị người Việt

Lý do thực khách Việt yêu thích KFC

Lý do thực khách Việt yêu thích KFC

Nổi tiếng với món gà rán truyền thống nhưng KFC không chỉ cung cấp đến cho người dùng duy nhất “món tủ” đó mà bạn còn có thể gọi thêm các suất ăn khác phù hợp với khẩu vị và đáp ứng sở thích của bạn. Ngoài những món ăn “thương hiệu” tại KFC như là gà quay Flava Roast, Bơ – gơ, kem tươi, bánh Egg Tart,... thì thực khách Việt Nam còn được thưởng thức những món ăn thuần Việt với hương vị vô cùng hấp dẫn như xà lách gà giòn, bánh mì mềm, cơm gà rán KFC, bắp cải trộn, bơ – gơ hải sản, cơm cá KFC.

5.3. Phong cách phục vụ vô cùng chuyên nghiệp

Đến với KFC bạn sẽ nhận được sự phục vụ tận tình, chu đáo và sự thân thiện luôn nở trên môi của nhân viên phục vụ tại đây. Đến với một nhà hàng vừa được phục vụ nhanh chóng, lại có cảm giác thoải mái như vậy thì chắc chắn mỗi bữa ăn của bạn sẽ rất ngon miệng và dễ chịu.

Còn rất nhiều lý do tuyệt vời khác của KFC có sức thu hút mạnh mẽ với chúng ta. Bài viết này đã giúp bạn hiểu được KFC là gì. Những điều hấp dẫn thú vị mà chúng tôi chia sẻ chưa thể nói hết được về nét đẹp của nhà hàng KFC. Bạn sẽ là người trực tiếp cảm nhận về chúng và khám phá thêm những điều lý thú khác mà chúng tôi chưa đề cập đến ở đây.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;