Quay lại

[Tìm hiểu] Bản mô tả công việc đạo diễn chi tiết cho ứng viên

Tác giả: Hồng Nguyễn

Với những yêu thích và đam mê về nghệ thuật thì chắc chắn không nên bỏ qua công việc đạo diễn – một trong số những nghề đang “làm mưa làm gió” trên thị trường hiện nay. Đây được đánh giá là một lĩnh vực có triển vọng vô cùng lớn cùng cơ hội phát triển không chỉ trong nước mà còn có thể “lấn sân” sang thị trường quốc tế. Vậy thực chất, người đạo diễn làm những công việc gì và yêu cầu đối với vị trí này ra sao? Hãy cùng timviec365.vn khám phá những điều thú vị qua bản mô tả công việc đạo diễn trong bài viết dưới đây nhé!

Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh

1. Mô tả công việc đạo diễn chi tiết và đầy đủ nhất

Mô tả công việc đạo diễn chi tiết và đầy đủ nhất

Đạo diễn có lẽ không còn là cái tên quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay khi các lĩnh vực về phim ảnh, âm nhạc hay hoạt động nghệ thuật khác đang ngày càng “chiếm lĩnh” thị trường tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đây là những người có trách nhiệm chính trong việc tạo ra các bộ phim truyền hình, phim tài liệu, điện ảnh, sitcom,... và mang đến cho khán giả những thước phim hay nhất với các cung bậc cảm xúc khác nhau. Và để hiểu rõ hơn về công việc của một người đạo diễn, hãy cùng timviec365.vn phân tích nhé!

1.1. Lựa chọn kịch bản phù hợp

Để có thể tạo ra được một bộ phim hay, chất lượng và nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ khán giả thì cần phải có một kịch bản hấp dẫn. Và đạo diễn sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá, lựa chọn kịch bản này.

Lựa chọn kịch bản phù hợp

Tùy vào từng ý tưởng cũng như thể loại của bộ phim mà đạo diễn sẽ đưa ra các lựa chọn kịch bản sao cho phù hợp nhất. Người đạo diễn có thể lựa chọn những kịch bản sẵn có với nội dung độc đáo, hấp dẫn từ những biên kịch. Hoặc họ cũng có thể tìm kiếm, hợp tác với những biên kịch xuất sắc để làm việc, trao đổi về ý tưởng bộ phim mình có, từ đó người biên kịch sẽ dựa theo và phát triển thành kịch bản hoàn chỉnh.

Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của người đạo diễn, đòi hỏi sự cẩn thận, lựa chọn thật kỹ lưỡng, phù hợp để mang đến những bộ phim với nội dung trọn vẹn, hấp dẫn người xem.

1.2. Liên hệ và thành lập đoàn làm phim

Sau khi đã lựa chọn được một kịch bản tốt nhất thì đạo diễn sẽ cần phải tìm kiếm và liên hệ với các nhà sản xuất phù hợp, mời họ hợp tác và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết như là quay phim, bộ phận âm thanh, ánh sáng, trang phục, hậu kỳ,... và thành lập đoàn làm phim.

Liên hệ và thành lập đoàn làm phim

Đây đều là những nguồn lực không thể thiếu đối với quá trình làm phim. Do đó, đạo diễn sẽ cần phải cân nhắc để đưa ra được quyết định phù hợp nhất và phát triển bộ phim mình mong muốn. Việc này sẽ giúp cho đạo diễn có thể giải quyết được các vấn đề về nhân lực và chi phí cho quá trình sản xuất phim.

Thường thì các đạo diễn nếu làm nghề lâu năm thì sẽ có mối quan hệ với các nhà sản xuất lớn hoặc chính họ cũng có một công ty chuyên về sản xuất phim. Tuy nhiên, những ai mới chập chững vào nghề hay làm các bộ phim nhỏ dạng sitcom thì sẽ cần phải tìm kiếm những nhà sản xuất phù hợp, làm sao để bộ phim của mình trở nên nổi tiếng, hấp dẫn công chúng.

Việc làm nhân viên dựng phim

1.3. Casting, tuyển chọn diễn viên cho các nhân vật trong phim

Casting, tuyển chọn diễn viên cho các nhân vật trong phim

Tổ chức casting và tuyển chọn diễn viên là một trong số những khâu quan trọng nhất đối với quá trình làm phim. Và đạo diễn sẽ là người nắm rõ nhất về ý tưởng, các tình tiết cũng như tinh thần của bộ phim như thế nào. Do đó, họ cũng sẽ chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, tham gia vào các buổi casting diễn viên cho bộ phim.

Tuy nhiên, đạo diễn sẽ chỉ đánh giá và quyết định lựa chọn diễn viên quan trọng như là diễn viên chính, thứ chính, phụ,... bởi đây là những người sẽ quyết định đến mạch diễn của cả bộ phim. Còn một số diễn viên khác liên quan hay diễn viên quần chúng thì thường đạo diễn sẽ chỉ định những nhân viên cấp dưới của mình có chuyên môn về đạo diễn tìm kiếm và tuyển chọn.

1.4. Chỉ đạo công tác làm phim

Chỉ đạo công tác làm phim

Công tác làm phim sẽ có rất nhiều nhiệm vụ, vấn đề khác nhau và người đạo diễn sẽ cần phải nắm được toàn bộ các yếu tố đó. Cụ thể đó là người đạo diễn sẽ cần chuẩn bị và chỉ đạo tất cả các vấn đề như là:

- Tìm kiếm và sắp xếp các bối cảnh quay phim sao cho phù hợp với từng cảnh.

- Lựa chọn thời gian, thời điểm quay phim sao cho đúng với ý đồ của bộ phim.

- Dàn dựng, dàn cảnh và phối hợp với các bộ phận kỹ thuật để có được góc quay và cảnh quay xuất sắc nhất.

- Định hướng về cách diễn xuất đối với từng tuyến nhân vật để đảm bảo cho đúng và phù hợp với kịch bản phim,...

Việc làm biên kịch phim

1.5. Chỉ đạo về các vấn đề diễn xuất của diễn viên

Diễn xuất của các diễn viên đối với từng nhân vật là rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của bộ phim. Bên cạnh nội dung hay thì người xem còn chú ý rất nhiều đến diễn xuất của các diễn viên. Chắc chắn một điều rằng những diễn viên chuyên nghiệp, có lỗi diễn xuất tự nhiên, chân thật sẽ dễ dàng lấy được sự đồng cảm, yêu thích từ người xem hơn là những diễn viên còn chưa nhập tâm, diễn bị “đơ”, không mang đến cảm xúc và bộc lộ được hết tính cách, con người nhân vật.

Chỉ đạo về các vấn đề diễn xuất của diễn viên

Chính bởi vậy người làm đạo diễn sẽ cần phải liên tục theo sát các cảnh quay của mỗi tập phim, chú ý, đánh giá chi tiết vào vấn đề diễn xuất của các diễn viên như thế nào? Đối với từng cảnh quay khác nhau, đạo diễn sẽ phải tạo động lực để diễn có thể nắm được mạch cảm xúc sao cho phù hợp với nhân vật và bối cảnh của bộ phim.

Đối với khán giả, bộ phim khi được công chiếu sẽ liền mạch từng tập và theo một đường dây cảm xúc nhất định. Tuy nhiên, đối với người diễn viên thì sẽ phải quay rất nhiều cảnh và diễn các cảm xúc khác nhau cùng một ngày rồi sau đó mới được cắt ghép hoàn chỉnh theo từng tập. Do đó, để có thể chuyển cảm xúc một cách nhanh chóng không phải là điều dễ dàng và người đạo diễn sẽ cần có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo cũng như giúp các diễn viên có thể hoàn thành thật tốt các cảnh quay của họ.

Xem thêm: Vạch trần sự thật về lương đạo diễn là bao nhiêu? Đừng bỏ lỡ!

1.6. Chịu trách nhiệm về hậu kỳ phim

Chịu trách nhiệm về hậu kỳ phim

Các cảnh quay mặc dù đã hoàn thành nhưng nhiệm vụ của người đạo diễn vẫn chưa dừng lại ở đó. Tiếp đến, đạo diễn sẽ cần phải phối hợp làm việc với bộ phận kỹ thuật để cắt ghép và dựng thành những tập phim hoàn chỉnh theo thời lượng đã quy định.

Cụ thể đó là đạo diễn sẽ phải xem lại các cảnh quay, yêu cầu chỉnh sửa sao cho phù hợp về màu sắc, âm thanh, các kỹ xảo, hiệu ứng đi kèm, sắp xếp lại các cảnh sao cho logic và ăn khớp với nhau để tạo thành một bộ phim hoàn chỉnh. Công đoạn này cũng mất khá nhiều thời gian trong quá trình làm phim và đòi hỏi cần phải thật chi tiết, tỉ mỉ để không xảy ra bất kỳ lỗi nào mà hiện nay mọi người vẫn thường gọi là “sạn phim”.

Việc làm kỹ thuật dựng phim

2. Tiêu chí tuyển dụng vị trí đạo diễn hiện nay như thế nào?

Tiêu chí tuyển dụng vị trí đạo diễn hiện nay như thế nào?

Đạo diễn là một nghề có tính đặc thù và đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng về chuyên môn thì mới có thể làm được. Nếu bạn quan tâm và muốn theo đuổi hay tìm kiếm việc làm đạo diễn thì hãy lưu ý về các tiêu chí, yêu cầu sau:

- Tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học trở lên theo chuyên ngành về đạo diễn – sự kiện, am hiểu về lĩnh vực nghệ thuật, ưu tiên những ai đã có từ 1 năm kinh nghiệm trong nghề và có các sản phẩm được ra mắt.

- Làm nghề đạo diễn cần phải có niềm đam mê lớn về nghệ thuật (âm nhạc, phim ảnh,...), am hiểu về các kiến thức văn hóa – nghệ thuật để có thể mang tới những bộ phim hay và truyền tải cảm xúc tốt nhất.

- Là người sáng tạo, tư duy, luôn nhạy bén với sự biến đổi, phát triển của thị trường, các xu thế về nghệ thuật để tạo ra các bộ phim hợp thời và ăn khách.

- Có khả năng xây dựng các ý tưởng tốt, mới lạ, độc đáo, một điều chắc chắn cần phải lưu ý đó là đã làm nghệ thuật thì không được phép sao chép, đạo ý tưởng, lặp lại ý tưởng nếu không muốn bị thụt lùi phía sau.

- Cần có khả năng lãnh đạo tốt để có thể quản lý cũng như chỉ đạo được đội ngũ nhân viên trong đoàn làm phim, các diễn viên và xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Để trở thành đạo diễn cần rất nhiều tố chất khác nhau

- Làm nghề đạo diễn cũng cần phải có sự đồng cảm, giàu cảm xúc, có khả năng diễn xuất để đảm bảo truyền tải được những ý đồ trong ý tưởng bộ phim của mình đến các diễn viên và tạo nên được những bộ phim chân thật, hấp dẫn.

- Kỹ năng giao tiếp chắc chắn là yếu tố không thể thiếu đối với một người làm đạo diễn bởi công việc của họ là thường xuyên cần làm việc với các bộ phận khác nhau, các diễn viên, chỉ đạo quay phim, diễn xuất,... do đó cần phải có khả năng truyền đạt, giao tiếp giỏi thì mới có thể làm được nghề này.

- Yêu cầu phải là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết để đảm bảo các cảnh quay được hoàn hảo nhất, không xảy ra bất kỳ lỗi nào dù là nhỏ nhất.

- Có khả năng tổ chức, sắp xếp và quản lý công việc cũng như quản lý đội ngũ nhân viên trong đoàn làm phim tốt, biết ưu tiên những công việc, nhiệm vụ quan trọng lên hàng đầu.

- Làm nghệ thuật chắc chắn không thể tránh khỏi các vấn đề, sự cố xảy ra trong quá trình làm phim, do đó đòi hỏi người đạo diễn cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc, luôn bình tĩnh xử lý, giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc, đảm bảo mọi thứ được ổn thỏa, suôn sẻ nhất và không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất phim.

Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh tại Hà Nội

3. Làm đạo diễn, bạn nhận được mức lương bao nhiêu?

Có thể thấy, nghệ thuật là một trong số những lĩnh vực đang rất thu hút giới trẻ hiện nay bởi cơ hội việc làm hấp dẫn cũng như mức lương “khủng”. Một trong số đó phải kể đến chính là nghề làm đạo diễn. Mặc dù đây chỉ là những người thầm lặng đứng sau để hỗ trợ và tạo nên các sản phẩm nghệ thuật đặc sắc nhưng vai trò lại không hề nhỏ.

Đạo diễn hiện nay được phân chia theo từng mảng khác nhau như là đạo diễn âm nhạc, sự kiện, phim điện ảnh, phim truyền hình, sitcom,... Do đó, mức lương dành cho từng mảng cũng sẽ có sự khác nhau. Thêm vào đó, kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng cũng là một tiêu chí để đưa ra mức lương dành cho nghề đạo diễn, cụ thể như sau:

- Với những ai mới vào nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm, làm đạo diễn cho những bộ phim sitcom ngắn, phim nhỏ,... hoặc làm trong các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất về phim ảnh, nghệ thuật thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Làm đạo diễn, bạn nhận được mức lương bao nhiêu?

- Những ai đã có kinh nghiệm đạo diễn, sản xuất các bộ phim tầm cỡ lớn hơn thì mức lương có thể lên đến 30 – 40 triệu đồng/tháng.

- Đặc biệt với những người làm đạo diễn cho phim có ảnh hưởng lớn, phim điện ảnh, truyền hình, chiếu rạp, dày dặn kinh nghiệm trong nghề và kiêm cả vai trò sản xuất thì đối với mỗi bộ phim có thể thu được đến 300 – 400 triệu đồng/tháng và một năm có thể làm đến 2 – 3 bộ phim.

Như vậy, có thể thấy mức thu nhập dành cho nghề đạo diễn là rất khủng và nếu bạn có tố chất, đam mê, muốn theo đuổi nghề này thì đừng ngại ngần, hãy thử sức ngay thôi!

Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh tại Hồ Chí Minh

4. Những quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí đạo diễn

Làm việc trong ngành nghệ thuật, đặc biệt là nghề đạo diễn, bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn như là:

- Môi trường làm việc cực kỳ năng động, chuyên nghiệp, luôn có sự linh hoạt, biến đổi theo thời gian, điều này giúp bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao năng lực, trình độ của bản thân mình hơn nữa, được đi khám phá khắp các khu vực, vùng miền của cả nước và trên thế giới để có những bối cảnh làm phim phù hợp.

- Có cơ hội được trải nghiệm các môi trường làm việc và các kỹ năng làm phim từ nước ngoài, từ đó có thể học tập, áp dụng một cách phù hợp cho quá trình làm phim của mình như là các kỹ thuật, hiệu ứng, kỹ xảo cho phim ảnh, công nghệ hiện đại, nội dung “hot”,...

Những quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí đạo diễn

- Nếu bạn làm trong nghề lâu năm và nhiều kinh nghiệm, trở thành một đạo diễn giỏi thì còn có cơ hội phát triển, trở thành các nhà đạo diễn – sản xuất lớn trong lĩnh vực nghệ thuật, có tên tuổi và được công chúng biết đến.

- Đạo diễn làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi dành cho người lao động theo quy định của nhà nước bao gồm các chế độ về bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp, lương thưởng theo các dự án phim, ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép,...

Ngoài ra, còn rất nhiều các quyền lợi hấp dẫn khác khi làm nghề đạo diễn đang chờ bạn khám phá. Bạn có thể truy cập vào timviec365.vn để tìm kiếm cho mình một vị trí việc làm đạo diễn phù hợp nhất, phát triển được tài năng cũng như đam mê của mình với nghệ thuật nhé!

Hy vọng những thông tin mà timviec365.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề đạo diễn như thế nào? Click vào file mẫu mô tả công việc đạo diễn dưới đây để tham khảo và đưa ra quyết định chính xác về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai nhé!

MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐẠO DIỄN.doc

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-