Mẫu Phiếu đánh giá tín nhiệm
Đăng bởi Timviec365.vn - 5826 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 2 tháng 05 năm 2024
- Đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký Thuế/Thông báo mã số Thuế
- Phiếu tự nhân xét cán bộ, viên chức
Bạn có từng nghe đến cụm từ “Đánh giá tín nhiệm” nhưng chưa hiểu rõ về nó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về “Đánh giá tín nhiệm” và lý do cần phải tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá tín nhiệm. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm được dùng trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đến cho các độc giả.
1. Đánh giá tín nhiệm là gì?
Đánh giá tín nhiệm có thể hiểu theo hai cách sau đây:
- Cách hiểu thứ nhất: Đánh giá tín nhiệm là một thuật ngữ dùng trong ngành tài chính – ngân hàng (tiếng Anh: Credit Rating), hay còn được biết đến với các tên gọi khác như “xếp hạng tín nhiệm”, “xếp hạng tín dụng”, “định mức tín nhiệm”, “định hạng tín nhiệm”. Đánh giá tín nhiệm là các ý kiến đánh giá chủ thể phát hành hoặc công cụ nợ về chất lượng tín dụng hoặc khả năng trả nợ. Việc đánh giá tín nhiệm được tiến hành bởi các CRA – Credit Rating Agency (Cơ quan xếp hạng tín dụng). Sự đánh tín nhiệm của các CRA có tác động vô cùng lớn đến thị trường chứng khoán và kinh tế toàn cầu vì một khi CRA ra quyết định hạ mức tín nhiệm với bất kì doanh nghiệp hay chính phủ nào thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn, gây áp lực vô cùng khủng khiếp cho các nhà phát hành nợ do chi phí vay nợ tăng lên.
- Cách hiểu thứ hai: Đánh giá tín nhiệm là hoạt động diễn ra trong nội bộ một cơ quan hoặc tổ chức (Quốc hội, doanh nghiệp,…) để các thành viên tronng cơ quan hoặc tổ chức đánh giá một hoặc nhiều cá nhân thuộc về cơ quan hoặc tổ chức. Hoạt động này dùng để thẩm định năng lực, thái độ trong công việc của các cá nhân được đánh giá, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định bổ nhiệm, phiếu thăng chức; đề nghị khen thưởng hay sa thải hoặc quyết định thôi việc nhân viên đó.
Trong bài viết sau sẽ sẽ dụng cách hiểu thứ hai của đánh giá tín nhiệm. Đây là hoạt động khá gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người vì nó thường diễn ra định kì tùy vào quy định, tiến trình làm việc của cơ quan hoặc tổ chức
2. Tại sao cần phải tiến hành đánh giá tín nhiệm?
Đánh giá tín nhiệm là sự phản ánh hiệu quả công việc của các cá nhân trong cơ quan hoặc tổ chức. Các cá nhân trong cơ quan hoặc tổ chức được đánh giá sẽ thấy được hiệu quả, năng suất làm việc của mình ở mức độ nào và thấy được cả những ưu điểm và hạn chế về nhân cách của mình. Nhờ đó, các cá nhân được đánh giá sẽ tự có những biện pháp điều chỉnh bản thân, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để có thể phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Đánh giá tín nhiệm là cách để lựa chọn được những người có năng lực lên các vị trí cao hơn, đồng thời, cũng là để loại bỏ những người không có năng lực đang nắm giữ chức vụ không phù hợp với mình. Đặc biệt khi mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, trưởng phòng, mẫu quyết định bổ nhiêm tổng giám đốc hay quyết định bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn thì nhận được tín nhiệm của nhân viên trong công ty là một tiêu chí rất quan trọng. Nhờ có đánh giá tín nhiệm, các cơ quan hoặc các tổ chức có thông tin về nhân sự của mình để có sự điều chỉnh trong phân công công việc, chức vụ. Bản thân các cá nhân được đánh giá có kết quả không tốt sẽ biết là mình nên tự rút lui để cho người khác phù hợp lên thay và họ sẽ có cơ hội tìm được những công việc thích hợp với năng lực của bản thân.
Các cá nhân nhận được kết quả đánh giá tốt sẽ có ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong công việc chung và tiếp tục nỗ lực khẳng định năng lực, nhân phẩm, uy tín của bản thân đối với các thành viên khác trong cơ quan hoặc tổ chức.
3. Mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm
Mẫu phiếu tín nhiệm là loại văn bản có giá trị trong quy trình bổ nhiệm của bất cứ công ty hay cơ quan nào để có thể đánh giá một cách khách quan về năng lực cũng như phẩm giá của người được đề bạt. Phiếu tín nhiệm cần được trình bày rõ ràng đầy đủ 3 phần với những nội dung đánh giá liên quan. Những nội dung cần có trong phiếu tín nhiệm như sau:
Tải xuống miễn phí
Cách trình bày phiếu tín nhiệm chuẩn
- Phần mở đầu
- Cần đề cập đến tên công ty, số hiệu và Quốc hiệu trong phần đầu của tờ phiếu theo quy định về văn bản hành chính.
- Tiếp theo của phần này, cần ghi rõ tên mẫu phiếu: PHIẾU LẤY Ý KIẾN TÍN NHIỆM hoặc PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÍN NHIỆM.
- Ghi rõ họ tên của người đánh gía, bộ phận, chức danh, tên người được đánh giá và bộ phận làm việc.
- Nội dung: Nội dung của mẫu phiếu tín nhiệm trình bày những ý kiến đánh giá công việc của người được đề xuất theo các mức độ đánh giá (Yếu – Trung bình – Khá – Giỏi – Xuất sắc), trong đó bao gồm:
+ Khối lượng công việc
+ Tinh thần trách nhiệm
+ Năng lực lãnh đạo hành chính
+ Nghiệp vụ chuyên môn
+ Phẩm chất cá nhân
+ Các ý kiến khác
- Phần kết: Phần kết cần ghi thời gian làm phiếu đánh giá tín nhiệm và chữ ký của người được đánh giá, người đánh giá.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, độc giả đã hiểu rõ về đánh giá tín nhiệm, lý do cần tiến hành đánh giá tín nhiệm và có thể nắm được cách trình bày mẫu phiếu đánh giá tín nhiệm chuẩn. Cuối cùng, bạn đọc tìm hiểu thêm về nhật ký công việc, bảng thanh toán tiền lương và mẫu đánh giá công việc cá nhân nếu thấy hữu ích/
>>> Xem thêm:
- Lương thấp, chế độ đãi ngộ kém, muốn thay đổi công việc ? Tham khảo ngay bí quyết tìm việc làm nhanh từ Timviec365.vn, vừa nhanh lại tiện lợi.
- Đánh giá tin nhiệm sẽ là nền tảng cho những quyết định bổ nhiệm các chức danh lớn trong công ty hay doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng,... Ngoài phiếu đánh giá tín nhiệm trên đây bạn còn có thể tải rất nhiều mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc và các chức vụ khác cùng các giấy tờ cần thiết trong quá trình bổ nhiệm trên Timviec365.vn, click để tải miễn phí ngay nhé.
Tài liệu mới
Tài liệu mới