Quay lại

Giấc ngủ trưa của dân văn phòng lợi ích và giải pháp cần biết

Tác giả: Trần Quỳnh Trang

Bạn là dân văn phòng nhưng thắc mắc không biết giấc ngủ trưa ở tư thế nào là tốt nhất. Nếu bạn muốn biết câu trả lời vậy hãy tham khảo bài viết này nhé!

Việc làm Hành chính - Văn phòng

1. 5 lợi ích mà giấc ngủ trưa đem lại cho dân văn phòng

* Giảm bớt căng thẳng, áp lực

Dân văn phòng làm việc nhờ vận động bộ não cần tư duy cao độ bằng não bộ nên đặc biệt cần có một giấc ngủ trưa sinh lý, vì giấc ngủ trưa có thể giảm thiếu đáng kể sự căng thẳng sau khi làm việc chăm chỉ cả buổi sáng và bắt đầu một buổi chiều làm việc hiệu quả. Khi cơ thể được ngơi nghỉ vào buổi trưa dù chỉ thiếp đi 30 phút thôi thì các hormone serotonin cũng sẽ có đủ thời gian để sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn, bên cạnh đó ngủ trưa mang lại tinh thần sảng khoái thỏa mái để tiếp tục công việc nặng nhọc vào buổi chiều. Do đó, kể cả khi bạn là người quá bận rộn với công việc thì bạn vẫn nên sử dụng 20-30 phút buổi trưa nghỉ ngơi ngủ đi một giấc để chiều đến cơ thể được giãn cơ, đầu óc được thông minh, minh mẫn hơn trong những giờ làm việc kế tiếp nhé.

* Tăng năng suất và hiệu quả công việc

Nếu bạn ngủ tối không đủ số giờ như bác sĩ thưởng khuyên là 6 đến 8 tiếng thì chiều đến sẽ là địa ngục trần gian đối với bạn vì bạn sẽ buồn ngủ rũ mắt. Lúc này, một giấc ngủ trưa sẽ sốc lại tinh thần đem lại sự sảng khoái cho bản thân bạn mỗi khi chiều đến, đồng thời đi cùng với sự tỉnh táo sẽ là năng suất lao động trong ngày hôm đó được tăng lên đáng kể. Ngoài ra, ngủ trưa 30p còn giúp đầu óc bạn có được sự tập trung cao độ, suy nghĩ tư duy cũng như làm việc được minh mẫn sáng suốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả công việc trong ngày hôm đó sẽ tiến triển rõ rệt. Và có một điều nữa là, nếu bạn ngủ trưa đủ thì tất cả những giác quan của bạn sẽ hoạt động tinh nhạy nhạy bén hơn đem lại sự sáng tạo cao cho công việc.

* Cải thiện bộ nhớ

Người ta chỉ biết nên ngủ trưa chứ không mấy ai biết tác dụng của ngủ trưa. Trong số các tác dụng của ngủ trưa thì có tác dụng giúp làm giảm bớt tình trạng quá tải khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin trong ngày. Vì vậy, hãy nghỉ trưa ít nhất là 15 phút để giúp não bộ tập trung cao độ hơn cho những công việc tiếp theo vào buổi chiều nhé!

* Ngủ trưa tốt cho tim mạch

Một số nghiên cứu tầm cỡ quốc tế cũng chỉ ra rằng, những người không ngủ trưa có nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch cao gấp 64% so với người ngủ trưa thường xuyên, còn kết quả thống kê ở những người ngủ trưa ít hơn 3 lần/tuần thì nguy cơ sẽ là 37%. Do vậy, nếu bạn ngủ trưa đều đặn thương nhật, dù là ngủ ngắn ngủ ít thôi thì cũng nên ngủ trưa mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai không xa.

* Tăng khả năng nhận thức

Trí não của con người cũng có giới hạn chịu đựng riêng của nó, không một não bộ nào siêu nhiên có thể làm việc minh mẫn suốt cả một ngày dài mà hiệu suất công việc sẽ bị giảm dần đến khoảng 1 giờ chiều, sau đó tăng lại vào thời gian là từ 5 – 9 giờ tối trong một ngày. Thế nên, ngủ trưa đúng cách chính là liều thuốc giúp não bộ của chúng ta lấy lại nhịp sinh học vốn có và tái tạo các hoạt động của não bộ. Với những người thường xuyên ngủ trưa đúng cách thì trí não hoạt động được tinh nhạy hơn nên giải quyết xử lý công việc cũng được nhanh chóng hữu hiệu hơn, đồng thời khả năng nhận thức cũng được nâng tầm rõ rệt.

2. Tư thế ngủ trưa đúng tại văn phòng

– Tư thế 1: Trải đệm hay chiếu ra sàn của văn phòng và nằm thẳng trên đó, thả lỏng và thư giãn tất cả các bộ phận của cơ thể.

– Tư thế 2: Nếu sàn văn phòng của bạn không đủ lớn để tất cả các nhân viên có thể cùng nằm thì bạn có thể ngủ ngả lưng trên ghế ngửa ra và dùng gối văn phòng quấn quanh cổ để kê gáy so với phần ghế.

* Một vài lưu ý:

– Sau khi ăn trưa, nên ngồi chơi xơi nước khoảng 10 – 20 phút rồi mới tiến hành việc ngủ trưa để hạn chế nguy cơ bị đau bao tử.

– Một giấc ngủ văn phòng tuyệt nhất nên dài khoảng 15 – 20 phút.

– Hãy cố gắng tìm nơi tránh tiếng ồn, vừa yên tĩnh vừa không có quá nhiều ánh sáng để giúp cơ thể dễ ngủ hơn ngủ sâu hơn ngon hơn.

– Trước khi dậy hẳn, hãy ngồi 1 – 3 phút ngồi tại chỗ để cơ thể quen dần với môi trường ánh sáng và sự việc diễn ra xung quanh, giúp định thần trước khi dậy hẳn.

3. Ngủ trong bao lâu thì đủ?

Một giấc ngủ ngắn của dân văn phòng trung bình sẽ kéo dài khoảng 15 phút là bắt đầu oke theo đó, ngủ trưa đủ giấc sẽ giúp giảm cảm giác buồn ngủ, sốc lại tinh thần sảng khoái cho buổi chiều làm việc vui vẻ.

Đối với những nhân viên không thích ngủ trưa, việc chăm chăm cố để ngủ được càng khiến bạn mệt mỏi và chán nản hơn. Cách “ngủ trưa” cho những người này là nằm thư giãn khi thần trí vẫn tỉnh (ngả lưng, thả lỏng tay chân và nhắm mắt lại) trong vòng 15 phút rồi dậy cũng đủ để thư giãn thoải mái hơn.

Bạn cần chú ý là không nên ngủ trưa quá lâu quá 90 phút bởi nếu bạn ngủ trong thời gian quá dài, vỏ não sẽ bị ức chế càng tăng nguy cơ làm cơ thể cảm thấy khó chịu, buồn ngủ, nặng óc, toàn thân mệt rã rời, phản ứng chậm khi tỉnh giấc.

4. Bí mật giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ban trưa cho người lao động làm văn phòng

4.1. Giấc ngủ trưa nên kéo dài bao lâu?

W. Christopher Winter nghiên cứu của mình về giấc ngủ trưa. Ông nói là một giấc ngủ trưa nên ngủ trong khoảng 20 -25 phút là đủ để cơ thể thư giãn và lấy lại sự minh mẫn. Nếu chúng ta tỉnh giấc khi cơ thể đang phải ngủ sâu, cơ thể sẽ dễ bị mệt hơn và lảo đảo đứng không vững.

20 phút có vẻ là quá ít để ngủ phải không nào? Nhưng thực tế lại chứng minh như vậy là đủ rồi. Trừ khi bạn vì công việc quá bận bịu không có thời gian ngủ, một giấc ngủ trưa 20 – 25 phút là đủ để não bộ của bạn thoải mái để quay lại công việc.

4.2. Hãy lên lịch ngủ trưa mỗi ngày

Không chỉ ngủ tối cần lên lịch mà ngủ trưa cũng cần có lịch ngủ cụ thể từ mấy giờ đến mấy giờ. Theo bác sĩ Winter, việc ngủ trưa đúng giờ là lúc cơ thể được tái tạo năng lượng và cần phải nghỉ ngơi. Khoảng thời gian tốt nhất để tiến hành việc ngủ trưa là sau bữa ăn trưa, khi cơ thể đã nạp đủ năng lượng và tiêu hóa hết thức ăn bạn nên ngủ trước giờ làm việc buổi chiều. Việc ngủ càng muộn sẽ khiến cơ thể không tái tạo đủ năng lượng dễ dẫn đến mệt mỏi vào buổi chiều ở công ty bạn.

4.3. Chọn nơi ngả lưng ít ánh sáng và yên tĩnh

Ai cũng muốn ngủ là phải thư giãn hết sức có thể, nhưng ngủ trưa là giấc ngủ ngắn thôi. Nếu bạn ngủ ở nơi quá êm ái sẽ không thể dậy nổi để làm việc chiều đâu vì khi cơ thể chìm vào trạng thái ngủ sâu sẽ rất khó để tỉnh dậy và làm việc ngay, lúc ấy bạn sẽ rất mệt mỏi đấy. Đó là lý do, bạn nên ngủ trên sofa, hoặc nối 2 3 chiếc ghế văn phòng lại với nhau để ngủ. Những phương án này vừa chắc chắn bạn có cơ thể thoải mái khi nghỉ ngơi, vừa thích hợp cho giấc ngủ ngắn giữa trưa và chiều.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ngủ ở chỗ quá yên tĩnh và quá tối, vì như thế cơ thể sẽ liên hệ với cảm giác ngủ ban đêm và chìm sâu vào giấc ngủ.

4.4. Uống cà phê trước khi ngủ trưa ngắn

Cà phê giúp thức tỉnh sự tỉnh táo. Trước khi đi ngủ mà uống cà phê thì còn ngủ sao được nữa. Đó là suy nghĩ của nhiều người như thực tế cà phê có tác dụng sau 30 phút uống. Việc uống cà phê trước khi đi ngủ sẽ không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ trưa của bạn có tốt không mà thay vào đó nó còn giúp bạn tỉnh táo hơn sau khi thức giấc.

5. Giấc ngủ trưa của dân văn phòng và những sai lầm thường gặp

5.1. Ngủ trưa nhiều hơn 10 phút

Với dân văn phòng thì thời gian nghỉ ngơi vào buổi trưa (bao gồm cả giờ ăn trưa và nghỉ trưa) rơi vào khoảng 1 đến một tiếng rưỡi đồng hồ. Vậy giấc ngủ trưa nên chiếm bao nhiêu phút để được cho là lý tưởng nhất.

Theo ý kiến của các chuyên gia bác sĩ về sức khỏe, giấc ngủ trưa ngắn tác động tích cực hơn tới con người so với giấc ngủ trưa quá dài. Một giấc ngủ ban trưa quá lâu sẽ làm ta mệt mỏi rõ rệt, nhức đầu, đờ đẫn… Bởi khi bạn ngủ quá lâu vào buổi trưa, cơ thể sẽ ngủ sâu, lúc đó, việc bị đánh thức đột ngột sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng tái hoạt động gây ra tình trạng đờ đẫn mỏi mệt.

Với những giấc ngủ trung bình khoảng 30 phút, chúng ta dễ trì trệ sau khi tỉnh dậy. Đó là lý ngủ trưa ngắn tốt hơn ngủ trưa dài. Vì khi ấy ta chưa kịp rơi vào giấc ngủ sinh lý nên dậy cũng dễ hơn.

Một nghiên cứu ở Anh còn cho biết là: Những người duy trì thói quen ngủ trưa từ 1 tiếng trở có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến phổi như: viêm phế quản, khí phế thũng và viêm phổi hơn người bình thường.

Giấc ngủ trưa tốt nhất chỉ nên nghỉ trong vòng 10 phút, theo ý kiến của của bác sĩ Nguyễn Thanh Bình. Đây là một giấc ngủ trưa lý tưởng nhất cho dân công sở.

5.2. Ngủ gục trên bàn làm việc

Sau thói quen ngủ trưa quá lâu, ngủ gục trên bàn là lỗi sai thường gặp phải ở dân công sở.

Ngủ gục trên bàn khiến cơ thể bị ức chế thiếu thư giãn, rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau cổ đau lưng đau vai gáy kinh niên. Nguyên nhân là do sau bữa ăn, máu dồn xuống dạ dày và ruột, ngủ ngồi trên ghế sẽ khiến cho nhịp tim bị giảm thiểu tối đa, não không được cấp đủ oxy, dễ gây ra tình trạng đau đầu, ù tai, chồn chân mỏi gối...

Hơn thế nữa, ngủ gục xuống bàn gây ức chế ở ngực, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, đè nặng áp lực lên tim và phổi, dễ  bị mê man. Đầu đè lên hai tay mà ngủ cũng dễ tác động tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu và truyền dẫn thần kinh, khiến cho hai bàn tay và cánh tay tê cứng mệt mỏi đau nhức. Mắt tì lên hai tay khiến cho nhãn áp tăng cao, khi tỉnh dậy sẽ bị mờ mắt đau mắt mỏi mắt, tình trạng này kéo dài sẽ làm mắt ảnh hưởng xấu.

Các chuyên gia bệnh phụ khoa chứng minh là phụ nữ không nên ngủ ngồi trên ghế, như vậy sẽ làm hở phần lưng ở cạp quần làm lỗ chân lông lỏng ra rất dễ bị hàn khí nhập vào cơ thể. Một khi bị khí lạnh xâm nhập, bạn rất dễ bị cảm cúm, thương hàn, ốm sốt hay đau bụng tiêu chảy…

Cách khắc phục: Tuyệt đối không ngủ gục trên bàn làm việc. Vì bạn đa biết ngủ gục đem lại những tác hại không lường với sức khỏe. Thay vào việc gục xuống bạn có thể nằm ngửa cổ lên ghế có đỡ cổ bằng gối văn phòng (có đến 70-80% dân số ngủ với tư thế này). Vì vậy, bạn có thể tập ngủ trưa với tư thế nằm ngửa, chú ý gác chân lên một chiếc ghế khác để cơ thể được thả lỏng tối đa nhé!

6. 1001 kiểu nghỉ trưa "khó đỡ" của dân văn phòng

Bên cạnh việc ngủ trưa trong giờ nghỉ trưa tại văn phòng, dân văn phòng còn làm nhiều điều thú vị khác mà không phải ai cũng biết. Đó là gì?

* Nấu cháo điện thoại

Ngày nay một số bạn trẻ làm văn phòng cứ ăn trưa xong, mắt trước mắt sau tìm một góc trong quán nước gần công ty để gọi điện cho người yêu bạn bè người thân để gọi video call nhìn thấy mặt nhau nói chuyện rất rôm rả, cầm điện thoại thì thào tâm tình, lúc thích thú thì rúc rích cười, có khi lại sụt sịt nước mắt.

* Tranh thủ giải trí

Ngoài nấu cháo điện thoại rất nhiều người dân văn phòng tận dụng giờ nghỉ trưa để xem phim nghe nhạc trong lúc nghỉ thậm chí vừa ngủ vừa nghe nhạc. Đó cũng là một thú vui điển hình của dân văn phòng ở Việt Nam.

* Buôn chuyện vỉa hè

Thay vì gọi điện đồng nghiệp cùng công ty có thể cùng nhau rủ rê ra vỉa hè trà đá buôn chuyện. Như vậy cũng rất hay vì gắn kết tình cảm đồng nghiệp ngoài giờ làm việc trên công ty.

Trên đây là những thông tin bổ ích mà chúng tôi tìm hiểu được để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của ngủ trưa ở văn phòng cũng như 1001 kiểu ngủ trưa của dân văn phòng. Hy vọng bài viết đã  mang lại cho bạn những kiến thức bạn đang cần về giấc ngủ trưa của dân văn phòng. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả và thoải mái. Trân trọng!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-