Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 06 năm 2024
Present value được coi là bí quyết quản trị doanh nghiệp và công ty. Vậy present value là gì và ý nghĩa cụ thể của present value trong môi trường cơ quan làm việc là như thế nào bạn có biết chưa nhỉ? Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu ở bài viết ngay dưới đây nhé!
Đây là một khái niệm rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đầu tiên bạn cần phải hiểu khái niệm present value có nghĩa là gì trước. Đây là một thuật ngữ Tiếng Anh và đôi khi người ta thường viết theo dạng rút ngắn gọn lại là PV. Chúng ta sẽ đi vào dịch từng từ để có thể kết luận xem “present value” là gì nhé. “Present” có nghĩa là hiện tại, thì hiện tại. “Value” có nghĩa là “giá trị, trị giá”. Present value hay viết đầy đủ hơn là present value of money có nghĩa là giá trị hiện tại của một khoản tiền hoặc hoặc giá trị của một dòng tiền trong tương lai mà đã được chiết khấu, khấu trừ đi.
Một khoản đầu tư dài hạn như trái phiếu kỳ hạn trên 1 năm hay tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, để phân tích lợi ích chí phí của khoản đầu tư (CBA, b/c), tính toán giá trị hiện tại là phương pháp hữu hiệu. Cách tính giá trị hiện tại ròng giúp nhà đầu tư (investor) có thể lường trước và loại bỏ được các rủi ro có thể dự báo như lạm phát (hoặc thiểu phát, giảm phát), thay đổi về lãi suất...
Trong kinh doanh, đầu tư, lợi ích có thể kể đến như lợi tức, quyền sở hữu, quyền quyết định... Chi phí có thể kể đến như chi phí tài chính, chi phí vốn, chi phí chìm, thời gian... Nhà đầu tư còn thực hiện các tính toán, đánh giá các chỉ số như p/b, tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại ròng...
Ngoài khái niệm giá trị hiện tại “present value” (PV) thì người ta cũng có một khái niệm nữa là giá trị tương lai “future value” (FV). Hai khái niệm này đều là hai khái niệm toán học về giá trị của thời gian đối với tiền tệ để ta có thể nhận thấy sau một khoảng thời gian đem tiền vào đầu tư một việc gì đó thì những đồng tiền ấy có giá trị và lợi suất diễn ra như thế nào, từ đó đánh giá được những tiêu chí hiệu quả trong đầu tư.
Những nhà đầu tư thông thái sẽ dựa vào các khái niệm toán học này để định khoảng giá và so sánh về những khoản tiền đầu tư và lên kế hoạch tài chính phù hợp để phân bổ nguồn vốn để có thể đầu tư một cách hợp lý và khôn ngoan.
Tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn tưởng tượng và tự rút ra câu kết luận cho mình (hoặc tôi sẽ đưa cho bạn một kết luận!). Hãy tưởng tượng một trường hợp nếu có một ai đó mượn tiền của bạn, và người đó hứa sẽ trả lại bạn 10 triệu vào tháng sau. Liệu bạn có cho vay không nhỉ? Sẽ không bàn tới việc bạn đang “giàu” hay “nghèo” nhé! Và nếu đó là một người không mấy thân quen, không phải họ hàng thân thiết của ta. Liệu bạn có thấy hợp lý khi hôm nay cho vay 10 triệu để 30 ngày sau chỉ nhận về 10 triệu?
Thứ nhất là nếu bạn không cho vay thì bạn sẽ có thể làm nhiều kế hoạch với 10 triệu của bạn. Đó là “chi phí cơ hội” và nó sẽ giúp bạn sinh lời nếu bạn không cho vay số tiền đó. Thứ hai là bạn có thể gặp rủi ro khi bị quịt tiền hoặc bị trả tiền muộn hơn...vài năm. Vì thế bạn cần phải có sự cân nhắc cho 2 khoản: chi phí cơ hội và trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Bạn sẽ cần phải có yêu cầu về việc trả lại 10 triệu cộng thêm khoản lãi.
Như vậy có nghĩa là khoản tiền 10 triệu chính là phần vốn và khoản tiền đền bù cho việc ai đó được sử dụng 10 triệu sẽ gọi là phần lãi.
Tuyển chuyên viên phân tích tài chính
Vậy giá trị hiện tại (PV) và giá trị tương lai (FV) trong ví dụ trên là gì?
Khoản tiền mà bạn sẵn sàng cho vay ngày hôm nay chính là khoản tiền 10 triệu (giá trị hiện tại). Khoản tiền mà bạn đòi hỏi cần được trả thêm khi tới kỳ hạn đó chính là giá trị tương lai.
Như vậy: Giá trị tương lai = Giá trị hiện tại + Lãi
Hay: FV = PV + (i x PV)
Khoản tiền lãi chính là khoản tiền đền bù cho khoảng thời gian vay tiền. Khoản tiền đền bù lại cho rủi ro của tiền vay là không được bù trả như đã thỏa thuận từ trước đó.
Vậy công thức để tính được giá trị hiện tại và giá trị tương lai là gì?
Tôi cũng sẽ lại bắt đầu bằng ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung về công thức tính PV. Lấy ví dụ bạn có 100 triệu đồng và bạn lựa chọn gửi số tiền đó cho ngân hàng và ngân hàng cho bạn lãi suất 5% mỗi năm. Vậy là sau một năm gửi bạn sẽ nhận được tổng cộng 105 triệu đồng cả vốn cả lãi. Vậy theo như ở mục 1. bạn có thể dễ dàng nhận ra được 100 triệu chính là PV, 5 triệu là lãi và 105 triệu là FV, 5% ở đây chính là i.
Cách để tính được giá trị hiện tại từ giá trị tương lai là:
PV = FV - lãi hoặc PV = FV chia cho tổng của (i +1)
Như vậy thì sau khi hết 1 năm bạn rút lãi suất 5 triệu và tiếp tục để lại 100 triệu trong tài khoản thì bạn sẽ lại tiếp tục sinh ra lãi giống như năm trước là 5 triệu sau 1 năm. Nếu như sau 1 năm này bạn không rút thì lãi sẽ tính trên số vốn tổng là 105 triệu và đây được gọi là lãi kép. Và tổng cộng tiền mà bạn có trong tài khoản là 110,25 triệu đồng. Vậy nên công thức tổng quát để tính giá trị hiện tại nếu có lãi kép đó là PV = FV chia cho tổng của (i + 1) bậc n. Trong đó n là số kỳ mà tính lãi trên số tiền mà ở hiện tại bạn sẵn sàng cho vay.
Hai công thức để tính PV (present value) là hai công thức nền tảng của toán học tài chính.
Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh
Các nhà đầu tư có thể dựa vào những công thích hữu ích đó để có những cách tính toán cho bài toán kinh tế của mình.
Khi chúng ta xem xét về PV - present value - giá trị hiện tại của dòng tiền ta nhận thấy rất nhiều giá trị về kinh tế. Gía trị hiện tại sẽ giúp cho các doanh nghiệp và công ty có một cơ sở nhìn nhận về giá trị của thời gian, chi phí cơ hội của tương lai và nhìn nhận được những rủi ro có thể xảy ra với dòng tiền, ngân sách của doanh nghiệp, công ty. Từ đó mà các doanh nghiệp và công ty có thể đưa ra những quyết định lớn về kinh doanh có ít rủi ro và trường hợp xấu xảy ra hơn.
Ngoài ra khi mà đã am hiểu về present value - giá trị hiện tại của dòng tiền (PV) thì khi lập một kế hoạch hay soạn thảo một quyết định quan trọng cho công ty thì đó là sẽ một yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp, công ty trong việc nghiên cứu và hiểu về đầu tư một cách kỹ càng, đó là những khoản lĩnh vực về kinh doanh và tài trợ nguồn vốn.
Gía trị hiện tại thuần hay net present value (NPV) là một khái niệm có liên quan nhiều tới giá trị hiện tại của tiền (PV). Gía trị hiện tại thuần là giá trị ở tại thời điểm hiện tại của tất cả những dòng tiền trong tương lai và đã được chiết khấu hao về hiện tại. NPV thường được sử dụng ở trong ngân sách vốn và lập nên kế hoạch đầu tư cho dự án nào đó của doanh nghiệp và công ty. Những khoản tiền đó mang vào các dự án đầu tư sẽ có thể tính toán, phân tích được các lợi nhuận của một dự án kế hoạch.
Phương pháp giá trị hiện tại thuần này đã được xuất phát từ những ý tưởng về tiền trong hiện tại với mức giá trị cao hơn cùng với số tiền ở trong tương lai vì lạm phát kinh tế, và do những lợi ích đầu tư từ những khoản thay thế đã có thể thực hiện được ở trong một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn thì một đồng tiền mà bạn kiếm được ở trong tương lai sẽ không có giá trị nhiều như một đồng tiền bạn kiếm được ở trong thời điểm hiện tại bây giờ, đó là cách tính của khoa học chứ không phải là tính cảm tính trong tâm lý con người.
Khi mà NPV có giá trị lớn hơn không (số 0) thì dự án này sẽ đáng giá; đó là bởi hiệu số chiết khấu đã làm chi phí cơ hội cho dự án đầu tư đó. Cho nên, nếu như đã trừ đi chi phí cơ hội mà dự án vẫn lời thì dự án sẽ có lợi tức về kinh tế.
Những nhà đầu tư không chỉ coi present value là một con số mà con coi đây là phương pháp hiệu quả để các lãnh đạo có thể áp dụng và tìm hiểu về khoản sinh lời cho một khoản đầu tư hay dự án đầu tư. NPV có rất nhiều lợi ích nên được ưa chuộng đưa vào sử dụng rất nhiều. Nó có xét đến khoản tiền tệ theo thời gian vì vậy nó đã khấu giảm trừ được dòng tiền ở tương lai để thu về giá trị ở hiện tại. Nó cũng xem xét đến những khoản tiền đầu tư căn bản, thường là khoản đầu tư lớn hay ngưỡng hoàn trả được vốn đầu tư của doanh nghiệp, công ty. Và NPV cũng sẽ được so sánh về những kế hoạch về phân bổ về ngân sách nguồn vốn công ty và giá trị của dòng tiền lãi ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên NPV cũng có những nhược điểm nhất định như là đòi hỏi yêu cầu những tính chính xác về chi phí, đặt định ra rất nhiều con số và tính toán nhiều, và cách để truyền đạt lại NPV cho người khác hiểu cũng rất rắc rối không phải là người nào cũng có thể hiểu được. Bởi vậy khi dùng NPV cũng phải rất kiên nhẫn và có chuyên môn cao về tài chính cũng như là cần phải cân nhắc có nên sử dụng cho nhiều đối tượng hay không. Dù sao thì đay cũng là một phương pháp tốt có thể đưa vào áp dụng cho những tập đoàn lớn.
Qua bài viết về present value cũng như những thông tin về giá trị hiện tại, giá trị tương lai, giá trị hiện tại thuần thì bạn đã hiểu được present value là gì rồi phải không nào. Đây đều là những thuật ngữ về ngành tài chính ngân hàng bởi vậy bạn có thể tìm hiểu thêm những thuật ngữ khác trong ngành qua trang web timviec365.vn. Trong trang web sẽ có rất nhiều những giải pháp, cẩm nang định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ đang trên con đường tìm sự nghiệp và cũng có nhiều thông tin tuyển dụng của tất cả mọi ngành nghề lĩnh vực ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bạn có thể vào và tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm. Chỉ bằng vài cú click là bạn đã có những thông tin cần tìm và những cơ hội việc làm mà bạn mong muốn tìm đúng với chuyên ngành yêu thích của bạn. Tất cả đều có trong timviec365.vn, hãy để chúng tôi chắp cánh ước mơ vươn tới sự nghiệp lý tưởng của bạn!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc