Quay lại

Tiền thưởng là gì? Bạn đã được nhận những phần thưởng xứng đáng?

Tác giả: Nguyễn Nhung

Tiền thưởng luôn là thứ mà bất kỳ ai cũng ao ước và cố gắng để có được. Nó vừa là niềm tự hào vừa là cách tăng nguồn thu cho mỗi người. Cũng chính vì đó mà nó tạo ra những sự đố kị và lòng tham. Vì vậy tiền thưởng bỗng chốc trở thành con dao hai lưỡi. Vậy thực chất tiền thưởng là gì? Hãy cùng luận bàn trong bài viết ngày hôm nay. 

Việc làm Nhân sự

1. Tiền thưởng là gì? Ngọn lửa dấy lên những khao khát con người 

Tiền thưởng là gì? Ngọn lửa dấy lên những khao khát con người 

Tiền thưởng là một hình thức khác của phần thưởng. Thay vì thưởng bằng những món quà hiện vậy thì người dùng tiền và những giá trị thiện kim để dành tặng cho những người xứng đáng. Tiền thưởng thường được có ở các tổ chức, doanh nghiệp, hội nhóm, đoàn thể, cụ thể như trường học, công ty, câu lạc bộ, tổ chức, … Thông thường nó sẽ chỉ xuất hiện trong những tổ chức có lợi nhuận, hoặc bán lợi nhuận, tuy nhiên ở những môi trường khác nhau thì tiền thưởng sẽ có những cách gọi khác nhau. Ví dụ như ở môi trường sư phạm, giáo dục thì tiền thường sẽ được gọi là học bổng, ở doanh nghiệp sẽ được gọi là hoa hồng hoặc đôi khi cũng được gọi bằng chính tên chung của nó là tiền thưởng. So với các hình thức thưởng khác thì tiền thưởng được xem là hình thức nhanh - gọn - lẹ và phù hợp với đa số người nhận. 

Tiền thưởng hiện nay tại các doanh nghiệp có rất nhiều những lý do để nhận. Bởi vì đó là phần trả công thêm xứng đáng cho những cống hiến hay nỗ lực vượt bậc của ai đó. Nó mang tính chất khích lệ, động viên và nâng cao những tôn chỉ về dụng nhân của cách doanh nghiệp trong chiêu thức giữ nhân tài cho công ty của mình. Tại Việt Nam hiện nay sẽ có các loại tiền thưởng sau:

  • Thưởng doanh thu 
  • Thưởng vượt KPI 
  • Thưởng nhân viên xuất sắc theo tuần/tháng/quý 
  • Thưởng sản phẩm xuất sắc 
  • Thưởng ngày lễ Tết, sinh nhật 
  • Thưởng tăng ca …
Tiền thưởng là gì? Ngọn lửa dấy lên những khao khát con người 

Ngoài ra thì tiền thưởng có thể dành cho mỗi cá nhân hoặc là tiền thường tập thể dành cho mỗi nhóm nhỏ hay phòng ban trong một công ty. Phần tiền thưởng này có giá trị không nhỏ, đôi khi nó còn vượt cả mức lương cứng của nhân viên. Cho nên nó là nỗi khát khao của mỗi người, khiến người ta buộc lòng phải phấn đấu để có được nó. Vì vậy, về bản chất tiền thưởng mang một tính chất tích cực, song vì lòng tham trỗi dậy nên nhiều người đã dùng mọi thủ đoạn, dẫm đạp lên mọi điều tích cực để có thể giành giật được. 

>> Xem thêm: Tiền lương đóng quỹ HT TT là gì

2. Tiền thưởng có thực sự dành cho người xứng đáng?

Tiền thưởng là gì mà người ta phải trở nên thay đổi đến như vậy? Như tôi đã nói ở trên tiền thưởng chính là một con dao hai lưỡi, một lưỡi sắc nhọn có thể làm gây thương tích đối phương và đôi khi làm đau cả chính bản thân mình, cho dù bạn cầm đằng chuôi hay đằng mũi. Từ “thưởng” trong cả tiếng Anh là “award”, ngay ở ý nghĩa của từ này trong tiếng Anh đã cho thấy một sự ngưỡng mộ và đầy trân trọng khi trao tặng đến ai đó, vì nó không chỉ đơn giản từ phần thưởng từ một cấp cao cho cấp dưới mà là sự tôn vinh đưa người xứng đáng lên một bục cao hơn. Cho nên tiền thưởng chính là dành cho người xứng đáng nhất. 

Tiền thưởng có thực sự dành cho người xứng đáng?

Một người nhân viên lao động cật lực, vất vả để có được những sản phẩm tốt để tính lương, một người nhân viên phải tăng ca ngày đêm để kế hoạch đúng tiến độ và thành công, hay một người nhân viên luôn cố gắng trau dồi hằng ngày để cho thành một tấm gương mẫu mực, dù có được trả, tính lương theo cách tính lương theo ngày côngđơn giá tiền lươngtrả lương khoán tất cả đều là những người chắc chắn phải nhận được những phần thưởng để khen ngợi. Tiền thưởng của họ sẽ được tính trên giá trị của sản phẩm mà họ đã làm được, hoặc tính trên thang điểm 10 chuyên môn. Ví dụ như với nhân viên kinh doanh hoặc dự án, tiền thưởng của họ sẽ được tính là 10% tổng doanh thu hoặc giá trị sản phẩm mang lại. Còn đối với những bộ phận gián tiếp tạo nên doanh thu khác thì sẽ được tính trên mức độ vượt KPI của họ. Bên cạnh đó, tiền thưởng tăng ca cũng được nhân lên gấp 1,5 cho đến 2 lần so với lương cơ bản của nhân viên đó (tính theo ngày). 

Một trong những phần tiền thưởng mà nhân viên nào cũng mong chờ nhất đó chính là thưởng Tết (bao gồm cả Tết tây và Tết Nguyên Đán). Đây là phần tiền thưởng đặc trưng chỉ có trong môi trường doanh nghiệp tại Việt Nam. Phần đa các doanh nghiệp hiện nay dành tặng đến nhân viên của một hẳn một tháng lương nhân dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc. Tháng lương này thường được dân công sở gọi là tháng lương thứ mười ba. Với một phần thưởng lớn như vậy nên việc ai cũng mong chờ là điều hiển nhiên. Cách tính tháng lương thứ 13 sẽ được thưởng trước khi nhân viên nghỉ Tết theo quy định, nó có thể nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bằng tiền lương cứng một tháng của chúng ta, tất nhiên là còn phải xét trên phương diện thời gian cống hiến. 

Nhìn chung các tính thưởng Tết thường được sử dụng là: Lương net chia 12 (tháng) và nhân với số tháng đã làm việc. Ví dụ: Mức lương cứng của bạn trên hợp đồng là 7.000.000đ và bạn đã đi làm được 7 tháng thì thưởng lương thứ 13 của bạn sẽ là: 7.000.000:12*6= 3.500.000đ. 

Những biến tướng về tiền thưởng

Thế nhưng đôi khi tiền thưởng lại dành cho đến những kẻ thua cuộc và kém cỏi, đó chính là những biến tấu xấu trong môi trường công sở. Để có được những đồng tiền đó, người ta có thể sẵn sàng phá hoại công việc của nhau, xem đồng nghiệp là đối thủ, dẫm đạp lên người khác để nâng tầm bản thân mình. Điều này rõ ràng làm ảnh hưởng tới không chỉ bản thân những nhân viên làm ở cùng môi trường đó mà gây tổn thất đến chất lượng sản xuất của công ty. Vì vậy đừng biến tiền thưởng trở thành một liều thuốc độc, hạ sát đạo đức con người. 

Việc làm hành chính - văn phòng

>> Xem thêm: Cách tính lương theo ngày công

3. Làm thế nào để có thể nhận được tiền thưởng 

Với một sự hậu hĩnh như vậy thì ai cũng mong muốn nhận được tiền thưởng cho mình. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được mức tiền thường cao chót vót ấy? 

3.1. “Đừng chỉ để đời là những chuỗi ngày chấm công”

Tôi mượn một phần lời nhạc trong ca khúc của Rapper Đen Vâu để nói về điều này. Quả thực phần thưởng sẽ luôn dành cho người xứng đáng, xứng đáng ở đây không chỉ là làm rồi về, hết giờ hành chính là buông xuôi tất cả. Đó là làm chống đối, làm không tâm huyết. Bạn muốn được trả thưởng thì buộc bạn phải cống hiến điều gì đó cho công ty của mình. Có đi thì ắt có lại, không ai có thể sẵn lòng cho không ai cái gì, đặc biệt là một môi trường cạnh tranh như công sở. Đó là lý do tôi muốn bạn “đừng chỉ để đời là những chuỗi ngày chấm công” mà thay vào đó hãy biến mỗi ngày đi làm của mình thêm ý nghĩa bởi những cố gắng và đóng góp của mình. 

“Đừng chỉ để đời là những chuỗi ngày chấm công”

Hãy dành cho công việc của mình những sự tận tụy, hết lòng của bạn. Hãy yêu nó như tình đầu, với một thái độ làm việc nhiệt huyết, cháy bỏng, như vậy chắc chắn sẽ có được kết quả viên mãn trong công việc. Khi bạn lấy tiền thưởng là động lực cho mình chắc chắn bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực để làm việc hiệu quả hơn. Treo nó lên, những tờ bạc phất phới như một chiến lợi phẩm mà bạn sẽ có được sau mỗi cuộc chiến ở thương trường. Và bạn sẽ phải chiến đấu với công việc bằng sự hăng say nhất. Đương nhiên chẳng một ông sếp nào nỡ lòng “phụ bạc” một nhân viên như vậy.

>> Xem thêm: Thưởng thâm niên

3.2. Học hỏi và chứng minh thực lực của mình

Không có cách nào xứng đáng hơn việc bạn chứng minh thực lực của mình và nghiễm nhiên nhận được những phần tiền thưởng to lớn. Môi trường công sở là môi trường của sự ganh đua, và phần thưởng đương nhiên không phải để chia đều cho tất cả.  Chính vì vậy bắt buộc bạn phải có ưu thế để vượt trội lên hẳn những người khác và giành được cho mình tiền thưởng. Ưu thế đó là thực lực, chuyên môn và năng suất của bạn. Nếu bạn đang có sẵn những điều này bạn phải “show” nó ra, đừng để ưu thế đó núp sâu trong vỏ ốc thì sẽ chẳng có ai công nhận và trao thưởng cho bạn. 

Còn nếu bạn chưa có, hãy học tập, học hỏi, luyện tập nhiều hơn. Học tập từ mọi nguồn có thể, có thể là từ tiền bối, cũng có thể là từ các nguồn bên ngoài. Thế mới có câu “Học, học nữa, học mãi”. Vì kiến thức là vô tận, chỉ có học hỏi mới giúp chúng ta rút ngắn con đường chinh phục đỉnh cao và đạt được giải thưởng mà chúng ta đáng được nhận. Dù là nghề nào, vị trí cao hay thấp thì kỹ năng chuyên môn vẫn phải luôn trau dồi nhiều hơn. Và đương nhiên năng lực càng tốt thì tiền thưởng càng lớn, đó là sự trao đổi công bằng hiển nhiên của xã hội. 

>> Xem thêm: Phụ cấp thu hút là gì

3.3. Tự vạch ra các mục tiêu nhỏ để đạt được mục đích 

Tự vạch ra các mục tiêu nhỏ để đạt được mục đích 

Như đã nói ở trên, hãy xem tiền thưởng là mục đích lớn và tự mình vạch ra những mục tiêu nhỏ hơn để đạt được nó bằng phương thức “step by step”. Ví dụ mục đích là phần thưởng vượt KPI, các mục tiêu nhỏ sẽ là hoàn thành KPI, tiếp đó là sáng tạo sự mới mẻ và cuối cùng là cố gắng để vượt trội so với chi tiêu đề ra. Việc tự tạo sơ đồ hành trình cho mình cực kỳ hiệu quả để bạn có thể đạt được tiền thưởng như mong muốn. Bởi lẽ thay vì ngồi một chỗ và mơ mộng hão huyền về nó, bạn hoàn toàn làm những việc nhỏ, tích lại để hoàn thành mục tiêu. 

Điều quan trọng nhất trong sơ đồ hành trình chinh phục tiền thưởng đó chính là các bạn phải biết cách chia nhỏ nó. Mục tiêu chia càng nhỏ thì càng dễ thực hiện. Chẳng hạn bạn là một nhân viên marketing của một khách sạn thì không thể ảo mộng lên giám đốc khách sạn được. Nhưng ngược lại bạn hoàn toàn có thể bước lên chức trưởng phòng, rồi từ đó lên quản lý và cũng có thể sẽ tranh cử được vị trí giám đốc trong tương lai. Điều đó tương tự với tiền thưởng, nếu mức tiền thưởng được chia nhỏ ra theo từng tuần bạn cũng có thể phấn đầu từng bước nhỏ và gộp lại để nhận một mức tiền thưởng lớn tương đương. 

Tiền thưởng là điều luôn làm con người ta sáng mắt, lạc quan hơn, nhưng nó cũng mong mảnh và phải buộc mỗi người phải chiến đấu để có được nó. Chiến đấu ở đây là sự chiến đấu với chính bản thân mình, vượt qua giới hạn của bản thân chứ không phải chiến đấu là sẵn sàng giết chết cả những người đồng đội. Vì vậy để nói tiền thưởng là gì, hãy chỉ nên xem nó là món qua cho nỗ lực để nó luôn giữ được nguyên vẹn bản chất tích cực của tiền thưởng. 

Bạn đã bao giờ được nhận tiền thưởng ở trong công việc? Hãy tự tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp để phát triển bản thân tại website timviec365.vn. Chứng minh những gì mình có thể và nhận những đồng tiền thưởng xứng đáng!

Tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-