Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Full stack là gì? Bạn đã sẵn sàng để trở thành Full stack Developer?

Tác giả: Lại Trang

Tạo CV online

1. Lý giải khái niệm Full stack là gì?

Full stack là gì

Cùng với sự thống trị của làn sóng công nghệ thông tin toàn cầu, cách đây 22 năm,Việt Nam đã chính thức chạm vào “giấc mơ Internet” . Ngay lập tức sức mạnh của Internet và những ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại đã mang đến những làn gió mới thay đổi gần như tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong thời đại 4.0, chính giấc mơ Internet năm nào chính là động lực để thế hệ trẻ Việt tiếp tục viết tiếp giấc mơ chinh phục một trong những ngành có thu nhập “khủng” nhất hành tinh. Một trong những lĩnh vực không thể không nhắc đến trong biển lựa chọn của ngành công nghệ thông tin – Công nghệ phần mềm đó là trở thành một  Full stack developer chuyên nghiệp. Vậy một Full stack developer chuyên nghiệp yêu cầu những kỹ năng gì vậy? Cơ hội việc làm và mức lương cụ thể như thế nào. Chắc các bạn, đặc biệt là dân mê IT tò mò lắm đúng không? Trước hết, hãy tìm hiểu một chút về khái niệm Full stack là gì trước đã nhé.

Cách đây vài ngày, Lại Trang có bài viết về Front end là gì? và những kỹ năng cho một lập trình viên và Front end. Trong đó, có nêu đầy đủ những nhiệm vụ mà quá trình này đảm nhiệm. Các bạn có thể truy cập timviec365.vn để có thêm những tin hữu ích nhé. So với Front end, Full Stack là gì, khái niệm Full stack được hiểu rộng hơn. Đây quá trình tổng hợp những nhiều bước khác nhau từ Front end, Back end đến sự vận dụng server để tạo ra những miền dữ liệu mới. Nếu như chúng ta hiểu Front end là quá trình thiết kế phong thủy cho ngôi nhà mang tên website được viết bởi quá trình Back end, thì Full stack chính là chủ của ngôi nhà đó – người có quyền kiểm soát, điều chỉnh, thay đổi mọi thông số của ngôi nhà sao cho trở nên thoải mái với người dùng nhất. Nếu như Front end và Back end từng được dân IT ví như cứu cánh của dân ngành khi phải đối diện với những khủng hoảng về khối lượng công việc về mặt thẩm mỹ và chất lượng của web thì Full stack chính là “vị khổng lồ” có thể giải quyết cả quá trình đó chỉ trong một nốt nhạc. 

Lập trình viên Full stack so với một front end hay Back end developer, chính là nhà phát triển đa di năng, có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về phần front end, Back end trong công nghệ kỹ thuật phần mềm và phần cứng (hardware). Các nhà phát triển Full stack cũng được định nghĩa là những ông vua ngôn ngữ máy tính, do vậy họ là những người cực kỳ nhanh nhẹn, linh hoạt có thể thích nghi với mọi dự án về công nghệ thông tin.

Một cách cụ thể, nếu đang nuôi mơ ước trở thành một lập trình viên Full stack bạn phải chuẩn bị tinh thần để đảm bảo cho tất cả công việc liên quan đến Server, Database, Front end, Back end, UX, … Nhưng cụ thể là công việc gì? Các bạn hãy theo dõi thông tin tiếp theo nhé.

Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh

2. Công việc của mà một Full Developer gồm những gì?​​

Công việc của một Full developer gồm những gì?

Nhắc đến một lập trình viên Full stack người ta luôn nghĩ đến một anh chàng có khả năng thích ứng với mọi mảng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Anh ta có nhiều kiến thức về mạng máy tính, về cơ sở dữ liệu, User Interface, về bảo mật an ninh mạng. Chuyên ngành của của một Full Stack không yêu cầu quá cao khi phải thành thạo 100% các thao tác từ quá trình Front end hay Back end, tuy nhiên, anh ta có phương án giải quyết nhanh và điệu nghệ hơn. Anh cũng là người có thể học và ứng dụng những hai quá trình đó khi anh ta cần đến. Một lập trình viên Full stack chính hiệu để có thể làm được việc tốt, cần phải bảo đảm được khối lượng những công việc sau đây:

2.1. Máy chủ, mạng và hosting

 Nhiều người đã nói rằng, để trở thành một Full stack chuyên nghiệp không hệ đơn giản, và dĩ nhiên điều đó đang trùng khớp với thực tế vì một lập trình viên full stack không chỉ có nhiệm vụ thiết kế trang web để đảm bảo tính thẩm mỹ, không chỉ có khả năng viết được một chương trình, một ứng dụng và giám sát khâu chạy mượt mà trơn tru qua theo nhu cầu của người dùng mà còn phải chịu trách nhiệm về phần cứng của máy chủ từ chuột, bàn phím, máy in đến việc thiết lập ra môi trường trong hệ thống để triển khai các ứng dụng. Đây cũng là những thành viên, biết về sức mạnh của sự kết nối các hệ thống máy tính để thực hiện chức năng trao đổi thông tin.

2.2. Cơ sở dữ liệu

Thực chất đây chỉnh thể các thông tin được lưu trực trên các thiết bị nhằm thỏa yêu cầu khai thác, sử dụng thong tin hoặc một số chương trình của người dùng. Những lập trình viên Full stack chuyên nghiệp không những là người biết phân tích mà còn phải trực tiếp thiết kế dữ liệu cơ sở dữ liệu và sau đó sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu như: MySQL, SQLServer, Oracle để viết các câu hỏi truy vấn.

2.3. Làm việc với đa dạng các ngôn ngữ lập trình

 Như đã đề cập, một lập trình viên Full stack không yêu cầu quá cao là phải thuần thục mọi thao tác của quá trình mở đầu và kết thúc trong quá trình tạo trang web, tuy nhiên, những ngôn ngữ mà hai quá trình này sử dụng buộc các lập trình viên phải sử dụng một cách linh hoạt để viết đa dạng các ứng dụng và các dịch vụ web. bạn biết rằng, cùng với sự cải tiến không ngừng của nền khoa học công nghệ, các thiết bị di động như table, Smartphone có xu hướng “bung lụa” mạnh hơn trên thị trường so với người dùng thiết bị để bàn như máy vi tính hay laptop nặng nề. Việc thông thạo các ngôn ngữ là kỹ năng thiết yếu có thể đáp ứng được nhu cầu khát nhân lực lập trình viên của nhân lực trong bối cảnh hiện tại với mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Một số ngôn ngữ mà các Full stack Developer cần nằm lòng đó chính là: trong Back end gồm ngôn ngữ server-side như Ruby , Python, PHPJava… bên cạnh đó, các ngôn ngữ lập trình trong Front end: HTML (HTML5), CSS3, JavaScript và các Framework như Bootstrap hay Jquery, angular, react native, ruby on rails, nodejs,…được sử dụng phổ biến

Trên đây, mình chỉ mới liệt kê ra một số việc làm nổi bật của một lập trình viên Full stack. Thực tế, các lập trình viên phải đảm bảo khối lượng công việc lớn hơn nhiều tùy vào năng lực và yêu cầu của công ty giao phó. Nếu đang có định hướng vào các vị trí một Full stack developer thì nên tìm hiểu kỹ về những gợi ý này và trau dồi kiến thức nhiều hơn nhé.

Việc làm developer

3. Các bước để trở thành một Full stack Developer, bạn đã sẵn sàng?

Bạn đã sằn sàng để trở thành full developer

Đang bước chân trên con đường đi đến đích là một lập trình viên Full stack chính hiệu ngồi trong những công ty lớn thì…chúc mừng bạn nhé. bạn đúng hướng rồi đấy. Không chỉ những quốc gia đang phát triển mà ngay cả những quốc gia có nên kinh tế cao như Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu, nhân lực riêng cho ngành IT đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm chưa bao giờ là đủ. Ở Việt Nam, theo thống kê mới nhất, mức lương trung bình của một lập trình viên Full stack chuyên nghiệp chỉ xếp sau Blockchain và mảng lập trình trong mảng robot và trí tuệ nhân tạo với mức lương cao ngất trung bình là 1642 USD/tháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mức lương đó. Cũng như nhiều ngành khác, việc làm cho công nghệ thông tin nói chung và một lập trình viên Full stack nói riêng là quá trình phấn đấu từ thấp lên cao. Hãy đảm bảo các bước sau đây ngay từ khi đang còn trên ghế nhà trường để đạt được mơ ước nhé.

Đầu tiên, một tiêu chí hết sức quan trọng cũng là nền tảng khi học về Full stack chính là hiểu về các ngôn ngữ lập trình thuộc Front end như HTML5, CSS3 hay JavaScript. Bởi vì bạn cần phải tạo ra những web tĩnh có giao diện đẹp và thu hút.

Bước thứ hai, sau khi nằm lòng được các kỹ năng ngôn ngữ Front end sau đó hãy tiến bước với các Back end code như Ruby, Python, PHP. Việc viết các chương trình và sự chỉnh sửa trên cả hai quá trình này một cách thuần thục rồi thì đảm bảo bạn có thể viết được một trang web tựa như timviec365.vn rồi đấy.

Trong quá trình lập trình, một điều bạn nên chú ý đầy là biết cách sử dụng các công cụ để quản lý code của mình và chương trình để kiểm tra chương trình có lỗi hay không. Bạn biết là dù bạn mất cả đống thời gian để viết chương trình với giao diện mỹ miều, nhưng không có nghĩa nó sẽ chạy trơn tru từ đầu đến cuối. Vẫn có rất nhiều trường hợp, các web đã được tối ưu hết mức, bug (lỗi) vẫn làm phiền người dùng. Do đó, bạn nên bỏ túi một số công cụ Git, GitlabSVN hay Mercury dể có thể dễ dàng debug hơn. Git có vẻ dễ học hơn cho người mới bắt đầu.

Bước tiếp theo, bạn hãy dành thời gian học về cơ sở dữ liệu để lưu trữ những nội dung cho website của mình. Sau đó hãy tích lũy cho mình chút kiến thức về tên miền website, web server, web service hosting hay các source code.

Đến đây gần xong rồi, làm thì phải tạo ra thành quả đúng không? Vậy hãy chinh phục khách hàng đầu tiên của mình bằng công cụ tìm kiếm trên google hay Search engine Optimization) hay SEO. Bởi vì, những web nào ở trang 1 sẽ có cơ hội được người dùng tiếp cận nhiều hơn và bạn có thể thu được lợi nhuận ngay trên đó, hoặc sử dụng những trang web đầu tiên để chào mời họ vào mua những sản phẩm tiếp theo của bạn. Tin tôi đi, đã đam mê công nghệ thông tin rồi, thì những bước để trở thành một Full stack không phải quá khó khăn đâu. Chỉ cần kiên trì, chịu khó một chút, không đốt cháy giai đoạn, bạn sẽ sớm đạt được mơ ước. Và dĩ nhiên rồi, trước khi bắt đầu những bước này bạn cần nắm rõ khái niệm Full stack là gì? - Đó là một nghề đa di năng để lấy động lực học tập và làm việc nhé.

Việc làm seo

4. Cơ hội việc làm cho lập trình viên Full stack hiện nay như thế nào?

Chắc không cần tôi phải nói, thì bạn đã mường tượng ra được mức độ khát nhân lực riêng của ngành công nghệ thông tin và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ phần mềm hiện của các doanh nghiệp trên toàn thế giới thế nào. Thường thì chúng ta luôn nghe và ngưỡng mộ những tên tuổi lớn như Facebook với hơn 3 tỷ người dùng hay Google với “biệt danh” là công ty tìm kiếm lớn nhất hành tinh hay Snapchat các kiểu mà không biết rằng, hiện tại trên rất nhiều giảng đường đại học, không ít các bạn trẻ chuyên ngành Full stack đã tự tạo cho cho mình những trang web và tự sinh ra lợi nhuận. Bạn đang bước trên con đường để trở thành những lập trình viên Full stack chắc cũng hiểu rõ rằng, phát triển phần mềm chưa bao giờ được định nghĩa thuần túy cho vui hay chỉ phục vụ các công ty chuyên về công nghệ.

Công nghệ hóa toàn cầu, tự động hóa lên ngôi đã mang lại cơ hội đang dạng cho những nhân viên Full stack thỏa sức thể hiện tài năng. Hiếm có một doanh nghiệp nào thiên về sản xuất các ấn phẩm công nghiệp, dịch vụ thậm chí nông nghiệp lại không cần phát triển một website để phục vụ phát triển. Hình thức thương mại online cũng là điều kiện tạo ra thị trường việc làm it khổng lồ cho ngành công nghệ thông tin nói chung và Full stack Developer nói riêng. Mức lương trung bình khoảng 1600 USD /tháng cho một lập trình viên có kinh nghiệm trên 3 năm và thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ lập trình và chế độ đãi ngộ hấp dẫn chính là một trong những lý do làm cho số lượng người đăng ký theo học ngành này tăng đột biến. 

Tuy nhiên, không phải cái gì cũng là dễ dàng. Hẳn nhiều bạn trong chúng ta từng có cái nhìn cực kỳ hoa mỹ về tương lai việc làm sau khi ra trường của ngành đào tạo những lập trình viên Full stack với mức lương khủng ngày từ đâu. Không phải đâu nhé. Là ngành thuộc khối kỹ thuật để làm việc được, việc nắm rõ lý thuyết là không hề đủ. Bạn phải thực hành thật nhiều.  Mức lương cho một lập trình viên Full stack cũng như lập trình nói riêng trong khoảng 3-6 tháng thực tập tại một công ty công nghệ rơi vào khoảng 380 USD. Khi cầm một hợp đồng chính thức trong tay, khi ra trường với công nhận là một lập trình viên Full stack mức lương các bạn có thể nhận đến khoảng 570 USD. Đây chỉ là thống kê trung bình. Thực tế, lương công ty cho những vị trí này sẽ được xếp theo kỹ năng của từng người. Do vậy, hãy luôn cố gắng để có được phong độ tốt nhất nhé, những lập trình viên Full stack tương lai! 

Cơ hội việc làm Full stack với mức lương hấp dẫn luôn dành cho những người biết cách nắm bắt, vì thế đừng bỏ qua những thông tin tuyển dụng viec lam Hai Duong hoặc tỉnh thành nào mà bạn mong muốn trên timviec365.vn để tìm được công việc tốt nhất.

Hi vọng những chia sẻ còn hạn chế trên đây của Trang về lý giải Full stack là đến những bước để tự học để trở thành một Full stack Developer sẽ hỗ trợ các bạn phần nào đó trong chiến lược chinh phục ước mơ trở thành một lập trình viên Full stack chuyên nghiệp. Cố gắng lên nhé. Chúc bạn luôn thành công với lựa chọn của mình.

Tuyển dụng

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý