Quay lại

SNA là gì? Liệu đâu mới là thông tin mà bạn đang tìm kiếm?

Tác giả: Đào Thanh Hồng

SNA là gì? Đâu mới là vấn đề mà bạn quan tâm. Bởi đây là thuật ngữ được viết tắt của hai cụm từ đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay, đó là System of National Accounts và Network system architecture. Bởi cụm từ sẽ gửi đến các bạn một ý nghĩa khác hoàn toàn nhau. Để có được câu trả lời cho chính mình thì đừng bỏ qua những nội dung được Thanh Hồng chia sẻ dưới đây nhé!

Tìm việc làm online

1. System of National Accounts - SNA là gì?

1.1. Định nghĩa System of National Accounts – Hệ thống tài khoản quốc gia

System of National Accounts thường được viết tắt thành SNA, có nghĩa là hệ thống tài khoản quốc gia. Và trước đây nó có tên viết tắt đầy đủ là UNSNA - Hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc. Thực ra thì các bạn cũng có thể hiểu nó đơn giản chính là một hệ thống được hình thành bởi các chỉ tiêu kinh tế đã được tổng hợp dựa trên các mối quan hệ chặt chẽ với nhau hay còn được nhiều nhà chuyên gia gọi nó là bảng cân đối.

Định nghĩa System of National Accounts – Hệ thống tài khoản quốc gia

Là một trong những hệ thống tài khoản quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công bố lần đầu tiên vào năm 1953, sau đó đã được sửa chữa nhiều lần vào những năm 1968, 1993 và 2008 là gần đây nhất. Mỗi phiên bản đều có những điều chỉnh cũng như nội dung khác nhau, tuy nhiên hệ thống các tài khoản quốc gia này vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và trong nhiều năm trở lại đây nó cũng đã và đang tiếp tục được duy trì, phát triển bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, Tổ chức Hợp tác, Phát triển Kinh tế và Văn phòng Thống kê Cộng đồng Châu Âu.

1.2. Mục đích của SNA - System of National Accounts – Hệ thống tài khoản quốc gia là gì?

Hệ thống tài khoản quốc gia – SNA được áp dụng với mục đích chính là cung cấp một hệ thống tài khoản đã được tích hợp một cách khoa học, logic và hoàn chỉnh. Khi nhìn vào hệ thống chúng ta có thể thấy được quá trình sản xuất, quy trình phân phối đến phân phối lại trong một thời kì nhất định, thường thì chu kỳ sẽ là một năm. Như vậy về cơ bản thì hệ thống tài khoản quốc gia SNA cho phép chúng ta có thể so sánh được tất cả những hoạt động kinh tế quan trọng, thúc đẩy được việc so sánh quốc tế. Có thể nói là khi các quốc gia áp dụng SNA giống như được hướng dẫn những việc quản lý điều hành, xây dụng một hệ thống kế toán dành riêng cho mình, mà vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định của quốc gia cũng như quốc tế. Và việc áp dụng này cũng được dựa trên tinh thần tự nguyện là chính, không phải thực hiện một cách cứng nhắc hay máy móc.

1.3. SNA bao gồm các tài khoản chính nào?

NMục đích của SNA - System of National Accounts – Hệ thống tài khoản quốc gia

Dựa theo tiêu chuẩn quốc tế của SNA – hệ thống tài khoản quốc gia thì bao gồm các tài khoản chính, đó là:

The production account: Tài khoản sản xuất bao gồm thành phần của tổng sản lượng;

The primary distribution of income account: Phân phối chính của tài khoản thu nhập và cả thu nhập do sản xuất;

The transfers: Tài khoản chuyển khoản kể cả chi phí chi tiêu xã hội và phân phối lại;

The household expenditure account: Tài khoản chi tiêu hộ gia đình;

The capital account: Tài khoản vốn;

The domestic/ financial transactions account: Tài khoản giao dịch tài chính trong nước và dòng tiền;

The changes in asset values account: Những thay đổi trong tài khoản giá trị tài sản;

The assets and liabilities account: Tài khoản tài sản và nợ phải trả;

The external transactions account: Tài khoản giao dịch bên ngoài và cả số dư thanh toán.

Đối với những tài khoản thuộc hệ thống tài khoản quốc gia – SNA thì đã có bao gồm các phụ lục đi kèm cùng với đó là các tiêu chuẩn . Trên thực tế thì hầu hết các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đều cung cấp đầy đủ các tài khoản thu nhập và sản phẩm, tuy nhiên thì theo tiêu chuẩn quốc tế thì không nhất thiết phải là một bộ tài khoản hoặc bộ dữ liệu đầy đủ cho thông tin kế toán chuẩn được cung cấp. Và trong nhiều năm trở lại đây hệ thống đang được nỗ lực tạo ra các tài khoản tiêu chuẩn về cổ phiếu chiến lược về tài nguyên thiên nhiên.

1.4. Nội dung của hệ thống SNA tại Việt Nam

 Nội dung của hệ thống SNA tại Việt Nam

Có thể các bạn chưa biết rằng, toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nước ta đang được phân chia 21 ngành sản xuất cấp I và 3 nhóm ngành kinh tế hay còn được gọi là 3 khu vực. Đó là:

- Khu vực 1 - hoạt động khai thác tự nhiên: Gồm 1 ngành sản xuất cấp I: Nông, lâm, thuỷ sản.

- Khu vực 2 - hoạt động công nghiệp và xây dựng: Gồm 5 ngành sản xuất cấp I: 2, 3, 4, 5 và 6.

- Khu vực 3 - hoạt động dịch vụ: Gồm các ngành sản xuất cấp I từ thứ 7 đến 21.

Đó cũng là những thông tin quan trọng mà bạn nên biết nếu muốn hiểu về Hệ thống tài khoản quốc gia - System of National Accounts - SNA là gì? Tuy nhiên đây cũng chưa phải là ý nghĩa duy nhất về thuật ngữ này. Dưới đây sẽ là chia sẻ về một góc nghĩa khác về SNA mà tôi nghĩ bạn cũng nên biết để tìm ra được câu trả lời chính xác nhất mà mình mong muốn.

Việc làm bán hàng

2. Network system architecture - SNA là gì?

2.1. Định nghĩa Network system architecture là gì?

Network system architecture được viết tắt là SNA, nghĩa là Kiến trúc mạng hệ thống, phát triển vào năm 1974 cho các máy tính lớn, là kiến ​​trúc thiết kế 5 cấp mạng độc quyền của IBM (Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia). SNA - Network system architecture bao gồm nhiều giao diện phần mềm và cả phần cứng và hiện nay kiến trúc mạng hệ thống đã được phát triển thành mô hình 7 cấp tương ứng chặt chẽ với mô hình Liên kết hệ thống mở (OSI). Và đương nhiên với mô hình này đã tạo ra được nhiều dấu ấn và được quốc tế công nhận.

 Định nghĩa Network system architecture là gì?

Tuy nhiên các bạn cũng nên hiểu rằng SNA không phải là một chương trình hay là một dự án nào mà nó giống như một bộ hệ thống hoàn chỉnh được sử dụng để kết nối các máy tính và các tài nguyên liên quan của chúng.

Các sản phẩm Network system architecture – SNA có khả năng nhận ra, xử lý cũng như phục hồi lại các dữ liệu đã mất trong quá trình truyền. Đồng thời nó cũng chó phép người dùng sử dụng các quy trình kiểm soát luồng để giảm thiếu được tối đa việc dữ liệu bị tràn hoặc tránh tắc nghẽn mạng. Như vậy, các quá trình thực hiện cũng như khắc phục lỗi cũng được tối giản hóa đối với người sử dụng mạng. Điều này cũng đã phần nào giúp cho các sản phẩm SNA – Kiến trúc mạng hệ thống cũng đã nâng cao được tính khả dụng của mạng và cơ sở khôi phục cũng được chú trọng mở rộng.

2.2. Lịch sử ra đời Kiến trúc mạng hệ thống – SNA

Như đã chia sẻ ở trên thì năm 1974, tổ chức IBM đã giới thiệu Kiến trúc mạng hệ thống (SNA), cho phép giao tiếp giữa các máy tính chủ (máy tính lớn của IBM) với các nút ngoại vi, điển hình các bạn cũng có thể liên hệ như: Bộ điều khiển 3174 cho màn hình, hộp phần cứng chuyên dụng của IBM, máy in kiểu 3270, kiểm soát viên cho ngành bán lẻ và ngành tài chính ngân hàng…. Phương thức truy cập viễn thông ảo (VTAM) chính là Hệ thống con máy tính lớn thực hiện SNA.

Để hiểu được về “SNA là gì?” cũng như lý do nó ra đời thì các bạn cũng cần phải biết được tình trạng điện toán của những năm trước đó. Khi đó xử lý dữ liệu sẽ được dựa trên hàng loạt, có nghĩa các dữ liệu sẽ được ghi lại trên giấy và được khóa vào phương tiện (như thẻ đục lỗ) bởi như vậy thì hệ thống máy tính mới có thể đọc được. Và mỗi bộ phận máy tính cũng sẽ có những chương trình khác nhau để thực hiện. Cuối cùng chính là một báo cáo được in ra và nó chưa thực sự hiệu quả. Những năm 1970, thì bộ nhớ máy tính vẫn còn là một nguồn tài nguyên đắt dỏ, và rất khan hiếm không phải mua được dễ dàng dù có tiền. Thời điểm đó thì các thiết bị máy móc tại các ngành công nghiệp máy tính cũng chỉ thường có bộ nhớ 16 KB, nên quá trình hoạt động cũng khá là chậm so với tốc độ CPU mà hiện nay chúng ta sử dụng.

Lịch sử ra đời Kiến trúc mạng hệ thống – SNA

Và đến năm 1974, mọi người bắt đầu được tiếp cận với phương thức mới, đó là chỉ cần nhập dữ liệu trực tiếp vào thì thiết bị sẽ nhận đầu ra cho yêu cầu mà đã đưa ra. Tuy nhiên thì trong thời điểm đó các nhà mạng lại đang muốn định hướng cung cấp dịch vụ thoại nhưng lại không thực sự khả thi, bởi máy móc thiết bị suy cho cùng cũng chỉ là máy móc và nó không cho phép bất cứ một hiện tượng hay lỗi nhỏ nào xảy ra trong quá trình lập trình cũng như thiết kế. Do vậy IBM đã phải giải quyết và đưa ra phương án giới hạn được áp đặt bởi các đường truyền thông cũng như phần cứng mạng. Và đó là lý do vì sao SNA đã được phát triển một giao thức mạnh mẽ để đảm bảo tính toàn vẹn của các thông điệp của mạng máy tính.

2.3. Các yếu tố quan trọng về SNA

Với nội dung về phần lịch sử ra đời thì có lẽ các bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của kiến trúc hệ thống mạng rồi đúng không? Và trên thực tế thì đối với SNA cũng có nhiều điều quan trọng.

Chương trình điều khiển mạng của IBM (NCP) là một giao thức chuyển đổi nguyên thủy, truyền thống, nếu muốn chuyển tiếp các gói dữ liệu giống như vai trò của một bộ chuyển mạch hiện đại và giảm đường truyền trên mỗi CPU.

Điều khiển liên kết dữ liệu đồng bộ (SDLC) là một giao thức có khả năng đáng kể trong việc cải thiện khả năng truyền dữ liệu qua một liên kết duy nhất. Có thể nói đây chính là tiền thân của gói dữ liệu phát triển thành công nghệ IP hiện đại như ngày nay.

Phương thức truy cập viễn thông ảo (VTAM) là gói phần mềm cho phép người dùng khi sử dụng các dịch vụ đăng nhập, phiên/ định tuyến trong máy tính lớn.

Sự thật rằng, thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển và nó gần như là phủ sóng trên toàn thế giới, đó cũng là một trong những lợi thế để phát triển hệ thống kiến trúc mạng. Và nó thực sự là điều cần thiết đối với một bộ máy hoạt động, vì nó có khả năng lấy lại được dữ liệu bị mất trong quá trình truyền dữ liệu thông tin. Như vậy cũng đủ thấy được phần nào sự tiện ích của SNA rồi.

Việc làm KD bất động sản

2.4. Những gì bạn cần biết về “SNA là gì?” ngày hôm nay

Những gì bạn cần biết về “SNA là gì?” ngày hôm nay

Trong giai đoạn 20 năm khi SNA là phương thức kết nối mạng chính. Tuy nhiên nó luôn được tạo điều kiện để phát triển một cách rộng rãi. Đó là lý do vì sao trong trong 30 năm qua, các doanh nghiệp đã không ngừng đưa ra đầu tư nguồn lực (tài lực, vật lực…) để phát triển các ứng dụng SNA hoàn thiện nhất có thể. Người ta ước tính rằng khoản đầu tư tài chính được thực hiện có thể là khoảng 20 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đó không phải là con số nhỏ. Và khi xem xét các khoản đầu tư cho hệ thống kiến trúc mạng của SNA, đủ để sử dụng trong nhiều năm. Ngoài ra để mã hóa lại các ứng dụng này thường không thực tế và tốn khá nhiều chi phí. Vậy nên người ta các lựa chọn phương pháp thay thế.

Khi đó là lúc mà IBM đã giới thiệu các công nghệ mới để giúp các doanh nghiệp bảo toàn khoản đầu tư vào SNA, đồng thời sử dụng IP để phục vụ cho việc làm giao thức dễ dàng kết nối với các máy tính SNA. Và SNA / IP ("SNA trên IP") chính là tên gọi của công nghệ ứng dụng này.

Ngoài ra các bạn cũng nên biết có hai điểm rằng, ứng dụng SNA trong máy tính lớn và ứng dụng SNA ở vị trí xa (chi nhánh, cửa hàng), vẫn không thay đổi, do đó bảo toàn khoản đầu tư vào SNA. Bởi trên thực tế thì ứng dụng SNA vẫn có khả năng tồn tại và phát triển hơn nữa trong nhiều năm tới, khi đó chắc chắn mọi người vẫn còn quan tâm đến định nghĩa SNA là gì và cách xác định, khắc phục, thu hồi và triển khai SNA trên các nền tảng phần cứng và phần mềm khác nhau. Vậy nên những kiến thức về SNA - Kiến trúc mạng hệ thống là không hề thừa với các bạn.

Như vậy, sau khi đã được giới thiệu cũng như giải thích nhiều điều về “SNA là gì?” dưới nhiều ngữ nghĩa khác nhau, bạn đã tìm được mục đích tìm kiếm của mình rồi chứ. Chúc các bạn đã tìm ra được câu trả lời cho chính mình rồi!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-