Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Transportation là gì? Cơ hội với việc làm Vận tải - Logistics!!

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Transportation là một thuật ngữ tiếng Anh đang được đông đảo cá nhân quan tâm hiện nay. Transportation là gì? Nó chỉ đơn giản là một danh từ chỉ ngành giao thông vận tải hay còn những thông tin thú vị hơn về nó? Nhằm bổ sung cho bạn thêm nhiều kiến thức, hãy cùng Hạ Linh đi tìm lời giải hoàn hảo nhất cho thuật ngữ này trong bài viết hôm nay nhé!

1. Giải đáp nghi vấn Transportation là gì?

Giải đáp nghi vấn Transportation là gì?

Ngay lúc này nếu bạn tra từ điển, bạn sẽ biết nghĩa Transportation là gì? Đây là một danh từ trong tiếng Anh, có nghĩa là sự chuyên chở, sự vận tải,... Mặc dù có nhiều định nghĩa đa dạng về thuật ngữ này. Tuy nhiên, bạn đọc có thể hiểu Transportation hay còn gọi là giao thông vận tải. Chính là sự di chuyển bất cứ thứ gì từ một địa điểm này sang một địa điểm khác. Nói cách khác, hành động vận chuyển được định nghĩa là một chuyển động xụ thể của sự vật từ điểm A đến điểm B.

Nói đến giao thông vận tải - Transportation là gì? Chúng ta không thể không tìm hiểu các phương thức vận chuyển của giao thông vận tải. Cụ thể các vận tải đa phương thức đó bao gồm: không khí, mặt đất, nước, cáp, đường ống và không gian. Lĩnh vực Transportation có thể được chia thành các nhân tố cấu thành: cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và cách thức hoạt động. Transportation cho phép giao thương giữa người với người, vì thế nó là một điều tất yếu trong mọi xã hội và thời đại. 

Cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm các công trình cố định, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, kênh rạch, đường ống, nhà ga, sân bay, trạm xe buýt, bến xe tải, kho tiếp nhiên liệu (cảng, trạm nhiên liệu), cảng biển,.... Các phương tiện đi lại trên các công trình cố định này bao gồm: ô tô, xe đạp, xe buýt, xe tải tiếng Anh, máy bay, trực thăng, tàu thủy, xe gắn máy,... 

Hoạt động đối phó với các phương tiện được vận hành, hay các thủ tục được đặt ra cho mục đích này, bao gồm tài chính, pháp lý và chính sách. Trong ngành vận tải, hoạt động và quyền sở hữu cơ sở hạ tầng có thể là mang tính công cộng hay tư nhân, tùy thuộc vào mỗi quốc gia và chế độ. Vận tải hành khách là một hình thức rất phổ biến, nó có thể thuộc riêng tư nhân hay cũng có thể là công cộng, nơi các cho những người theo ngành khai thác vận tải cung cấp các dịch vụ vận chuyển người theo lịch trình chẳng hạn như số tổng đài Grab. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, các nền kinh tế vững mạnh không ngừng chạy đua nhau về hàng hóa, công nghệ, thì vận tải đã được mở rộng hơn rất nhiều. Nó tập trung vào các Container, các hãng tàu,... 

Transportation hay giao thông vận tải đóng một phần quan trọng trong sức tăng trưởng kinh tế và xu thế toàn cầu hóa. Nhưng hầu hết các loại hình vận tải hay các phương tiện trong chúng đều gây ô nhiễm không khí, cũng như chiếm một diện tích sử dụng phần lớn đất đai. 

>> Xem thêm: O/F là gì

2. Transportation và Logistics giống hay khác nhau?

sự khác biệt giữa logistic và Transportation là gì?
Transportation và Logistics giống hay khác nhau?

Khi tìm hiểu Transportation là gì, bạn cũng sẽ nhận ra, đôi khi các thuật nhữ được sử dụng trùng lặp trong ý nghĩa của chúng. Tùy thuộc vào bối cảnh hay người sử dụng chúng, chúng có thể có ý nghĩa tương tự, hay có những nghĩa tiềm ẩn gì đó khác nhau. Thông thường, không có đúng hay là sai tuyệt đối. Ví dụ về những chồng chéo và tương tự trong cách sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh như: “transport”, “transportation”, “freight”, “haulage”, “line haul”, “distribution”,.... Nhìn chung, những thuật ngữ có ý nghĩa tương tự như nhau này thường được sử dụng một cách linh hoạt như đã nói ở trên. 

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tôi muốn phân biệt rõ ràng 2 thuật ngữ tiếng Anh được nhầm lẫn phổ biến, đôi khi chúng được “đánh đồng” là giống nhau. Đó chính là Transportation và Logistics. Vậy khi đã tìm hiểu xong định nghĩa Transportation là gì? Chúng ta hãy so sánh chúng với một thuật ngữ cũng không kém phần quan trọng khác, đó chính là Logistics. Logistics là sự giám sát của cả dòng chảy vào và ra của hàng hóa từ điểm sản xuất đến người dùng cuối hoặc điểm sử dụng. Sự chuyển động của những hàng hóa này được gọi là Transportation. Trong khi một số trường hợp sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau, chúng đều là 2 khía cạnh rất độc đáo của chuỗi cung ứng. Sau đây những điều bạn cần biết về Transportation và Logistics. 

Dịch vụ Logistic là gì? Nó được định nghĩa là thu nhận, sản xuất và phân phối, điều phối nguyên liệu, sản phẩm với số lượng phù hợp cho người dùng cuối và điểm đến cuối cùng. Nó bao gồm những hoạt động về lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các thủ tục để lưu trữ, vận chuyển hàng hóa hiệu quả và thuận lợi nhất có thể. Các dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm cung cấp đến người tiêu dùng được gửi thông qua dịch vụ Logistics để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. 

So sánh với dịch vụ vận tải - Transportation là gì? Chúng ta có thể thấy nó là sự di chuyển của con người, hàng hóa và động vật từ vị trí này sang vị trí khác. Sự di chuyển này có thể bằng đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển, cáp, không gian, đường ống hay được gọi là hình thức vận chuyển. Dịch vụ  vận tải được chia làm ba khía cạnh: cơ sở hạ tầng, phương tiện và hoạt động. Như đã nói ngay từ đầu, giao thông vận tải rất quan trọng vì nó cho phép giao tiếp và giao dịch giữa hai bên. 

Mặc dù cả giao thông vận tải - Transportation và hậu cần - Logistics đều nhằm đối phó với các vật có giá trị từ địa điểm này đến địa điểm khác, nhưng dịch vụ hậu cần Logistics đã bổ sung những lợi ích và nhiều chức năng đa dạng hơn, phong phú hơn. Những chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Logistics cũng cần phải đưa ra những quyết định về xử lý bao bì, Cont, chứng từ, bảo hiểm, lưu trữ, nhập khẩu và xuất khẩu, yêu cầu bồi thường thiệt hại, làm việc và hợp tác, quản lý nhà cung cấp và đối tác, giảm thiểu các rủi ro,... 

Mặc dù các thuật ngữ này đã được sử dụng như một “trạm biến áp” cho nhau, nhưng điểm khác biệt chính là dịch vụ hậu cần Logistic liên quan đến việc tích hợp lưu trữ, vận chuyển, lập danh mục, xử lý và đóng gói hàng hóa. Trong khi vận tải - Transportation với chức năng di chuyển sản phẩm từ một vị trí này đến một vị trí tiếp theo.

Tuyển nhân viên Logistics

>> Xem thêm: Seaway Bill là gì

3. Vai trò của Transportation trong Logistics

Vai trò của Transportation là gì trong Logistics
Vai trò của Transportation trong Logistics

Sau khi đã “bóc nghĩa” Logistics và Transportation là gì? Chúng ta có thể nhận ra Transportation là một phần không thể thiếu trong dịch vụ Logistics. Nó có một vai trò đặc biệt quan trọng và là một phần việc trong mô tả công việc của nhân viên Logistics, đặc biệt là với vị trí operation staff, ngày nay với chi phí vận chuyển trong các dịch vụ Logistics ngày càng cao thì vai trò của vận tải càng được đề cao hơn nữa. Giảm chi phí vận tải chính là một chiến lược mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics áp dụng để biến nó trở thành một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều này cho thấy những chính sách được xây dựng cho vận tải đúng đắn có thể mang đến hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics.

Theo một số liệu thống kê, Mỹ đã bỏ ra khoảng 700 tỷ đô la mỗi năm cho chi phí vận tải công nghiệp vào những năm thập niên 80 của thế kỷ 20. Trong khi ở nước ta và Thái Lan, mặc dù cùng là 2 quốc gia có năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo tương đương nhau. Nhưng Thái Lan vẫn được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng hơn bởi chi phí vận tải của họ thấp, cùng với những thủ tục vận tải được rút gọn nên thuận lợi. 

Nói đến đây, có thể khẳng định “chắc nịch” rằng vận tải là một nhân tố tác động lớn đến chi phí, giá thành trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh của mọi quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng 4.0 đang được bùng nổ một cách mạnh mẽ, càng yêu cầu chất lượng vận tải phải phát triển hơn nữa, áp dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến hơn nữa thì mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Các hệ thống container, các bãi, cảng, hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,.. xuất hiện nườm nượp chỉ trong vòng một thế kỷ. Đây cũng sẽ là một “bàn đạp” để các doanh nghiệp vận tải cũng như tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Logistics phối hợp để đưa ra những chiến lược vận tải đỉnh cao, mang lại hiệu quả tối ưu nhất!

Việc làm Logistic tại Hà Nội

4. Chiến lược vận tải - Transportation của Logistic

Chiến lược vận tải - Transportation là gì của Logistic
Chiến lược vận tải - Transportation của Logistic

Từ khi quá trình toàn cầu hóa được diễn ra mạnh mẽ, cùng sự xuất hiện của container hóa, thế giới đã dần để tâm đến các chiến lược vận tải - một khía cạnh mà trước đây chưa từng được nhắc tới. Chiến lược vận tải Transportation là gì trong Logistics? Dường như nghiên cứu tình hình phát triển của giao thông vận tải, chi phí, giá cước hàng hóa, hành khách của nhiều đối tượng khác nhau đang là một “thói quen” thường xuyên của các tập đoàn vận tải đa quốc gia hay các công ty xuyên quốc gia. Cùng với đó, họ cũng bắt đầu nghiên cứu các phương thức, hình thức vận tải hàng hóa, phân tích và tìm hiểu các cung đường kinh doanh mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất. Hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa được ứng dụng Logistics không gì khác ngoài mục đích hạ chi phí từ nơi cung cấp, nhà sản xuất cho đến tận tay các khách hàng. 

Tóm lại, nếu muốn toàn bộ các hoạt động trong Logistics được vận hành một cách trơn tru, đặc biệt là có hiệu quả, có chất lượng,... thì cần thiết phải có sự quan tâm, chú trọng đúng mức đến các hoạt động, dịch vụ vận tải Transportation. Mặt khác, các dịch vụ vận tải muốn được chi phí và giá thành thấp nhất thì cũng phải vận dụng triệt để các hoạt động trong Logistics. Đó cũng là kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất mà cá nhân đang hoạt động và làm việc ở lĩnh vực Vận tải - Logistic không được quên. 

Việc làm Logistic tại Hồ Chí Minh

5. Cơ hội việc làm Vận tải - Logistics ngày nay

Cơ hội việc làm transpotation là gì
Cơ hội việc làm Vận tải - Logistics ngày nay

Dường như đã cung cấp những thông tin khá thú vị xung quanh định nghĩa Transportation là gì cho các bạn. Bạn biết đấy, ngành Logistics nói chung, cùng với lĩnh vực vận tải nói riêng đang vô cùng khao khát về nguồn nhân lực, trên thực tế là rất khan hiếm. Đặc biệt ở nước ta, các bạn sinh viên còn ít biết đến các ngành liên quan đến hậu cần hay chuỗi cung ứng. Mặc dù vậy, tin vui cho những ai đang theo đuổi lĩnh vực này rằng, đây là một ngành nghề có rất nhiều cơ hội và triển vọng ở hiện tại cũng như trong tương lai. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trong hành trình gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại lớn trên thế giới, sự giao thương, kết nối giữa các giá trị là không thể nào “tránh khỏi”. Vì vậy, vận tải - Logistics được dự báo là ngành sẽ “bùng nổ” mạnh mẽ trong tương lai. 

Mẫu CV online

Còn chần chừ gì mà không thử nghiệm cơ hội của mình chỉ với một cú nhấp chuột vào Timviec365.vn - Website hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp “sự nghiệp” cho hàng trăm, hàng ngàn lao động. Thử ngay hôm nay, biết đâu giấc mơ của bạn sẽ thành hiện thực!

Việc làm

Như vậy, Hạ Linh cũng đã kịp thời thông tin đến bạn lời giải đáp Transportation là gì? Nếu có bất cứ ý kiến bổ sung hay thắc mắc về thông tin tuyển dụng ngành nghề này, hãy để lại bình luận cho tôi ngay bên dưới bài viết nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý