Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Marketing gồm những chuyên ngành nào? Và câu trả lời cho bạn

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong bối cảnh ra đời hàng loạt và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, Marketing trở thành lựa chọn ngành hot, hội tụ những cơ hội việc làm hấp dẫn. Nhờ vậy, ngành marketing tạo ra làn sóng đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng trên mọi miền cả nước. Là Fan của truyền thông, kinh doanh và bạn mong muốn đầu quân cho ngành Marketing sau khi rời khỏi cổng trường Trung học phổ thông, nhưng chưa rõ marketing gồm những chuyên ngành nào hot? Nếu bạn đang đặt ra câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây. Lại Trang sẽ bật mí cho bạn lựa chọn chuyên ngành marketing phù hợp nhất.

Tìm kiếm việc làm

1. Marketing thương mại - chuyên ngành không thể bỏ qua của tín đồ tiếp thị 

Nếu yêu thích marketing, Marketing thương mại là chuyên ngành học “đầu sổ” bạn sắp sửa phải đưa ra quyết định. Đây cũng là chuyên ngành marketing chủ lực được tuyển sinh tại các trường Đại học với chương trình chủ lực nghiên cứu Marketing, hành vi khách hàng và marketing tới các tổ chức và quan hệ khách hàng trong cung ứng giá trị.

Marketing thương mại -chuyên ngành không thể bỏ qua của tín đồ tiếp thị
Marketing thương mại -chuyên ngành không thể bỏ qua của tín đồ tiếp thị 

Trong chuyên ngành này, các bạn sẽ được sẽ được học tập rèn luyện nghiệp vụ truyền thông marketing, năng lực phân tích, ra quyết định, tổ chức cách để triển khai các quyết định Marketing sản phẩm cũng như cách lên giá cho sản phẩm một cách chuẩn nhất.

Đước đào tạo chuyên sâu về cách phân tích thị trường, hành vi khách hàng, người học sau khi ra trường sẽ là những chuyên gia định hướng doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường để đảm bảo được mục tiêu cuối cùng, cũng là quan trọng nhất về mặt lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đặt ra.

 Marketing thương mại thực chất là chuyên ngành phản ánh quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của phòng ban và các bộ phận liên quan trực tiếp như kinh doanh đặt ra. Trong đó, những sản phẩm này đáp ứng tốt nhất về nhu cầu không những ở nhà sản xuất, nhà thương mại - phân phối và cả những người tiêu thụ sản phẩm. 

Đặc trưng nổi bật nhất của marketing thương mại so với các chuyên ngành marketing khác, đó chính là tăng cường, thúc đẩy quá trình bán buôn, bán lẻ sản phẩm thông qua các xưởng sản xuất, đại lý và cả trực tiếp với người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm: Việc làm marketing tại đây!

2. Chuyên ngành Quản trị Marketing 

Chắc chắn rằng nhắc đến tên chuyên ngành bạn cũng có thể hình dung ra một phần nội dung đào tạo của chuyên ngành này. Đặc thù của ngành quản trị marketing tập trung vào công tác quản lý toàn bộ những hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Do đó, đây là chuyên ngành cho phép những nhà quản trị tương lai có thể thuật tiện “hấp thụ” những kiến thức về quản lý, xây dựng thương hiệu cũng như công cuộc tìm kiếm thị trường mục tiêu. Những người học cũng đồng thời là những chuyên gia trong việc phân tích, lên kế hoạch, triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thi hành chiến lược marketing

Chuyên ngành Quản trị Marketing
Chuyên ngành Quản trị Marketing 

Đầu quân cho chuyên ngành này tại các trường đại học về kinh tế, những môn đặc trưng cung cấp cho bạn những tri thức cần thiết để thực hiện nghiệp vụ Marketing bao gồm: Quản trị sản phẩm, Digital marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ. Đặc biệt, trong thời buổi công nghệ lên ngôi, chiến lược marketing cho thế giới mạng là môn học hấp dẫn và có tính ứng dụng rất cao. 

Song không phải ai cũng sinh ra để dành cho ngành này. Trên thực tế, cũng giống như quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản trị Marketing đòi hỏi những người theo đuổi nó có năng lực tổng hợp tốt, có kiến thức, sự tìm hỏi, học hỏi ở nhiều mảng. Mặc dù, không phải marketing thương mại để hiểu sâu về thị trường, mỗi quan hệ giữa nhà sản xuất, các đại lý đến người mua, song bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về nó.

Dĩ nhiên, để có được điều này, việc đọc sách hay ngồi chăm chú nghe chú nghe giảng trên giảng đường chưa đủ, bạn cần phải đi thực tế và thâm nhập vào thị trường để khảo sát. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của chuyên ngành này chính là làm chủ và quản lý tốt được toàn bộ những hoạt động marketing.

QUản trị marketing đào tạo ra những nhà quản trị tương lai
Quản trị marketing đào tạo ra những nhà quản trị tương lai

Nếu không đủ những tri thức tổng hợp, đến kinh nghiệm thực tế. Dĩ nhiên, khá khó khăn cho bạn bước chân vào một vị trí quản trị marketing doanh nghiệp nghiệp ngay từ đâu. Những những kiến thức tổng hợp bạn đã tích lũy giúp bạn làm tốt nhiệm vụ của mình và nhanh chóng vươn lên được vị trí công việc mơ ước. 

Xem thêm: Công cụ nghiên cứu hành vi người dùng website

Việc làm phó phòng marketing

3. Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu 

Hầu hết chúng ta đến những người mới nghe đến marketing đều mang suy nghĩ rằng, đây đích thị là ngành đào tạo ra những chuyên gia săn lùng khách hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần làm nên sức hấp dẫn của marketing mà thôi. Trên thực tế, marketing có mối liên kết khăng khít với tên tuổi của các nhãn hàng, nói chính xác hơn, đây chính là thứ vũ khí kiến tạo nên sự thăng hạng của thương hiệu. Chuyên ngành quản trị thương hiệu giúp cho người học làm được điều này.

Trong các trường đại học, chuyên ngành quản trị thương hiệu bao gồm các bộ môn nhằm cung cấp đến cho người học những kiến thức từ bậc cơ bản đến chuyên sâu về vai trò của thương hiệu, cách để quản trị thương hiệu trong doanh doanh nghiệp đặc biệt là năng lực phân tích thông tin, lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, thực hiện các chương trình, sự kiện phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp. Một số khái niệm mà bạn sẽ phải tiếp cận và hiểu tường tận khi lựa chọn chuyên ngành này chính là nhận diện thương hiệu hay định vị thương hiệu (brand awareness).

Bản thân những người học, không ai khác chính là những người đứng ra xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu (brand identity) hay định vị này. 

Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu trong marketing
Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu trong marketing 

Những bộ môn hỗ trợ đắc lực giúp các sinh viên chinh phục được vị trí việc làm những nhà quản trị thương hiệu tài giỏi sau ngày tốt nghiệp bao gồm: Quan hệ công chúng (Pr), Quảng cáo và khuyến mại, tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm mới và marketing dịch vụ…

Chuyên ngành này hướng đến việc gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trên nhiều mặt, song không phục vụ vào tiến trình phát triển doanh nghiệp trong một sớm, một chiều. Quản trị thương hiệu đánh mạnh vào quá trình xây dựng uy tín, độ tin cậy, sự thịnh vượng của doanh nghiệp từng bước một để hướng đến giá trị bền vững. Mỗi chính sách, phương pháp mà những nhà marketing thương hiệu đưa ra có thể phù hợp với một tiến trình, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Các công ty tuyển dụng trợ lý marketing uy tín

4. Chuyên ngành Quảng cáo trong Marketing 

Nằm ở vùng giao thoa giữa truyền thông và Marketing, sự phát triển và vai trò của thương hiệu biến quảng cáo trở thành chuyên ngành được hai mảng lớn “giành giật” đưa vào đào tạo. Đó là lý do vì sao, bạn cũng bắt gặp Quảng cáo đôi khi “ghép đôi với PR và nằm trong nhóm ngành được đào tạo bởi nhiều trường về truyền thông.

Song xét về tác động của quảng cáo trong kinh doanh từ phương thức tiếp cận, sáng tạo và phát triển, đây đích thị là một mảng của Marketing. Hiện tại, chuyên ngành này được đào tạo bởi nhiều trường chuyên về kinh doanh nổi bật. Đến với chuyên ngành này, người học sẽ được đào sâu những kiến thức trong lĩnh vực truyền thông đến cách thức để quảng bá một mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp ra công chúng dựa trên những phương pháp truyền thống như tạo dựng biển hiệu, slogan, tagline, tổ chức sự kiện quảng bá đến quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông.

Chuyên ngành Quảng Cáo trong Marketing
Chuyên ngành Quảng Cáo trong Marketing 

Một số môn học các bạn không thể bỏ qua khi đi sâu vào chuyên ngành này bao gồm: Các xu hướng tiếp thị, quản trị marketing, quản trị quảng cáo, quảng cáo và xã hội…

Với sự bùng nổ kinh doanh, marketing ngày càng được ưa chuộng và trở thành ngành nghề được đào tạo tại nhiều trường đại học cũng như năng lực thu hút đông đảo sinh viên theo đuổi. Tùy vào năng lực của từng trường sẽ lựa chọn và đào tạo những chuyên ngành khác nhau.

Điều này, tạo nên màu sắc cho marketing cũng như đa dạng lựa chọn cho người yêu thích bộ môn này. Điểm mặt trên địa bàn cả nước, số lương trường đang dẫn đầu về chất lượng đào tạo các chuyên ngành của Marketing tiêu biểu có thể kể đến Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Rmit, Đại kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế tài chính Tp.HCM, Đại học Công nghệ Tp.HCM…Nếu bạn yêu thích trường Thương Mại, có thể đọc thêm về khoa Marketing đại học Thương Mại ở đây nhé.

Những chuyên ngành của Marketing hấp dẫn nhất!
Những chuyên ngành của Marketing hấp dẫn nhất!

Trên đây là toàn bộ những thông hot đi trả lời giúp bạn câu hỏi “Marketing gồm những chuyên ngành nào?”. Mong rằng, những thông tin trên đây thực sự hữu ích với tất cả các bạn - những tín đồ của marketing có thể lựa chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp. 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Interactive marketing là gì và cách sử dụng nó

Marketing ra làm gì

Bên cạnh những chuyên ngành trong marketing, các bạn có thể khám phá rõ hơn về cơ hội hấp dẫn của việc làm Marketing dưới đây nhé. 

Marketing ra làm gì

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý