Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Báo chí tiếng anh là gì và kỹ năng tiếng anh liên quan tới nghề báo

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn là người yêu thích viết lách, có tố chất văn chương hay có năng khiếu về văn học? Bạn thích tìm tòi chia sẻ những câu chuyện thú vị bằng chính khả năng viết văn của mình? Có thể bạn sinh ra dành cho nghề báo. Tuy nhiên để mở rộng con đường tương lai của bản thân với cái nghề này bạn không chỉ học chuyên môn trên trường mà bạn còn phải học thêm về ngôn ngữ mới, đặc biệt là tiếng anh. Vậy báo chí tiếng anh là gì? Tại sao nghề báo cần có tiếng anh? Timviec365.vn cũng đang muốn giải quyết thắc mắc này.

 

1. Lý giải báo chí tiếng anh là gì?

báo chí tiếng anh là gì

Báo chí tiếng anh có nhiều nghĩa, mỗi nghĩa lại được sử dụng trong một ngữ cảnh khác nhau chứ không giống như tại Việt Nam. Nghĩa được dùng phổ biến nhất là “Newspapers” hay thậm chí “Magazines” với nghĩa tạp chí cũng được hiểu là báo chí. Ngoài ra còn một số từ tiếng anh cũng được sử dụng với nghĩa báo chí là Periodicals, Press, Fourth estate. Ở các nước phương Tây, Châu Âu và nhiều nước có đặc đặc điểm báo chí khác với nước ta nhưng nói chung nội dung những vấn đề cần truyền tải đều là những vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm về mọi mặt. 

Tại Việt Nam báo chí được định nghĩa với nhiều khái niệm, tuy nhiên đều có thể hiểu một cách khái quát báo chí là những xuất bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Hiện nay ấn phẩm báo chí được xuất bản theo nhiều hình thức, do đó báo chí trong thời đại công nghệ này không chỉ là báo giấy, mà nó còn là báo mạng, báo đài, các chương trình thời sự,… và bất kỳ ở trang truyền thông nào đem đến thông tin cho mọi người. 

Và để phù hợp với từng hình thức xuất bản, nội dung báo chí không nhất thiết phải ở một định dạng văn bản mà có thể là bộ ảnh, video hay thậm chí là âm thanh trên đài radio. Điều quan trọng mà báo chí hướng tới ở đây là nội dung thông tin cung cấp tới được với độc giả. Theo xu hướng hiện nay Vai trò và vị thế của báo chí, cùng với các phương tiện truyền thông đại chúng, đã trải qua những thay đổi sâu sắc trong hai thập kỷ vừa qua với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số và phổ biến thông tin trên Internet. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong việc xem báo giấy, vì người dân ngày càng đọc tin tức thông qua điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, thách thức các tờ báo tìm cách kiếm tiền thông qua các phương tiện kỹ thuật số cũng như phát triển khả năng xuất bản các tin tức có ngữ cảnh.

Tuy vẫn đảm bảo cung cấp thông tin tìm kiếm của người làm báo những một tình trạng có thể xảy ra là các tòa soạn sẽ cắt giảm nhân viên đang làm việc để xuất bản báo giấy và tăng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng yêu cầu báo điện tử,... Bởi báo điện tử phải cần sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh. Có ưu điểm hơn so với các loại báo khác là cập nhật thông tin nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Tuy nhiên vẫn có khuyết điểm về tính phổ cập còn yếu, chưa đảm bảo tính đồng nhất thông tin, vẫn còn xuất hiện “tin lá cải”.

Xem thêm: Thông cáo báo chí là gì?

Việc làm báo chí - truyền hình tại Hà Nội

2. Điều thú vị trong nghề làm báo

Nếu bạn đam mê, bạn có thể tìm thấy sự thú vị trong bất kỳ ngành nghề nào, nhưng không phải mọi ngành đều mang lại cảm giác thú vị giống nhau. Với nghề báo, bạn sẽ được thỏa sức truyền đạt thông tin bằng lời văn vốn có, được bày tỏ cảm xúc về một vấn đề nào đó trong xã hội để nhận lại nhiều lời nhận xét từ độc giả,… bên cạnh đó nghề làm báo còn đem đến một số thú vui riêng như:

nghề báo chí tiếng anh là gì

2.1. Cập nhật tin sốt dẻo sớm nhất

Để hàng ngày có thể xuất bản cho ra đời thông tin cần thiết hay những câu chuyện thú vị quanh đời sống thường ngày, người làm báo phải luôn chủ động tìm kiếm và quan sát những điều thú vị để nảy sinh chủ đề mới, khám phá nguồn thông tin xung quanh chủ đề này để viết bài. Bước đầu khởii nghiệp có vẻ khó khăn để viết được bài có chất lượng, tuy nhiên lâu dần khi sở hữu những ấn phẩm độc đáo, sâu sắc với nguồn thông tin truyền tải giúp người đọc cuốn hút, dễ dàng tiếp thu sẽ đem đến cho bạn cơ hội sau này. Không cần phải chủ động liên hệ để lấy thông tin mà nhà muốn cung cấp thông tin sẽ tự tìm đến bạn với mong muốn thông tin được truyền đạt đến công chúng qua lối hành văn của bạn.  

Càng có tên tuổi trong nghề, nguồn thông tin lại tự tìm đến bạn, gửi gắm đến bạn để thông tin truyền đạt tới độc giả sát thực tế, không khô khan bởi cách hành văn đồng thời cuốn hút được lượt mua, lượt truy cập hàng ngày,… Cơ hội cho bạn được là người đầu tiên tiếp cận với nguồn tin mới nhất, cạnh tranh được với các tờ báo khác, nâng tầm uy tín của tòa soạn cũng như của cá nhân. 

2.2. Gặp gỡ nhiều nhân vật nổi tiếng

Người viết báo thường viết những câu chuyện xoay quanh một nhân vật hay những câu chuyện, những vấn đề xoay quanh nhân vật đó. Nếu bạn muốn chủ đề bài báo của mình không nhàm chán, khi phải lặp đi lặp lại thông tin của vài người, bạn nên gặp gỡ thu thập thông tin của nhiều người có ảnh hưởng tới xã hội. Với chủ đề về đời sống hãy tích cực gặp gỡ những thành phần trong xã hội để tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau, nội dung câu chuyện từ đó cũng sẽ mới mẻ hấp dẫn người đọc hơn.

Còn với chủ đề trong lĩnh vực giải trí cơ hội cho bạn diện kiến tiếp xúc và nói chuyện với những ngôi sao điện ảnh mà người thường ít được gặp. 

2.3. Được đặt chân tới nhiều nơi 

Bạn có biết nghề báo không chỉ đơn giản là ngồi tại nhà hay văn phòng mà có chủ đề để viết bài, họ phải đi khắp nơi để tìm kiếm thông tin thú vị, mang nhiều đường nét khác nhau để hàng ngày tô sắc làm mới cho những đứa con tinh thần sắp chào đời của họ. Hầu hết mọi chuyên mục báo chí đều bắt buộc nhà báo phải đi đây đi đó, có người còn phải sang tận nước ngoài để cư trú, cũng có người lại được cử lên sinh sống tại quê nhà của những người dân tộc thiểu số.

Đặc thù nghề nghiệp khiến họ phải xa nhà, xa quê nhưng họ vẫn cảm thấy vui vẻ bởi được làm nghề yêu thích, cống hiến cho nghề bằng cái tâm và sự đam mê. Và một chút an ủi cho người làm báo khi đi tìm kiếm thông tin sẽ được thăm thú khám phá nhiều vùng đất mà trước đây chưa từng đến không những ở trong nước mà cả khắp nơi trên thế giới.

Xem thêm: Bảo trợ truyền thông là gì?

Việc làm nhà báo

3. Thử thách sinh viên trường báo với tiếng anh

3.1. Chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

học tiếng anh - báo chí tiếng anh là gì

Với những người có đam mê làm báo lựa chọn theo học trường top đầu đào tạo cho xã hội hàng ngàn nhà báo, phóng viên là niềm mơ ước của họ. Và Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo uy tín chất lượng nhất về chuyên ngành này thể hiện ngay trên của trường.  

Là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng, đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành báo chí, tuyên truyền và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác,… Với mục tiêu đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành báo truyền hình, có khả năng thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí. 

Mục tiêu đào tạo sinh viên sau khi hoàn thành chương trình ra trường có những kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo truyền hình, biên tập tác phẩm văn học và biên tập chương trình truyền hình, tổ chức sự kiện, tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, dẫn chương trình truyền hình, cầu truyền hình,… Bên cạnh đó, Lãnh đạo nhà trường còn nhận thấy rằng, trong thời đại hiện nay, nhà báo không thể chỉ ngồi viết bài một thức tiếng mà còn phải thực hiện rất nhiều các thao tác nghiệp vụ khác liên quan đến ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng anh. Bởi vậy mà bắt đầu từ năm 2024, Học viện đã áp dụng mức chuẩn đầu ra Tiếng anh cho sinh viên từ khóa K32. Theo đó sinh viên muốn tốt nghiệp, lấy được bằng cần phải đạt mức điểm Tiếng Anh theo quy định chuẩn của từng khoa và từng chuyên ngành khác nhau.

Khi quy định này được đề ra, đã khiến không ít sinh viên hoang mang với khả năng ngoại ngữ kém và luôn có tâm lý lo lắng về nguy cơ đã kết thúc chương trình học ở trường nhưng không nhận được bằng. Phần lớn sinh viên được tuyển vào trường đều thuộc dân khối C nên khả năng ngoại ngữ không tốt. Hơn nữa khó khăn khi phần lớn sinh viên lại thuộc khu vực nông thôn sống nơi vùng quê yên bình và cơ sở vật chất giảng dạy Tiếng Anh còn yếu kém ảnh hưởng tới quá trình học tập và tiếp thu kiến thức ngoại ngữ của học sinh.

Còn khi lên đại học, do việc học ở trường mất khá ít thời gian, sinh viên lại thuộc lứa tuổi lao động vì thế mà phần lớn sinh viên dùng thời gian đó để làm thêm phụ giúp gia đình. Việc học để thi chứng chỉ thường chỉ được lựa chọn vào năm cuối, với việc lựa chọn các khóa học Tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ mục đích chỉ để đạt chuẩn đầu ra tiếng anh chứ không cần điểm thi quá cao.

Tiếng Anh được đánh giá rằng không cần người học phải thông minh, chỉ cần họ chăm chỉ tuy nhiên cũng cần có năng khiếu. Đây là hai tiêu chí mà ít sinh viên Việt Nam có thể đáp ứng được để học Tiếng Anh vì thế mà trình độ Tiếng Anh của dân ta có tỷ lệ thấp trên thế giới. Cũng bởi việc đầu tư học Tiếng Anh chưa được chú trọng và triển khai áp dụng từ trước đó, khiến lứa tuổi sinh viên hiện nay bị thụ động khi học Tiếng Anh. Đem đến một nỗi lo cho sinh viên khi học 4 năm đại học mà không lấy được bằng, để lỡ mất nhiều cơ hội.    

Việc làm biên tập viên báo chí

3.2. Sinh viên báo chí khó thích nghi với công việc khi thiếu tiếng anh

cần có tiếng anh - báo chí tiếng anh là gì

Hiện nay với những thay đổi không ngừng của xã hội, ngày càng nhiều vấn đề nóng phát sinh, cộng thêm tính tò mò thích hóng những câu chuyện nổi bật, những vấn nạn trong cuộc sống của mọi người dân dường như đã khiến “thông tin” trở nên quyền lực hơn. Từ đó ngôn ngữ báo chí và truyền thông ngày càng có một vị trí  quan trọng trong sự phát triển của mọi lĩnh vực. Và nghề báo đang thực sự trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những bạn trẻ năng động, giàu tính sáng tạo và có khả năng truyền đạt thông tin tốt. 

Tốc độ phát triển thông tin ở nước ta rất nhanh, cả nước có khoảng 700 tờ báo in và tạp chí cùng hàng trăm đài phát thanh – truyền hình từ Trung ương tới địa phương, chưa kể đến sự phát triển của các công ty truyền thông, các ban truyền thông của các công ty cũng đang là cơ hội việc làm lớn cho những người học ngành này. 

Có thể thấy, vị trí việc làm không thiếu, nhưng tại sao sinh viên ra trường vẫn có khả năng làm trái ngành, thất nghiệp cao? Kiến thức học được từ trường học chỉ đáp ứng một phần kỹ năng làm việc, nhưng lại khó có thể đáp ứng yêu cầu công việc với áp lực cao, tiếp cận được với nhiều thông tin và các nghiệp vụ chuyên ngành,... do sinh viên thiếu kỹ năng thực hành và Tiếng Anh. Nhiều sinh viên báo chí sau khi ra trường muốn có công việc ổn định phù hợp với chuyên ngành được đào tạo lại nhận được mức lương cao đã không ít người vẫn đang phải chật vật, lăn lộn với đi học thêm tiếng anh, nhìn lại mới thấy lãng phí rất nhiều thời gian sinh viên trước đây. 

Làm việc trong ngành báo chí không khó, nhưng để vươn lên và có được thành công trong các tòa soạn báo uy tín hàng đầu Việt Nam, các đài truyền hình quốc gia hay các Công ty truyền thông có tên tuổi thì chắc chắn không dễ dàng. Một trong những lời khuyến để giải quyết vấn đề này là trau dồi kỹ năng tiếng Anh cùng với kỹ năng mềm cần thiết khác phục vụ cho công tác nghề báo. Hãy tận dụng ngay khoảng thời gian sinh viên để học Tiếng Anh phục vụ cho lợi ích dài trong tương lai chứ đừng đem khoảng thời gian đó phục vụ cho công việc trước mắt.  

Việc dám bắt đầu ngày hôm nay sẽ đem đến cho bạn cơ hội thành công, sự tự tin, năng lượng cho mai sau. Hi vọng rằng qua nguồn thông tin trên các bạn đã biết được báo chí tiếng anh là gì, cùng với sự cần thiết và những khó khăn mà sinh viên báo chí gặp phải với Tiếng Anh. Nếu bạn đam mê bạn sẽ không ngại thử thách. Hãy đứng lên phấn đấu củng cố kỹ năng Tiếng Anh để phục vụ cho công việc của tương lai. Chúc các bạn thành công! 

Bài viết tham khảo: Multimedia là gì? Khám phá những cơ hội việc làm multimedia hot nhất

Tìm kiếm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;