Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024
Kinh doanh đồ ăn thức uống dưới mô thức nhà hàng luôn là một sự hấp dẫn không chỉ với những người yêu thích kinh doanh mà cả những thực khách ngày này. Việc liên tục có những hình thức nhà ăn quầy thức uống mới đã khiến cho khách hàng có nhiều hơn các sự lựa chọn. Không những thế, những hình thức kinh nhà hàng mới, tiện lợi còn là chiến lược để thu hút thực khách và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Có thể nói cafeteria chính là một hình thức giúp nhà kinh doanh “làm giàu” như vậy. Vậy Cafeteria là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Cafeteria, ngay từ tên gọi của nó đã gợi cho chúng ta hình ảnh về một quán cà phê nào đó. Điều này không sai, tuy nhiên đầy đủ nghĩa của cafeteria chính là một mô hình nhà hàng ăn tự phục vụ kết hợp với sự bài trí không gian của các quán cà phê. Nói cách khác, chúng ta có thể gọi cafeteria là một cửa hàng ăn buffet đồ ăn nhẹ. Mô hình cafeteria đã có trước đó ở các nước phương Tây, chủ yếu phục vụ cho dân văn phòng hoặc học sinh, sinh viên vào các giờ nghỉ trưa. Bởi khác với Việt Nam, phương Tây chú trọng nhiều hơn về không gian ăn trưa cho nên họ ưu tiên chọn những món ăn nhẹ nhưng có một chỗ ngoài thoáng đãng, đẹp đẽ. Trong khi đó, Việt Nam lại quan niệm là ăn no là quan trọng nhất và có chỗ “đặt lưng”. Vì thế mà mãi sau này, khi Việt Nam bắt đầu cởi mở hơn thì mô hình này mới được du nhập về và hiện tại chỉ có ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Ngành quản trị nhà hàng và dich vụ ăn uống - quản lý khách sạn tại Việt Nam luôn là một ngành sôi động, đặc biệt là khi kinh tế Việt Nam lại bắt đầu chuyển hướng về dịch vụ và du lịch. Nói sôi động là đúng theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen từ cạnh tranh kinh doanh cho đến đa dạng hình thức. Thực vậy, không chỉ đơn thuần là cung cấp chỗ ăn, chỗ nghỉ, ngành dịch vụ này còn biến hóa liên tục để mang đến những trải nghiệm thư giãn tuyệt vời nhất. Đặc biệt trong đó, đối với lĩnh vực F&B (Food and Beverage Service - lĩnh vực về cung cấp đồ ăn thức uống) là điều không thể thiếu của những khách sạn cao cấp và cốt lõi của kinh doanh nhà hàng. Chính vì thế mà rất nhiều người hướng đến thị trường F&B báu bở này để có thể tìm kiếm cho mình cơ hội “làm giàu” nhanh nhất. Việc đổi mới mô hình của kinh doanh F&B sao cho phù hợp với xu thế là năng lực để cạnh tranh tốt nhất. Cho nên rõ ràng tìm hiểu một mô hình đầy mới mẻ như Cafeteria chắc chắn không nên bỏ qua.
Mặc dù là mô mô hình nhà hàng ăn nhưng cafeteria dường như là một phần outlet dường như không thể thiếu đặc biệt ở những khách sạn lớn, hiện đại ngày nay. Bởi vì nó tiện lợi, dễ dàng, và thoải mái, đó là tất cả những gì người ta cần ở một nơi ăn nhẹ và thậm chí là làm việc. Dù cho có “sinh sau đẻ muộn” nhưng hình thức này vẫn thực sự “hot” và là đối thủ đáng gờm của những mô hình đi trước. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều nơi đã phải nói lời tạm biệt với nhà hàng, buffet để chuyển sang hình thức cafeteria nhằm phục vụ phù hợp nhất với nhu cầu của thực khách trong xã hội hiện đại. Và cũng có những trường hợp khác, họ bắt đầu “khởi nghiệp” luôn với hình thức kinh doanh này bởi vì nó không tốn quá nhiều vốn ban đầu mà vẫn đảm bảo hồi vốn nhanh nhất.
Chỉ riêng tiền tố “Cafe” trong tên gọi của hình thức này đã cho thấy đặc trưng về thiết kế không gian quán. Thông thường, các quán cafeteria thường được xây dựng và trang trí khá là bắt mắt từ hệ thống đèn, quầy hàng, bàn ghế, các món đồ decor đều hướng đến một sự thoải mái nhất cho trải nghiệm nghỉ ngơi của khách hàng. Nghĩa là khi đến với các quán cafeteria như này, bạn sẽ vừa được ăn no bụng mà cũng vừa được “no con mắt”, nó thỏa mãn về tính thẩm mỹ và đạt được những tiêu chuẩn vốn có về không gian của một quán cà phê. Tuy nhiên điểm khác trong việc phân bố không gian của một quán cafeteria với các quán cà phê đó là Cafeteria sẽ chia thành các quầy, khu bao gồm:
Như đã nói ở trên, cafeteria có cách phục vụ nhà hàng bản chất là tự phục vụ, cho nên ở đây sẽ không có những nhân viên phục vụ bàn tiếng Anh (Waiter/ Waitress) bưng bê tận bàn cho bạn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc là cũng sẽ không có nhân viên dọn bàn khi bạn ăn xong. Tất cả đều sẽ được thực hiện theo tiêu chí tự chọn và tự phục vụ. Mô hình cafeteria cho phép khách hàng tự chọn và tự lấy món ăn cho mình như các nhà hàng buffet. Điều này được xem là đặc trưng của sự tự phục vụ. Sau đó, bạn sẽ mang khay đồ ăn thức uống đã chọn đó sang đến quầy thu ngân để thanh toán. Nhưng thay vì trả tiền trước với giá cho 1 người rồi mới chọn món ăn như nhà hàng buffet, khách hàng của cafeteria sẽ chọn món trước sau đó mới tính tiền sau (ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu).
Một điểm mới nữa của mô hình cafeteria đó chính là về set menu, thực đơn đồ ăn thức uống. Ở điểm này, nó được thừa hưởng những ưu điểm từ menu của một nhà hàng buffet và một hàng đồ ăn nhanh. Cụ thể, cafeteria sẽ cung cấp một menu khá là dài và đa dạng món ăn như buffet, tuy nhiên trên đó sẽ không có những món ăn sang trọng và hấp dẫn, mà thay vào đó sẽ là các món ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp như ở những cửa hàng lotteria hay KFC, Jollibee … Điều này là để hướng đến mục đích chính của phục vụ quán cafeteria, đó là món nhẹ, đơn giản, dễ lấy và dễ mang đi. Nhờ vậy mà giá thành của các món ăn ở đây cũng rẻ hơn rất nhiều nếu bạn đến các nhà hàng. Đổi lại bạn lại được trải nghiệm không ăn ăn uống sạch sẽ, đẹp mắt mà ở cửa hàng đồ ăn nhanh không có được.
Việc làm quản trị kinh doanh tổng hợp
Về đối tượng khách hàng, cafeteria cũng khá là “dễ tính” so với các mô hình “đàn anh” của mình. Mặc dù ý tưởng ban đầu của mô hình này là hướng đến khách hàng là nhân viên văn phòng và sinh viên. Thế nhưng sau đó, nhờ những ưu điểm đã kể trên của cafeteria mà nó thu hút nhiều hơn mọi đối tượng khách hàng khác. Từ những người có thu nhập thấp cho đến những người có thu nhập cao. Từ những người trẻ đến cả người trung niên và cả những người già. Bởi vì cafeteria là sự kết hợp với những gì mà từng đối tượng cần có ở một hàng ăn nhẹ như: giá rẻ, không gian đẹp, tự do và menu dễ ăn. Mặc dù vậy thì đa số khách hàng trung thành của cafeteria vẫn là những dân văn phòng không có quá nhiều thời gian vào giờ nghỉ trưa, có thể chọn không gian này để ăn và yên tĩnh.
Rõ ràng với những đặc điểm về sự tự phục vụ cũng như menu món ăn như vậy. cafeteria không cần thiết đến những chiếc đĩa sứ cao cấp, dĩa thìa inox sáng loáng hay những chiếc cốc thủy tinh xinh đẹp như ở trong các nhà hàng phục vụ theo hình thức fine dining, alacarte, casual dining, banquet, catering,... Cafeteria ưu tiên với những dụng cụ ăn bền, đơn giản, gọn nhẹ hoặc là những cốc giấy, đĩa giấy, thìa nhựa, … có thể dùng một lần. Đặc điểm này hoàn toàn tương thích với yếu tố tự phục vụ của quán cafeteria, bởi vì họ sẽ không có người dọn bàn cho bạn, cho nên khi ăn xong bạn có thể vứt luôn bát thìa vào thùng rác. Trong một vài cửa hàng cafeteria mới đây người ta còn khuyến khích khách hàng của mình mang theo cốc, dĩa thìa cá nhân để có thể hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường. Đây chính là ưu điểm khiến cho mô hình cafeteria được ưa chuộng ngày nay.
Với tất cả những điểm sáng trên, cafeteria hoàn toàn có thể chinh phục được thị trường Việt Nam, tuy nhiên người ta mới chỉ thí điểm ở một số thành phố lớn. Bởi lẽ những thành phố như Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng có dân số cao hơn, đặc biệt là thị phần dân thành thị sinh sống. Nhờ vậy mà họ dễ dàng tiếp cận được với mô hình này. Tuy nhiên nhìn chung những đặc trưng của mô hình cafeteria vẫn khá là phù hợp với nhu cầu của thực khách ở Việt Nam. Chẳng hạn như giá thành luôn là một là yếu tố tối quan trọng đối với việc lựa chọn nơi ăn uống của khách hàng Việt Nam. Bỏ ra một số tiền nhỏ nhưng đổi lại vừa được ăn ngon và ngồi mát, chỉ riêng điều đó thôi đã khiến cafeteria thuyết phục được thị trường này.
Bên cạnh đó, chi phí để kinh doanh cafeteria rẻ hơn rất nhiều so với việc mở các nhà hàng ăn. Bởi lẽ, cafeteria không mất nhiều tiền để thuê nhân viên, không mất nhiều chi phí để sắm dụng cụ ăn, và đặc biệt các món ăn nhẹ này cũng có hạn dài hơn hẳn so với những món ăn được phục vụ ở nhà hàng. Cùng với đó thì cafeteria cũng sẽ phù hợp hơn với tâm lý mua hàng của người Việt Nam đó là ăn bao nhiêu trả tiền ấy, và được tự do lựa chọn món mà không bị phụ thuộc vào sự chờ đợi của nhân viên hay hối thúc của những người đầu bếp. Khách hàng cũng có thể trực tiếp xem món ăn đó như thế nào thay vì phải hồi hộp chờ đợi nhà bếp bưng ra.
Đặc biệt khi mà nhịp sống ở Việt Nam ngày càng hối hả hơn, những xu hướng mới của nền kinh tế năng động quốc tế được du nhập, người dân cũng cần đến những dịch vụ đơn giản và bớt rườm rà hơn. Cho nên nhìn chung, cafeteria có hoàn toàn khả năng để cạnh tranh với những nhà hàng quán ăn khác đang tồn tại hàng chục năm ở Việt Nam.
Việc làm quản trị kinh doanh tại Hồ Chí Minh
Tuy nhiên dù là kinh doanh mặt hàng gì, hình thức nào thì các bạn cũng cần có những lưu ý nhất định để có thể tồn tại ở một thị trường, đặc biệt là một mô hình mới mẻ như cafeteria ở Việt Nam. Đầu tiên, nếu muốn thu hút khách hàng, các bạn hãy hướng đến những phong cách thiết kế quán cà phê đang thịnh hành ở Việt Nam hiện nay như: phong cách châu Âu, phong cách cổ điển, phong cách dân dã hoặc những không gian nhiều ánh sáng tự nhiên như rooftop, … Hay các bạn cũng có thể bài trí thật nhiều cây cảnh để mang đến cảm giác thư thái, thoáng đãng. Đối với bàn ghế cũng vậy, hãy chọn những bàn nhỏ gọn như ở các quán cà phê hoặc đồ ăn nhanh, nó sẽ dễ dàng hơn trong việc di chuyển và tự dọn dẹp của khách hàng.
Tiếp đó, vì là một mô hình mới nên tốt nhất các bạn nên đặt những tờ giấy hướng dẫn và chú thích ở mỗi khu vực. Ví dụ, bạn có thể viết giấy hướng dẫn các tự pha đồ uống, hay bạn có thể làm các biển chỉ dẫn khu vực lấy bát đĩa, khu vực vệ sinh, … Điều quan trọng nhất trong việc kinh doanh cafeteria đó chính là món ăn. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi những thực đơn của các quán cafeteria đình đám trên thế giới, tuy nhiên hãy nhớ rằng mình đang phục vụ cho thực khách Việt Nam, cho nên bạn hãy tìm những món ăn nhẹ nào phù hợp nhất với người Việt. Và cuối cùng, khách hàng đến cafeteria chắc chắn mong muốn sự riêng tư và yên tĩnh chứ không phải sự nhộn nhịp xô bồ như các cửa hàng ăn nhanh, vì vậy các bạn cũng nên yêu cầu khách hàng đi nhẹ, nói khẽ khi đến quán.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất về “Cafeteria là gì?”. Nhu cầu con người thì càng ngày càng tăng lên, cho nên việc đổi mới một mô hình nhà hàng ăn là cần thiết. Nếu bạn đang quan tâm về ngành F&B này thì việc nắm bắt về mô hình cafeteria chính là điều không thể thiếu.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc