Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

8 Điều nhà tuyển dụng quan tâm trong CV của ứng viên bạn cần biết

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Ngày cập nhật: 26/12/2020

CV xin việc online là công cụ chủ yếu giúp ứng viên kết nối tới nhà tuyển dụng một cách hiệu quả nhất. Thông qua bản CV xin việc này nhà tuyển dụng có thể lựa chọn và thanh lọc bớt những ứng viên chưa đạt tiêu chuẩn và giữ lại những ứng viên tiềm năng nhất để đi tiếp vào vòng sau. Vậy thì họ đã chọn lọc dựa vào những yếu tố nào và điều gì khiến cho nhà tuyển dụng không thể rời mắt khỏi hồ sơ của bạn? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.

Hiện tại, ứng viên hầu hết là sử dụng những bản CV xin việc theo mẫu có sẵn được tải về từ các website uy tín như timviec365.vn. Trong những bản CV đó đều có những mục như là Trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm hay là mục tiêu nghề nghiệp,... Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm ở đây tất nhiên không phải tìm kiếm những ứng viên “phát minh” ra những trường nội dung mới mà họ mong muốn ứng viên của mình thể hiện phá cách, hấp dẫn trong các trường nội dung ấy như thế nào. 

Bạn đang tò mò về điều đó phải không? Vậy thì ngay sau đây mời các bạn theo dõi 8 điều mà nhà tuyển dụng quan tâm trong CV của ứng viên là gì, từ đó đúc kết kinh nghiệm và áp nó vào chính bản CV xin việc sắp tới của mình để đạt thành công mỹ mãn nhé!

Tìm việc

1. Trình độ học vấn của ứng viên trong CV xin việc

Trước tiên, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên để đảm bảo rằng ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí tuyển dụng đều đạt yêu cầu mà họ mong muốn. 

Đây là điều kiện cần để ứng viên có thể bước tiếp trên chặng đường của quy trình xin việc làm. Trình độ học vấn bạn có thể đặt ở ngay trên đầu bản CV hoặc có thể đặt ở phía cuối cùng tuỳ thuộc vào điều bạn muốn nhấn mạnh là gì?

Trình độ học vấn của ứng viên trong CV xin việc
Trình độ học vấn của ứng viên trong CV xin việc

Ví dụ bạn muốn nhấn mạnh những kỹ năng hay kinh nghiệm thực tế hơn thì nên để phần trình độ học vấn này ở cuối cùng.

Trình độ học vấn rất quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ khai về năng lực của bạn trước khi khai thác thông tin chuyên sâu. Vì vậy hãy thể hiện nó một cách rõ ràng nhất và đặt ở vị trí như tôi vừa gợi ý để tạo cho bản CV có tính thống nhất và điều hướng theo cách mà bạn mong muốn.

2. Kinh nghiệm thực tế của ứng viên không thể thiếu trong CV

Bạn có biết hầu hết các nhà tuyển dụng đều dành khoảng 40 - 50% sự quan tâm của mình cho phần kinh nghiệm của ứng viên trong bản CV hay không. Họ luôn muốn khai thác những khả năng thực tế mà ứng viên có được hơn là những thứ trên lý thuyết.

Với những kinh nghiệm làm việc thực tế liên quan đến vị trí tuyển dụng hiện tại thì bạn cần phải đưa những dẫn chứng càng cụ thể càng tốt. Ví dụ với vị trí nhân viên kinh doanh bạn đã từng làm thì cần phải nêu rõ doanh số hàng ngày bạn thu được để đủ tính thuyết phục.

Bằng khả năng và trình độ thực sự của mình bạn có thể đưa ra những cách thể hiện gây ấn tượng để bản CV lọt vào “mắt xanh” của họ ngay từ ánh nhìn đầu tiên nhé.

Kinh nghiệm thực tế của ứng viên không thể thiếu trong CV
Kinh nghiệm thực tế của ứng viên không thể thiếu trong CV

Cần đưa ra những đáp án cho những câu hỏi như là: Tại sao nhà tuyển dụng lại phải chọn bạn mà không phải là một ứng viên khác hay Bạn có thể đem lại lợi nhuận cho công ty bằng cách nào?...

Đối với những kinh nghiệm thể hiện vào bản CV cần được khai một cách trung thực, tốt hơn hết là không khai khống bởi vì những chuyên gia tuyển dụng có thể nắm thóp ngay với biểu hiện sợ sệt của bạn khi làm điều dối trá đấy nhé. Bên cạnh đó cũng không cần quá tự ti với những gì mình sở hữu, chỉ cần bạn thành thật và đúng mực thì bạn sẽ có đủ tự tin để đối đáp lại những thử thách mà họ đưa ra cho mình.

Có một lưu ý nữa bạn cần lưu ý đó là những kinh nghiệm đưa vào cần phải sát với vị trí bạn đang ứng tuyển đấy nhé nếu không sẽ chỉ khiến bản CV của bạn thêm rối mắt mà thôi. Nhiều kinh nghiệm là điều rất tốt nhưng hãy chọn lọc những việc làm chủ chốt nhất để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tăng chất lượng cho bản CV xin việc của mình.

Tạo cv online

3. Trình độ chuyên môn đối với lĩnh vực ứng tuyển

Đừng lầm tưởng trình độ chuyên môn là tấm bằng tốt nghiệp Đại học bạn cầm trên tay nhé bởi vì ngay cả khi bạn có học lực không xuất sắc vẫn có thể sở hữu tấm bằng đó. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao yếu tố bằng cấp mà họ tập trung quan tâm đến trình độ chuyên môn của ứng viên hơn.

Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm thì sau quá trình làm việc bạn sẽ đúc kết và tích luỹ được nó nhưng nếu như bạn không có trình độ chuyên môn thì dù có làm việc trong thời gian dài đi nữa thì bạn cũng sẽ không thể hiểu những vấn đề đang xảy ra đối với công việc của bạn là gì. Vậy nên hãy chú trọng vào tình độ chuyên môn để nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn đang sở hữu những thứ mà họ cần nhé.

Trình độ chuyên môn đối với lĩnh vực ứng tuyển
Trình độ chuyên môn đối với lĩnh vực ứng tuyển

Để kiểm tra trình độ chuyên môn của bạn nhà tuyển dụng có thể đưa ra vài câu hỏi như sau: Nếu đầu tư vào bạn thì họ sẽ thu lại được những gì? Liệu rằng chất xám của bạn có giúp họ tạo ra sự thay đổi trong chiến lược mới hay không?...

Rất nhiều câu hỏi có thể chĩa thẳng vào những gì bạn thể hiện, chính vì vậy hãy chuẩn bị sẵn những đáp án tiềm năng để ứng phó với nhà tuyển dụng nhé.

Việc làm nhân sự

4. Mục tiêu nghề nghiệp đối với vị trí ứng tuyển

Một trong số yếu tố giúp nhà tuyển dụng quan tâm đến bản CV xin việc của bạn nữa là mục tiêu nghề nghiệp. Có thể nói thông qua phần thể hiện về mục tiêu của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần nào tính cách cũng như con người của ứng viên, từ đó đưa ra đánh giá xem bạn có phải là một ứng viên phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng hay không.

Đối với mục tiêu nghề nghiệp này bạn cần phải chú trọng về mặt nội dung, đưa ra những thông tin đáng giá tuyệt đối tránh những thông tin đã được xuất hiện ở hàng trăm, hàng nghìn bộ hồ sơ trước đó.

Mục tiêu nghề nghiệp đối với vị trí ứng tuyển
Mục tiêu nghề nghiệp đối với vị trí ứng tuyển

Ví dụ như những mục tiêu có nội dung chung chung kiểu mong muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay là trở thành nhân viên xuất sắc,... thay vào đó bạn có thể đề cập đến vị trí mình mong muốn đạt được, thực hiện trong thời gian bao lâu và cố gắng đem lại cho doanh nghiệp những gì? (hãy nêu cụ thể ra nhé)

Nội dung của phần này không chiếm quá nhiều song nó sẽ góp phần làm nhà tuyển dụng có thay đổi sự chọn lựa với bạn hay không, cho nên hãy chú trọng từng ý khi đưa vào bản CV xin việc này nhé.

5. Những thông tin tiêu biểu về cá nhân ứng viên

Tiếp đến là một thông tin mà nhà tuyển dụng không thể không quan tâm đó là thông tin về bạn. Tất nhiên việc tìm hiểu những thông tin này chẳng có lợi gì đối với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng nhưng nó sẽ giúp họ biết rằng ứng viên của mình là người như thế nào, học trường gì, bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu,... hãy trình bày tóm tắt tiểu sử về bản thân để giới thiệu cho họ biết nhé.

Những thông tin tiêu biểu về cá nhân ứng viên
Những thông tin tiêu biểu về cá nhân ứng viên

Qua phần giới thiệu bản thân này nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được bạn có phải là người tự tin hay không đấy nhé. Hay nói một cách khác, những thông tin giới thiệu “đắt giá” sẽ làm nâng giá trị của bản thân bạn lên một tầng mới, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

6. Kỹ năng ứng viên sở hữu liên quan đến vị trí tuyển dụng

Song song với kinh nghiệm thực tế thì nhà tuyển dụng cũng rất tò mò muốn biết về những kỹ năng mà bạn sở hữu là gì đấy, vì vậy hãy thể hiện đúng những gì mình đang có và tự tin ứng phó với những câu hỏi sắp tới mà họ muốn khai thác về bạn ứng với mỗi kỹ năng này.

Giả sử, bạn có kinh nghiệm là nhân viên bán hàng và cũng đang tuyển dụng cho vị trí nhân viên bán hàng. Bạn nói với nhà tuyển dụng rằng mình đang sở hữu kỹ năng bán hàng rất tốt, ngoài ra còn có khả năng giao tiếp, xử lý linh hoạt các tình huống bất ngờ,...

Kỹ năng ứng viên sở hữu liên quan đến vị trí tuyển dụng
Kỹ năng ứng viên sở hữu liên quan đến vị trí tuyển dụng

Vậy thì bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những câu hỏi dạng như sau: Bạn thu được doanh số bao nhiêu mỗi ngày? Làm cách nào bạn bán được nhiều hàng? Bạn thuyết phục khách hàng của mình như thế nào để họ sử dụng sản phẩm?...

Lời khuyên dành cho bạn đó là bất kẻ khi thể hiện điều gì trong bẩn CV xin việc thì bạn cũng càn phải chuẩn bị sẵn những chứng cớ xác thực hoặc chuẩn bị những tài liệu liên quan đến nó. Vì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những điều bạn ghi trong CV để làm căn cứ khai thác thông tin.

Việc làm cơ khí - chế tạo

7. Một số hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho công việc

Đối với sinh viên, phần hoạt động ngoiaj khoá này là hết sức cần thiết và quan trọng. Nhà tuyển dụng cũng rất hứng thú với những hoạt động ngoại khoá mà ứng viên của mình tham gia đấy nhé. 

Vậy nên hãy đề cập những hoạt động mà bạn từng tham gia như là hiến máu nhân đạo, đi tình nguyện hay là chương trình kêu gọi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn,...

Một số hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho công việc
Một số hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho công việc

Những hoạt động ngoại khoá giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân rất tốt, giả sử nó sẽ rất có ích nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng hay là nhân viên marketing,...

Vì vậy hãy nêu rõ những chương trình mà bạn đã tham gia bên cạnh đó kèm theo những thành tích đạt được trong học tập nhé, chắc chắn bạn sẽ là ứng viên được quan tâm bởi có tài năng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

8. Bản CV được trình bày một cách khoa học 

Một điều cuối cùng mà nhà tuyển dụng thường quan tâm trong bản CV xin việc làm của bạn nữa đó là cách trình bày. Nhà tuyển dụng sẽ thích nhân viên của mình là những người có phong cách làm việc chuyên nghiệp, thái độ làm việc chỉnh chu thay vì những người luộm thuộm. Bởi vậy qua cách trình bày ngắn gọn, xúc tích và khoa học này thì nhà tuyển dụng sẽ nhận ra được ai là người mà họ đang cần tìm. 

Vậy nên hãy chỉnh chu và tỉ mỉ ngay cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo nên cả hệ thống toàn diện bạn nhé. 

Bản CV được trình bày một cách khoa học
Bản CV được trình bày một cách khoa học 

Tôi vừa trình bày và chia sẻ cho các bạn 8 điều mà nhà tuyển dụng quan tâm trong CV của ứng viên. Hy vọng với những thông tin hữu ích này các ứng viên sẽ nắm được cách viết CV xin việc đúng ý nhà tuyển dụng, đặc biệt đưa nội dung hấp dẫn để nhà tuyển dụng không thể chối từ bản CV xin việc của bạn.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn có thể truy cập vào website timviec365.vn, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn vượt qua mọi chặng đường để đi tới thành công. Cảm ơn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết của tôi, hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý