Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Viết nhận xét thực tập chuẩn nhất là như thế nào?

Đăng bởi Timviec365.vn - 48621 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024

Để hoàn thành quá trình thực tập các sinh viên cần có giấy nhận xét thực tập tại công ty, với ý kiến nhận xét và đánh giá của người phụ trách, hướng dẫn và đơn vị đã thực tập.

1. Biên bản góp vốn sử dụng để làm gì?

Vai trò của vốn trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp
Vai trò của vốn trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp

Hiện nay, trong tất cả các hoạt động thành lập công ty, kinh doanh tại các doanh nghiệp thì vốn chính là một trong những tiền đề quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để tạo nên sự phát triển, thành công. Thực tế thì phải có vốn, các doanh nghiệp mới có thể thực hiện, phát triển được các dự án, sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, trong suốt quá trình phát triển thì các doanh nghiệp cũng cần phải có vốn để có thể đầu tư được cho các quy trình sản xuất, mua tài sản, trang thiết bị, quyết định tuyển dụng nhân sự, thanh toán tạm ứng,... và tạo nên một hệ thống hoạt động chuyên nghiệp, hoàn thiện, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt.

Và để có thể thu hút được các nguồn vốn, đặc biệt là đối với các tổ chức mới thành lập, chưa có nhiều vốn phát triển thì sẽ thường kêu gọi các tổ chức, cá nhân hợp tác, góp vốn cùng nhau giải quyết các vấn đề, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh. Theo đó, các bên sẽ cần họp hội đồng quản trị để tính toán về việc góp bao nhiêu phần trăm vốn và sẽ cần đến biên bản góp vốn.

Biên bản góp vốn sử dụng để làm gì
Biên bản góp vốn sử dụng để làm gì?

Đây là văn bản rất quan trọng ghi chép lại toàn bộ các nội dung của buổi thỏa thuận, các điều khoản đưa ra, quyết định cuối cùng cho vấn đề góp vốn giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Đây cũng chính là một văn bản bắt buộc, được quy định bởi pháp luật và được xem như một bản hợp đồng để chắc chắn về mối quan hệ hợp tác giữa các bên với nhau. Biên bản này sẽ được lập trong thời gian cuộc thỏa thuận diễn ra để đảm bảo cho sự chính xác, khách quan, có sự chứng kiến và xác nhận của những người tham gia.

Và để biết cách lập mẫu biên bản góp vốn như thế nào là đúng chuẩn theo quy định, cùng theo dõi những phân tích cụ thể dưới đây của vieclam88.vn nhé!

Việc làm ngân hàng - chứng khoán - đầu tư 

>> Xem thêm: Biên bản kiểm kê tài sản cố định

2. Cách lập mẫu biên bản góp vốn chi tiết nhất

Hiện nay, có rất nhiều loại biên bản góp vốn được sử dụng có liên quan đến việc thành lập công ty, góp vốn kinh doanh, mua bán nhà đất,... Tuy nhiên, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến độc giả cách lập 2 mẫu biên bản góp vốn phổ biến và được nhiều người quan tâm nhất kèm theo các biểu mẫu theo quy chuẩn mà các bạn có thể tải về để tham khảo.

2.1. Nội dung mẫu biên bản góp vốn kinh doanh

Góp vốn kinh doanh là một trong số những hoạt động nổi bật và thường xuyên diễn ra nhất hiện nay giữa các cá nhân hay tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Theo đó, khi thỏa thuận về các vấn đề góp vốn kinh doanh này, giữa các bên sẽ cần phải lập nên một mẫu biên bản góp vốn bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

- Những thông tin chung chắc chắn không thể thiếu trong biên bản góp vốn hay bất kỳ mẫu biên bản nào khác đó chính là quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập biên bản, tên của mẫu biên bản (có thể là “BIÊN BẢN THỎA THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH”).

Nội dung mẫu biên bản góp vốn kinh doanh
Nội dung mẫu biên bản góp vốn kinh doanh

- Tiếp đó là thông tin của những người tham gia góp vốn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Toàn bộ những thông tin này cần phải được ghi rõ ràng họ tên (viết in hoa), ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (bao gồm chi tiết về thời gian cấp và địa điểm được cấp), địa chỉ thường trú của người góp vốn. Một điều cần lưu ý khi lập biên bản góp vốn đó chính là có bao nhiêu người tham gia góp vốn thì sẽ cần phải ghi đầy đủ ra biên bản theo các công tin đã nêu trên.

- Thông tin về nội dung của cuộc thỏa thuận góp vốn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể, cần trình bày về nội dung của mẫu biên bản như sau:

+ Mục đích thực hiện việc góp vốn kinh doanh: Phần này cần phải được ghi chép một cách rõ ràng để sau này không xảy ra các vấn đề nhầm lẫn hay tranh chấp khi phân chia lợi nhuận giữa các bên. Thông thường thì mục đích góp vốn ở đây chính là để tìm kiếm lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức.

+ Thông tin về số vốn đóng góp, loại tài sản mà các tổ chức, cá nhân sử dụng để đóng góp. Trong trường hợp vốn đóng góp là tiền thì sẽ cần ghi cụ thể tổng số tiền đã được bàn giao giữa 2 bên (cả bằng số và chữ). Còn nếu như tổ chức hay cá nhân góp vốn bằng các tài sản vật chất khác như là giấy uỷ quyền sử dụng đất, mua bán nhà đất, biên bản bàn giao xe, quản lý và sử dụng xe ô tô,... thì sẽ cần phải chi chi tiết từng loại tài sản kèm theo giá trị thực của chúng vào biên bản.

+ Thời hạn tham gia góp vốn cần được ghi chi tiết cả thời gian bắt đầu góp vốn đến thời gian chấm dứt hợp tác.

+ Đại diện của các tổ chức, cá nhân đứng ra để quản lý nguồn vốn đóng góp là ai? Đây là phần rất quan trọng không thể thiếu trong biên bản góp vốn kinh doanh nhằm tránh những trường hợp xấu gây thất thoát các tài sản, nguồn vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Theo đó, người được cử ra để quản lý vốn đóng góp này sẽ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, có khả năng quản lý, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, không gian lận trong công việc.

Việc làm quản lý kinh doanh

Biên bản góp vốn rất quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh
Biên bản góp vốn rất quan trọng trong quá trình hợp tác kinh doanh

+ Các điều khoản cam kết giữa các bên hợp tác góp vốn – phần này cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý giữa các bên để đảm bảo không xảy ra việc tranh chấp, không tuân thủ quy định ban đầu đã đưa ra.

+ Nguyên tắc để phân chia lợi nhuận kinh doanh giữa các bên cần được thiết lập một cách cụ thể, rõ ràng. Bởi thực tế mục đích chính của việc góp vốn chính là mang lại lợi nhuận cho các bên. Các bên cần phải thống nhất về nguyên tắc để phân chia các lợi nhuận sau các dự án kinh doanh, làm sao để toàn bộ những người tham gia góp vốn đều sẽ được phân chia phần trăm lợi nhuận một cách phù hợp, xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Do đó, đây là vấn đề quan trọng nhất cần phải bàn bạc kỹ lưỡng, thống nhất chắc chắn để không xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp ảnh hưởng đến quá trình hợp tác của 2 bên.

- Phần cuối cùng chính là chữ ký của các bên liên quan trong vấn đề đóng góp vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là xác nhận đảm bảo cho mẫu biên bản góp vốn kinh doanh có giá trị và được thực thi. Thêm vào đó, nếu biên bản đóng góp vốn kinh doanh không được ký tên thì sẽ không được coi là hợp lệ theo pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Click để tải ngay mẫu biên bản góp vốn kinh doanh chi tiết nhất tại đây:

biên bản góp vốn kinh doanh.doc

2.2. Nội dung mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần

Biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần là văn bản cũng khá quen thuộc, được sử dụng trong các công ty, đặc biệt là những công ty với quy mô cổ phần, hoạt động, phát triển mạnh và cần huy động các nguồn vốn để mở rộng các chi nhánh và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần sẽ bao gồm các nội dung chính dưới đây:

Nội dung mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần
Nội dung mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần

- Các thông tin chung theo quy định của mẫu biên bản bao gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập biên bản, tên của biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần.

- Thông tin của những người tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần (họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số cổ phần được quyền tham gia biểu quyết,...).

- Thông tin về việc góp vốn thành lập công ty cổ phần nào (mục này cần phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của công ty. Ví dụ như là Công ty Cổ phần Thời trang Quốc tế IDF).

- Số vốn đóng góp để thành lập công ty cần phải ghi cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như Ông Trần Văn A đóng góp tiền mặt 2.000.000.000 VNĐ, chiếm 30% tổng số vốn điều lệ hay đóng góp bằng tài sản như nhà cửa thì cũng phải ghi chi tiết “Bà Nguyễn Thị B đóng góp vốn bằng vật chất là nhà cửa với giá trị 5.000.000.000 VNĐ, chiếm 40% tổng số vốn điều lệ”,...

- Thông tin về phương thức góp vốn, vấn đề này cần phải được bàn bạc, thống nhất và cam kết rõ ràng về việc thực hiện đóng góp vốn theo các đợt nào, thời gian nào,...

Tạo mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần
Tạo mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần

- Số và ngày cấp giấy chứng nhận về việc tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần. Đối với giấy tờ này thì khi các cổ đông tham gia đóng góp vốn đầy đủ, người đại diện pháp lý của công ty sẽ cấp giấy chứng nhận về việc tham gia đóng góp vốn.

- Thông tin về việc bầu Chủ tịch, Ban lãnh đạo, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc công ty, quyết định bổ nhiệm phó giám đốc công tyquyết định bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, trưởng phòng,... cho công ty mới được thành lập. Toàn bộ quyết định về việc bầu chức vụ này cần phải được thỏa thuận, thống nhất rõ ràng bởi những người tham gia góp vốn, tham dự cuộc họp.

- Bầu cử người sẽ đại diện cho vấn đề pháp luật – pháp lý tại công ty mới được thành lập. Thường những người đại điện này sẽ phải giữ chức vụ từ Giám đốc trở lên, có trách nhiệm về các hoạt động của công ty.

- Cuối cùng đó là chữ ký cụ thể của những người tham gia góp vốn để đảm bảo mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty được xác nhận, có giá trị pháp lý và áp dụng.

Tham khảo ngay mẫu biên bản góp vốn thành lập công ty cổ phần trong các file dưới đây:

biên bản góp vốn thành lập công ty.doc

biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty cổ phần.pdf 

>> Xem thêm: Biên bản kiểm tra tài sản

3. Một số lưu ý khi tạo mẫu biên bản góp vốn

Một số lưu ý khi tạo mẫu biên bản góp vốn
Một số lưu ý khi tạo mẫu biên bản góp vốn

Biên bản góp vốn là một loại văn bản quan trọng, được quy định bởi pháp luật. Do đó, khi lập mẫu biên bản góp vốn kinh doanh, thành lập công ty cổ phần hay bất kỳ mục đích nào khác, cần tuân thủ theo nguyên tắc nhất định dưới đây: [URL]

- Mẫu biên bản góp vốn cần có đầy đủ các thông tin cần thiết theo form chuẩn của một biên bản thỏa thuận giữa các bên hợp tác.

- Các thông tin ghi trong biên bản cần đảm bảo sự chính xác, có sự thỏa thuận và thống nhất giữa các bên góp vốn với nhau (số tiền – tài sản góp vốn, các nguyên tắc phân chia lợi nhuận, vấn đề bổ nhiệm các vị trí chức vụ, biên bản kê khai tài sản cho doanh nghiệp mới thành lập...).

- Hình thức mẫu biên bản góp vốn cần được trình bày cẩn thận, khoa học, bố cục theo thứ tự, không được đảo lộn giữa các phần với nhau, không tẩy xóa, gạch chéo, viết đè lên nội dung, không sử dụng nhiều ngôn ngữ đan xen hay nhiều loại mực trong biên bản.

Biên bản góp vốn cần đảm bảo theo đúng quy định
Biên bản góp vốn cần đảm bảo theo đúng quy định

- Biên bản góp vốn bắt buộc phải có chữ ký của những người tham gia, đóng dấu xác nhận đầy đủ để đảm bảo tính pháp lý và có thể thực thi, áp dụng.

- Khi lập mẫu biên bản góp vốn cần phải in ra thành nhiều bản để những người tham gia đều có, lưu trữ, sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Bài viết trên đây của vieclam88.vn đã trình bày khá chi tiết, cụ thể về mẫu biên bản góp vốn cùng cách lập biên bản đúng chuẩn và chính xác nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho những người quan tâm.

Việc làm