Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Captain là gì? Khám phá những điều chưa kể về Captain

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn - những đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tới khách hàng muốn thành công họ phải cho khách hàng cảm nhận được chất lượng phục vụ tốt nhất. Và Captain chính là một vị trí công việc có sức ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ cũng như thương hiệu của nhà hàng/ khách sạn. Với lợi thế công việc ổn định, mức thu nhập hàng tháng ứng ý, Captain đang trở thành mục tiêu việc làm ngắn hạn của nhiều bạn trẻ. Vậy để có định hướng công việc phù hợp với sở thích, đam mê và kỹ năng vốn có hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu Captain là gì và những điều thú vị không phải ai cũng biết về vị trí Captain qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu Captain là gì?

captain là gì
Captain là vị trí tổ trưởng trong nhà hàng 

Captain – một từ tiếng Anh mang nghĩa chỉ những người cầm đầu, người chỉ huy hay một thủ lĩnh mà trong quân đội có thể được dùng khi nhắc tới Đại úy, Chỉ huy trưởng, Thuyền trưởng Đội trưởng,… Nhưng ở đây Timviec365.vn giải thích nghĩa của Captain ở một lĩnh vực khác cũng chỉ người đứng đầu xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của nhà hàng – khách sạn. Đây là một vị trí công việc thuộc ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, tuy không cao những công việc họ đảm nhận lại có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ khách hàng cũng như thương hiệu của nhà hàng – khách sạn. 

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng – khách sạn, những đơn vị hoạt động cung cấp sản phẩm chính tới khách hàng là dịch vụ vì vậy để đánh giá hiệu quả chỉ có thể dựa trên sự cảm nhận của khách hàng qua cách mà đơn vị đó phục vụ. Khi họ mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng tức họ đang có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau của nhiều nhóm thuộc các bộ phận. Và để đảm bảo hoạt động của từng cá nhân trong nhóm có sự kết nối nhằm hướng tới mục tiêu chung nhất cần có người đứng đầu để quản lý, phụ trách phân công việc hợp lý giúp hoạt động công việc diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, người đứng đầu đó được gọi với cái tên chuyên nghiệp là Captain. 

Captain chính là những người tổ trưởng đứng đầu quản lý một nhóm nhân viên với công việc hướng dẫn, chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong nhóm và phân công công việc cho từng cá nhân. Ngoài ra vị trí này còn chịu trách nhiệm đến từng bàn kiểm tra công cụ, dụng cụ  và cách setup bàn theo đúng phong cách của nhà hàng đảm bảo khu vực được giao phó sẵn sàng đón khách trước giờ mở cửa. Hơn nữa, Captain đôi khi cũng phải trực tiếp phục vụ khách hàng khi khách quá đông mà thiếu nhân sự hoặc nhận được yêu cầu từ khách hàng. Captain quản lý một nhóm nhân viên nhưng phải chịu giám sát, quản lý dựa trên sự chỉ đạo trực tiếp từ các giám sát hay quản lý của nhà hàng – khách sạn.   

Kiếm việc làm

>> Xem thêm: Đầu bếp

2. Công việc hàng ngày của Captain trong nhà hàng – khách sạn 

công việc captain là gì
Captain quản lý, giám sát và hướng dẫn công việc cho nhân viên cấp dưới

2.1. Công việc trước ca làm cần phải chuẩn bị 

Nếu nhà hàng của bạn mở cửa lúc 10 giờ sáng thì ít nhất nhân viên trong đó có cả Captain phải tới trước đó 1 tiếng để kịp dọn dẹp, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ sẵn sàng đón khách kịp giờ. Công việc lúc này của một Captain là:

- Phân công công việc cho nhân viên trực thuộc sự quản lý của mình thực hiện các công việc chuẩn bị công cụ, dụng cụ, vật dụng, trang thiết bị cần thiết rồi set upThực hiện việc dọn đống bàn, trải bàn, trang trí bàn ăn và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho khu vực được giao. 

- Phối hợp cùng nhân viên để thực hiện công việc chung như trên 

- Kiểm tra lại toàn bộ công việc đã làm trước giờ mở cửa đón khách nhất là về mặt vệ sinh tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng khi thưởng thức đồ ăn tại nhà hàng 

- Hỗ trợ công việc cùng các bộ phận khác khi có yêu cầu. 

>> Xem thêm: Horeca là gì

2.2. Giám sát  công việc và quản lý nhân viên tại khu vực phụ trách 

Vào ca làm, khi đã đón khách, Captain tiếp tục thực hiện công việc của người quản lý cấp “Sub leader”:

- Quản lý, giám sát và chỉ đạo nhân viên front office cấp dưới đồng thời hướng dẫn nhân viên công việc mới đảm bảo thực hiện đầy đủ và chính xác các công việc tại khu vực phụ trách. 

- Chia tỷ lệ, sắp xếp nhân viên tại những vị trí cụ thể để thực hiện công việc theo quy định và để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

- Khi các khu vực, bộ phận khác cần trợ giúp, Captain có trách nhiệm điều động nhân viên thuộc sự quản lý của mình sang hỗ trợ tuy nhiên phải có sự di chuyển hợp lý để công việc chính vẫn đảm bảo đủ nhân sự phục vụ khách hàng

Xem thêm: Việc làm tổ trưởng phục vụ tại đây!

2.3. Quản lý tài sản của nhà hàng 

Ở vị trí Captain họ thuộc cấp “Sub leader” cũng như một quản lý, họ có trách nhiệm quản lý tài sản của nhà hàng như tài sản riêng theo cách:

- Trong khu vực phụ trách các thiết bị, máy móc,vật dụng phải được kiểm tra thường xuyên hàng ngày trước khi vào ca nhằm đảm bảo luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng và kịp thời thay thế, sửa chữa nếu xảy ra tình trạng hư hỏng, trục trặc,…

- Báo cáo các trường hợp máy móc hư học, trục trặc, thừa thiếu với cấp trên và chuyển cho bộ phận kỹ thuật xử lý.

- Lập phiếu đề nghị xuất kho gửi cho cấp trên duyệt và tiến hành nhận hàng tại  kho 

- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng các công cụ trong ca làm việc có theo đúng quy cách

>> Xem thêm: Fine Dining là gì

2.4. Trực tiếp thực hiện khi có yêu cầu 

Vị trí Captain không cho phép bạn ngồi chơi khi nhân viên đang phục vụ khách hàng mà đôi khi khách hàng đề nghị được phục vụ trực tiếp của Captain, bạn có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu này. Để được đề cử lên vị trí Captain chắc chắn kỹ năng phục vụ của bạn đã rất chuyên nghiệp, hơn hẳn các nhân viên khác vì thế với một số khách hàng khó tính, họ thường muốn được phục vụ một cách chuyên nghiệp nhất. 

Tuy nhiên không chỉ thực hiện công việc phục vụ khi được yêu cầu mà khi nhà hàng đông khách, Captain sẽ thực hiện công việc của người phục vụ như những nhân viên bình thường khác như tiếp nhận order, bưng bê đồ ăn cho khách và thực hiện các yêu cầu khác từ khách, như reservation, set menu,… 

>> Xem thêm: Appetizer là gì

2.5. Thực hiện công việc kết thúc và báo cáo công việc cho Quản lý nhà hàng – khách sạn 

Khi kết ca, Captain trở về vị trí một người tổ trường:

- Phân công nhân viên, staff thực hiện công việc lau dọn, vệ sinh, thu gọn bàn ghế (nếu kết thúc ngày làm việc),… để kết thúc ca đảm bảo công tác giao ca  

- Lập báo cáo công việc trong ngành cho cấp trên vào cuối mỗi ca bao gồm tất cả mọi hoạt động xảy ra trong ca làm như các sự cố xảy ra, các công việc phát sinh đột xuất, công việc hoàn thành trong ngày,…

- Kiểm tra công việc kết thúc ca mà các nhân viên cấp dưới làm có đúng quy định nếu có sai sót phải thực hiện chấn chỉnh, hướng dẫn lại nhân viên cách làm 

- Kết thúc ca, giao ca, giao bàn có khách cho ca sau tiếp tục phục vụ

Trên đây là những công việc cụ thể mà Captain làm hàng ngày tuy nhiên với mỗi nhà hàng – khách sạn công việc có thể khác nhau. Có thể thấy công việc của một captain mỗi ngày khá nhiều vì vậy không thể chỉ có kỹ năng như một nhân viên phục vụ bình thường mà họ còn phải có nhiều hơn thế vừa để đảm bảo thực hiện công việc hiện tại đồng thời tăng cơ hội thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn trong tương lai. 

Tìm việc làm lễ tân khách sạn ca đêm

>> Xem thêm: Casual dining là gì

3. Captain cần có những kỹ năng nào? 

kỹ năng captain là gì
Captain có kỹ năng phục vụ theo tiêu chuẩn nhà hàng

Một nhân viên trước hết để thực hiện mục tiêu dài hạn được thăng tiến lên vị trí trong cấp quản lý nhà hàng phải trải qua thời gian thử sức ở vị trí Captain – chỉ người giám sát, quản lý hoạt động một bộ phận nhân viên. Và để dần phát triển sự nghiệp, tại vị trí này  bạn phải là người có kiến thức cơ bản nhất về cách setup bàn tiệc đẹp mắt, các kỹ năng phục vụ theo tiêu chuẩn nhà hàng, kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng, chăm sóc tốt khách hàng tạo cho bạn lợi thế. Bên cạnh đó một số kỹ năng mềm quan trọng giúp tạo sự khác biệt giữa nhân viên với Captain chẳng hạn như:

- Kỹ năng quản lý kết hợp kỹ năng sắp xếp thời gian: Đây là kỹ năng giúp bạn có mặt tại vị trí Captain đảm bảo công tác quản lý nhân viên, quản lý công việc hợp lý theo đúng quy định của nhà hàng giúp các công việc cần thực hiện mỗi ngày hoàn thành đúng thời gian tốt nhất. Kỹ năng quản lý còn giúp Captain phân công công việc hiệu quả, điều hướng các công việc của nhân viên trong ca làm hợp lý đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất tới khách hàng. 

- Kỹ năng quan sát: Một kỹ năng cần thiết cho nhân viên phục vụ trong nhà hàng và dĩ nhiên captain càng phải quan tâm phát triển hơn kỹ năng này. Bạn phải biết quan sát bao quát được toàn bộ khu vực đang quản lý để biết chỗ nào đông khách cần thêm nhân viên đáp ứng kịp thời lúc khách cần hỗ trợ,… và để giám sát công việc của nhân viên. 

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Như đã nói, Captain là vị trí quan trọng trong nhà hàng - khách sạn bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phục vụ khách hàng – tiêu chí đánh giá thành công của đơn vị kinh doanh dịch vụ. Đó là lý do mà Captain cần chú trọng kỹ năng chăm sóc khách hàng. Kỹ năng này thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề mà khách gặp phải do lỗi của nhà hàng, lỗi của nhân viên phục vụ,… nhanh chóng có biện pháp thay thế tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng chắc chắn bạn sẽ có cơ hội gặp lại họ trong nhiều lần tới tại nhà hàng.

- Kỹ năng giao tiếp: Là kỹ năng cơ bản nhưng lại không thể thiếu bởi Captain chính là người đại diện cho nhà hàng tiếp xúc trực tiếp khách hàng, phục vụ và trò chuyện với họ. Kỹ năng giao tiếp không nhất thiết phải sử dụng lời nói, mà có thể là những cử chỉ đơn giản để tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng khi họ bước vào nhà hàng, ví dụ như ánh mắt tươi vui, sự chào đón nồng hậu và sự tư vấn chuyên nghiệp về các món ăn, kèm theo thái độ lịch sự, giọng điệu dễ nghe và cách phát âm rõ ràng. Đó là cách Captain cần giao tiếp với khách hàng để họ cảm nhận được chất lượng phục vụ tốt nhất. 

Một số kỹ năng trên đây đối với Captain là rất cần thiết, cơ hội để thăng tiến cao hơn từ vị trí này phụ thuộc vào việc bạn biết kết hợp và vận dụng hoàn hảo những kỹ năng trên vào công việc.

Tìm việc làm quản lý nhà hàng

>> Xem thêm: Coordinator là gì

4. Cơ hội việc làm Captain có tiềm năng không? 

cơ hội làm captain là gì
Cơ hội việc làm Captain hấp dẫn trong tương lai 

Người Việt ngày càng quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống với những nhu cầu và mong muốn luôn cần được đáp ứng mỗi ngày. Nằm trong số nhu cầu đó, mức chi cho ăn uống hàng tháng chiếm tới 30 – 50% thu thập của mỗi người. Thực tế cho thấy, nhu cầu ăn uống tại các quán ăn, nhà hàng đang dần trở nên phổ biến trong cuộc sống của dân ta. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, xu thế hội họp bạn bè trong nhà hàng thay vì mất công làm tại nhà tăng cao. Điều này minh chứng rằng, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng đang có một lượng lớn khách hàng tiềm năng tại nguồn thu nhập hấp dẫn từ đó hình thành thị trường kinh doanh nhà hàng sôi động với đa dạng các món đồ ăn Việt Nam và quốc tế. 

Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng khi lựa chọn dịch vụ ăn uống tại nhà hàng không chỉ để tiện lợi, để thưởng thức những món ngon, món lạ trên khắp mọi miền mà họ còn quan tâm tới chất lượng phục vụ của nhà hàng có đáp ứng được những mong muốn của họ hay không? Vì thế hầu hết các nhà hàng rất quan tâm chú trọng quan tâm tới phục vụ khách hàng để phát triển nâng cao tỷ lệ cạnh tranh. Và đội ngũ nhân viên nhà hàng chính là nhân tố trực tiếp thực hiện công việc này. Nhưng để đảm bảo công tác phục vụ khách hàng tốt nhất từ các nhân viên, nhà hàng cần có người trực tiếp giám sát, quản lý từng nhóm người giúp chủ nhà hàng phân công công việc, sắp xếp chu đáo việc làm hàng ngày, phục vụ công tác tiếp đón khách hàng, cung cấp tới họ chất lượng tốt nhất. Lúc này vị trí Captain được tuyển dụng để giúp nhà hàng thực hiện những công việc trên. 

Khi xu thế kinh doanh nhà hàng ngày càng nở rộ như hiện nay, vị trí Captain mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập chiều lòng người sẽ là lựa chọn hợp lý nhất với người lao động có kinh nghiệm làm nhà hàng lâu năm và nếu tập hợp đầy đủ kỹ năng, tố chất của một quản lý, cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ không bao giờ tuột khỏi tầm tay bạn. Hãy nắm bắt cơ hội và tận dụng kinh nghiệm làm phục vụ trong nhà hàng có thể từ việc làm part – time hoặc việc làm chính để phát triển công việc trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn về Captain là gì đã giúp độc giả hiểu hơn về vị trí Captain đồng thời sẽ là những thông tin hữu ích với ai đang có định hướng nghề nghiệp với vị trí Captain. Chúc các bạn có quyết định lựa chọn việc làm phù hợp với đam mê và kỹ năng vốn có.

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;