Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 08 năm 2024
Mô tả: Nếu là dân trong ngành Logistics, ai cũng sẽ quen thuộc với thuật ngữ HBL và càng hiểu rõ HBL là gì. Nhưng ở thời điểm bạn mới bước trên con đường định hướng nghề nghiệp, chưa thực sự bước chân vào ngành Logistics thì việc tìm hiểu HBL là gì có giá trị hết sức quan trọng. Hãy cùng Bích Phượng giúp quá trình đêns với ngành xuất nhập khẩu trở nên gầnvới mỗi bạn trẻ hơn.
HBL là từ viết tắt của cụm từ House Bill of Lading, chỉ một loại vận đơn được người forwarder phát hành đến những người gửi hàng (shipper) trong trường hợp khách hàng không có yêu cầu sẽ lấy vận đơn của hãng tàu. Trong HBL vẫn bao gồm bill gốc và surrender bill.
Do bill gốc được in bởi forwarder cho nên trên bill chỉ có logo của công ty này mà không có logo của hãng tàu. Nói tóm lại, hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì HBL chính là một dạng vận đơn của những người làm dịch vụ vận tải, delivery cung cấp cho những người gửi hàng. Khi nhắc tới HBL thì chúng ta mặc nhiên hiểu đó là bill hàng được cung cấp từ phía forwarder cho shipper.
>> Xem thêm: AWD là gì
HBL hay House bill thường được sử dụng khi có yêu cầu từ phía shipper. Vậy vì sao các shipper lại yêu cầu về việc cung cấp house bill? Một vài lý giải sau đây sẽ mang đến cho bạn những câu trả lời tỏ tường và thỏa đáng nhất.
Thứ nhất, house bill là cách để người shipper thể hiện sự tin tưởng của mình đối với những người làm dịch vụ giao thông vận tải hãng tàu, đồng thời thông qua house bill, họ có thể giấu tên của mình và của cả khách hàng ở trên vận đơn cũng như trên một vài thủ tục khác như SI, O/F, FEFO, FOB,...
Thứ hai, trong quá trình vận chuyển mà người consignee yêu cầu các shipper ghi vào house bill một vài các thông tin để ăn khớp với bộ chứng từ mà hãng tàu không chấp nhận, có nghĩa là house bill thể hiện sự hợp lệ của chứng từ.
Trường hợp thứ ba, khi tàu bị delay nhưng vẫn phải ghi đúng ngày vẫn chuyển, các hãng tàu sẽ không chấp nhận việc ký để lùi bill, nếu có cũng chỉ ký lùi trong thời hạn tối đa là 1 ngày trong khi thực tế phải lùi nhiều hơn nữa thì với house bill, bạn sẽ có thể làm được điều đó, thậm chí nhờ house bill bạn còn có thể ghi thêm vaof một vài thông tin khác và dược hãng tàu chấp thuận.
Việc sử dụng house bill như một công cụ thứ ba hỗ trợ gỡ rối cho các bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vậy house bill liệu có hoàn toàn mang đến cho bạn lợi ích hay vẫn còn tồn tại những mặt trái? Trong tự nhiên, chúng ta hẳn biết rõ quy luật không có điều gì tuyệt đối cả. Với house bill cũng như vậy, có lợi thế thì cũng sẽ đi kèm có yếu thế, tức là tính hai mặt. Vậy HBL có những ưu và nhược điểm gì mà bạn cần phải lưu ý để vận dụng sử dụng cho hợp lý?
Trong house bill có chứa cả bill gốc, bill gốc này lại được chính forwarder phát hành bởi vậy nên việc có thể chỉnh sửa bill gốc diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng. House bill có thể sửa theo bất kỳ yêu cầu nào từ phía shipper.
>> Xem thêm: Freight cost là gì
Trong chính ưu điểm đó lại có thể cũng chính là nhược điểm. Bởi vì house bill được phát hành từ người forward, người shipper lại có toàn quyền chỉnh sửa theo ý muốn vậy nên kh có bất cứ rủi ro, tranh chấp nào xảy ra thì shipper mang house bill lên hãng tàu sẽ không giải quyết được gì vì house bill không mang tính pháp lý. Để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, quyền lợi của các bạn thì người ta khuyên sử dụng Master bill thay vì dùng house bill.
Ngoài ra, một nhược điểm nữa khiến nhiều người phải đắn đo khi sử dụng house bill đó chính là House bill gây ra tốn kém chi phí handing, tức là phí làm hàng từ cảng đến.
Để phân biệt được giữa HBL và MBL chúng ta cần hiểu được một cách cụ thể hơn nữa về hình thức của hai loại vận đơn này. Đây là hai loại vận đơn thông qua đường biển. Trong quá trình vận chuyển, để có thể tạo ra sự dễ dàng trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, các đơn hàng được chia ra làm hai loại là HBL và MBL và sự phân chia đó vô hình chung dễ gây ra sự nhầm lẫn cho không ít người. Việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm, thuật ngữ này sẽ giúp các bạn, nhất là những người làm trong ngành xuất nhập khẩu, những người thường xuyên có nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường biển hiểu rõ để tránh những rủi ro không đáng có.
Master bill chính là một loại bill được người chủ tàu phát hành ra dành riêng cho shipper (shipper sẽ đứng tên trên bill). Trên master bill có logo của hãng tàu. Master bill có thể sinh ra hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ với hãng tàu, gửi hàng cho hãng tàu và nhận MBL trực tiếp. Lúc này những nguời shipper sẽ đứng tên chủ hàng, còn các consignee sẽ là người mua hàng thực sự.
Trường hợp thứ hai: Người khách hàng gửi hàng cho phía Forwarder, nhưng khách hàng lại muốn nhận được Masterbill thay vì nhận House bill, khi đó forwarder sẽ đóng vai trò là bên môi giới, nhận book tàu cho khách hàng, người đóng vai trò làm shipper sẽ chính là tên công ty Forwarder, consider sẽ là tên của đại lý thuộc forwarder ở ngay nước sở tại.
Trên đây là một số vấn đề về Master bill dành cho những ai chưa biết rõ về loại bill này. Còn House bill thì các bạn đã rõ từ trong nội dung trên. Khái niệm có thể thể hiện được sự khác biệt rất lớn. Tuy nhiên, đi sâu hơn vào từng khía cạnh vấn đề thì chúng ta sẽ càng nhận ra sự khác biệt này rõ ràng hơn.
>> Xem thêm: LCL là gì
Master bill (MBL) có vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở (thực tế thực hiện công việc chuyên chở) với những người gửi hàng (hoặc gom hàng) trong khi đó, House bill (HBL) lại được điều chỉnh bởi mối quan hệ giữa ngời gửi hàng và những người gom hàng (tức là giữa chủ hàng với forwarder).
Khi người gom hàng nhận được Master bill thì sẽ gửi nó tới cho phía đại diện của mình để thực hiện việc nhận hàng tiếp theo. Như vậy có nghĩa là MBL không sử dụng cho việc thanh toán. Ngược lại. HBL được gửi đi từ người gửi hàng tới tay người nhận, giữa đôi bên thực hiện quá trình chuyển quyền sở hữu có đi kèm luôn việc thanh toán, và HBL sẽ có trong bộ chứng từ thanh toán.
Khi nguời gom hàng nhận về tay nguồn hàng để giao đi thì sẽ được cấp HBL, còn MBL sẽ được cấp ở thời điểm hàng được xếp lên tàu. Xét từ hoạt động thực tế, khi người gom hàng hoặc hãng tàu cung cấp đến cho forwarder MBL thì lúc này phía forwarder sẽ căn cứ vào MBL để cấp cho chủ hàng HBL.
MBL sẽ chịu sự tác động của một vài quy tắc đi đường biển như Hamburg, Hague,… còn HBL thì không phải chịu bất cứ hình thức luật nào khác.
Có lẽ đây là cách phân biệt dễ dàng nhất giữa HBL và MBL. MBL thì sẽ có đi kèm 1 dấu, 1 chữ ký trong khi đó HBL lại có thể đi kèm nhiều hơn, một là của phía người gom hàng và một phía có thể là của người chuyên chở hàng xác nhận về việc đã xếp hàng lên trên tàu.
Trong MBL sẽ có thông tin của cảng đến còn HBL ghi địa chỉ giao nhận hàng. Ở trên bề mặt của MBL có ghi tên, gắn logo hãng tàu còn trên mặt của HBL lại ghi tên, ghi logo của những người giao nhận.
- MBL được phát hành bởi người vânj chuyển thực tế còn HBL được phát hành bởi Forwarder
- Shipper của MBL có thể là chủ hàng hoặc forwarder còn của HLBL thì chỉ có chủ hàng
- Consignee của MBL là Forwarder agent và người mua hàng thực tê, còn của HBL chỉ là người mua hàng thực tế.
>> Xem thêm: Vận tải đa phương thức là gì
Nếu như đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về HBL là gì thì chắc chắn bạn cũng đã phần nào thể hiện được sự hứng thú đối với ngành xuất nhập khẩu. Có thể trong tương lai bạn sẽ bước chân vào ngành nghề này chăng. Như vậy, để có những chuẩn bị tốt nhất trước khi chính thức bưóc chân vào nghề thì những hành trang chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ là chưa đủ bởi bạn còn cần một thứ vũ khí lợi hại khác nữa để nắm bắt cơ hội việc làm hấp dẫn, đó chính là việc cần thiết để sở hữu một công cụ hỗ trợ tìm việc làm hiệu quả.
Tất nhiên, trong bài viết này Bích Phượng cũng sẽ bật mí đến các bạn những bí quyết hay nhất để xin việc làm trong ngành xuất nhập khẩu thành công.
Đứng trước một vấn đề, chúng ta luôn có vô vàn phương án để giải quyết, mỗi phương án sẽ đưa chúng ta đến với một kết quả hay một quá trình, vậy đừng chọn lựa tất cả các cách thức cho một vấn đề, hãy chỉ nhắm trúng một chiếc cung tên có sức lao xa nhất để giải quyết vấn đề tìm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Và chiếc mũi tên mà chúng tôi muốn bạn giành lấy đó chính là timviec365.vn, tại đây không thiếu những gợi ý việc làm hấp dẫn dành cho bạn. Điều đặc biệt hơn cả những cơ hội việc làm ấy đều được xác thực, lấy từ nguồn tin chính thống tại các đơn vị tuyển dụng, các công ty uy tín hàng đầu. Chính vì vậy, bạn tìm việc tại timviec365.vn có thể hoàn toàn yên tâm với những gì bản thân đã và sẽ tìm thấy tại trang web.
Như vậy, thông qua bài viết này, Bích Phượng mong muốn bạn đọc không chỉ hiểu được HBL là gì mà qua đó còn nhìn rộng hơn cơ hội việc làm của mình. Sau cùng, Bích Phượng gửi tới các bạn lời chúc tốt đẹp nhất, thành công nhất cho con đường mà bạn đã lựa chọn.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc