Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Roh là gì? Xem bí kíp cho chủ khách sạn thu hút khách đặt phòng

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn đã bao giờ đến những miền đất mới lạ du lịch và trải nghiệm chưa? Chắc hẳn bạn đã gặp tình huống được các lễ tân hay phục vụ sảnh tại một nhà nghỉ hay khách sạn tại những địa điểm du lịch đó giới thiệu về các loại buồng phòng hoặc thông báo tình trạng số lượng phòng trống trong khách sạn rồi phải không? Vậy thì bạn có nghe về thuật ngữ Roh liên quan đến việc buồng phòng trống ở khách sạn, nhà nghỉ hay chưa? Nếu như bạn chưa biết về Roh thì bạn hãy cùng với tôi tìm hiểu về Roh trong ngày hôm nay nhé!

1. Khái niệm về Roh

Roh là một thuật ngữ viết tắt trong khách sạn - nhà hàng Tiếng Anh khi viết đầy đủ ra cụm từ đó là “Run of house”. Đây là một cụm từ để ám chỉ việc khách sạn, nhà nghỉ sẽ sắp xếp, điều phối phòng cho bạn bất kể là loại phòng nào chẳng hạn như phòng premierphòng executivephòng dorm, phòng deluxe, phòng bungalow (hay xuất hiện tại các khu resort), phòng đôiphòng standardphòng suite,... miễn là phòng đó chưa có khách đặt reservation và đang trong tình trạng rỗng. Hình thức này thường được các khách sạn đưa ra sử dụng khi có những đoàn khách đông và cần số lượng phòng nhiều, du khách không quá yêu cầu đòi hỏi cao về loại phòng mà cần nơi nghỉ ngơi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lưu trú ngay lập tức.

2. Khách sạn cần có chiến lược như thế nào để “không còn phòng trống”?

Trong bất kể một loại hình thức kinh doanh nào, người chủ cửa hàng hay lãnh đạo một cơ sở kinh doanh đều rất mong khi mở hoạt động kinh doanh sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. 

Chiến lược thu hút khách hàng
Chiến lược thu hút khách hàng

Nếu bạn là một chủ nhà hàng ăn uống lớn như kinh doanh lẩu hay những đặc sản vùng miền, bạn sẽ luôn muốn nhà hàng của mình lúc nào cũng đông kín người, tất cả các bàn đều có khách hàng đặt và không còn bàn nào trống. Nếu bạn là một chủ của quán karaoke bạn cũng sẽ mong muốn tất cả các buồng phòng sẽ kín khách, không còn phòng nào trống. 

Hoặc nếu bạn là một người cho thuê phòng trọ sinh viên, người đi làm thì bạn cũng sẽ muốn trong bất kỳ khoảng thời gian nào tất cả các phòng đều đang có người ở. Đúng vậy bất kể ai làm kinh doanh cho thuê hay bán hàng cũng đều mong muốn luôn luôn có khách, đó không liên quan đến việc bỏ thừa phòng hay vị trí mà còn là mục tiêu kinh doanh, bởi nếu như các phòng đó trống, hay ghế ngồi trống thì nghiễm nhiên bạn sẽ bỏ thừa, không thu được lợi nhuận nào từ vị trí đó. 

Chủ khách sạn cần làm gì để thu hút khách?
Chủ khách sạn cần làm gì để thu hút khách?

Vậy nên trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn cũng vậy, mục tiêu của mọi ông chủ trong ngành nhà hàng khách sạn cũng mong muốn tất cả các buồng phòng đều trong tình trạng có khách hàng đang thuê ở. Hơn nữa hiện nay những nhà nghỉ, khách sạn mọc lên như nấm sau cơn mưa, các nhà nghỉ khách sạn sẽ phải cạnh tranh rất nhiều để thu hút khách hàng tiềm năng. 

Vậy thì khách sạn cần lưu ý những “bí kíp” gì để “giữ chân” được các vị khách tiềm năng? Hãy cùng xem những điểm lưu ý sau đây nhé!

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hồ Chí Minh

 2.1. Đầu tư thêm về nhân viên lễ tân 

Nhân viên lễ tân là điểm khởi đầu trước tất cả các giai đoạn phía sau của việc phục vụ khách hàng tới thuê phòng khách sạn. Vì thế cho nên nếu như bạn đã dày công đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở hạ tầng khách sạn đem lại một nơi lưu trú hoàn hảo và tiện nghi giúp cho khách đến có trải nghiệm nghỉ dưỡng lưu trú tốt thì bạn cũng nên đầu tư vào đội ngũ nhân viên lễ tân nhiều hơn. Nhân viên lễ tân sẽ là những người hướng dẫn cho các vị “thượng đế”, là “gương mặt thương hiệu” cho thương hiệu của khách sạn của bạn vậy nên những nhân viên lễ tân cần được đào tạo kỹ hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất, từ đó sẽ giúp việc giao buồng phòng thuận tiện hơn vì có thể thương lượng với khách hàng dễ dàng nhanh chóng hơn. Một thực tế cho thấy rằng có nhiều trường hợp khách hàng quay lại với khách sạn vào những dịp lưu trú sau là bởi ở đó có lễ tân hay phục vụ nhiệt tình, tốt bụng, cởi mở, hiếu khách, luôn đon đả tận tình với khách đến với khách sạn.

Lễ tân là bộ mặt của khách sạn
Lễ tân là bộ mặt của khách sạn

Ấn tượng của lễ tân cần phải ghi dấu trong lòng khách hàng thật tốt, thật chỉn chu bởi khi check in và check out khách sạn, lễ tân luôn là người đầu tiên và cuối cùng giao tiếp, tiếp cận khách hàng, nên ấn tượng là điều vô cùng quan trọng phải để ý. Tâm lý khách hàng rất cảm tính, họ sẽ để ý nhiều tới thái độ của nhân viên lễ tân hơn là những chuyên môn trong nghiệp vụ. Nếu được phục vụ bởi nhân viên nhiệt tình, hết lòng phục vụ thì khách hàng sẽ luôn đánh giá cao khách sạn cũng như sẽ có tỷ lệ quay lại trải nghiệm cao hơn. Vì thế nên bạn hãy cân nhắc kỹ trong tìm kiếm nhân sự lễ tân cho khách sạn của bạn nhé!

>> Xem thêm: Allotment trong khách sạn là gì

2.2. Cân nhắc vấn đề thay đổi giá phòng 

Mỗi mùa du lịch hay lễ tết quan trọng đặc biệt thì việc điều chỉnh giá phòng luôn là điều thường thấy của các khách sạn, nhà nghỉ.Tuy nhiên bạn cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để tăng giá phòng vào mùa nào, thời điểm nào, giá cả tăng mạnh hay ít và vẫn luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ để có thể chiếm được sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh cao như hiện nay về lĩnh vực nhà hàng khách sạn.

2.3. Giá phòng hợp lý và công khai

Với tâm thế của người “đi mua hàng” đều muốn có mức giá công khai, chuẩn xác, minh bạch để có thể yên tâm về giá cả cũng như tính công bằng bởi tất cả những vị khách sẽ biết được khách sạn có trung thực trong chi phí thuê phòng với tất cả mọi tầng lớp khách hàng hay không.

Cần công khai minh bạch giá phòng
Cần công khai minh bạch giá phòng

Bởi vậy bạn cần phải nghiên cứu thị trường xem các khách sạn chỉnh giá cả như thế nào từ đó tăng hay giảm bảng giá thuê phòng cho khách sạn của bạn. Sau đó, bạn nên công khai bảng giá ngay tại sảnh lễ tân hoặc ngay gần quầy lễ tân để khách hàng khi bước vào có thể theo dõi và dễ trong việc đặt phòng. Tiền bạc tài chính luôn là vấn đề tế nhị vì thế cần công khai, minh bạch để dễ dàng trong việc giao dịch, tính toán bạn nhé.

2.4. Thu thêm phí khi check - in thay vì khi check - out

Song song với việc công khai minh bạch cụ thể giá phòng thì cách thu tiền, cách thanh toán cũng là một điểm bạn cần lưu ý khi kinh doanh khách sạn. Cho dù bạn có yêu cầu khách hàng thanh toán đúng những dịch vụ mà khách hàng trong quá trình lưu trú có sử dụng nhưng bạn cần phải tinh tế trong việc hiểu thấu tâm lý khách hàng. Khách hàng sẽ không muốn bị thu thêm bất cứ khoản tiền gì trong lúc trả phòng, điều đó hơi vô lý phải không nhưng thực tế lúc đó khách hàng sẽ cảm thấy như bị thu thêm tiền vô lý, hoặc cảm thấy bị lừa khi phải rút hầu bao thêm. Bạn cần hiểu cho sự thật ấy và nên yêu cầu khách hàng nộp tiền dịch vụ hay phụ phí trước khi nhận phòng, nếu trong quá trình sử dụng phòng không sử dụng thì khi check - out trả phòng sẽ được hoàn lại tiền.

Việc làm kinh doanh khách sạn

Lưu ý về khoản thanh toán trước khi check - in
Lưu ý về khoản thanh toán trước khi check - in

Hai hành động thu tiền về cơ bản đem về lợi ích giống nhau nhưng sẽ dẫn đến hai tâm lý khách hàng khác nhau mà bạn vẫn thu về lợi nhuận với đúng những quy tắc trong kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Khách hàng sẽ vui lòng khi nhận được thêm tiền trả lại hơn là phải trừ thêm, phải rút tiền ra thanh toán thêm khi đã sử dụng xong dịch vụ buồng phòng. Hãy lưu ý cho vấn đề này nhé!

3. Quy trình phục vụ buồng nhân viên buồng phòng cần biết

Vậy thì quy trình phục vụ và sắp xếp buồng phòng trong một khách sạn được diễn ra như thế nào? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu từng bước nhé!

Phục vụ buồng phòng chủ yếu sẽ chia ra ba giai đoạn:

+ Chuẩn bị phòng tiếp đón khách vào

+ Chăm sóc khách hàng trong thời gian lưu trú

+ Chuẩn bị cho khách trả phòng và rời khỏi buồng phòng khách sạn

3.1. Chuẩn bị phòng  tiếp đón khách

Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị phòng đón khách, nhân viên (NV) sẽ nhận ca làm của mình và chuẩn bị những đồ dùng, vật dụng cần thiết để vào ca làm của mình như xe đẩy có ga, vỏ gối, chăn, các đồ dùng nhà tắm như khăn tắm, xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng, bàn chải cá nhân, dao cạo râu, bông tăm ngoáy tai,... các công cụ đồ dùng để vệ sinh buồng phòng như máy hút bụi, cây lau nhà, cây quét nhà, hót rác, túi đựng rác,...

Sau đó NV sẽ xem xét kỹ số phòng để biết phòng hiện đang có khách hay không, và khách có treo biển “Không làm phiền” phía bên ngoài cửa hay không. Nếu như có biển không làm phiền thì sẽ bỏ qua phòng đó và kế hoạch sang phòng khác dọn dẹp. Nếu không có biển thì tiến hành vào phòng dọn dẹp như bình thường. 

Trước khi bước vào phòng sẽ gõ cửa hoặc đánh tiếng trước thể hiện phép lịch sự và tôn trọng nếu như có ai vẫn còn trong phòng. Sau đó sẽ tra chìa khóa và tiến hành vào phòng để làm việc.

Giai đoạn tiếp đón chuẩn bị đón khách hàng
Giai đoạn tiếp đón chuẩn bị đón khách hàng

Ở các phòng khách sạn thường có 2 khu vực cần làm sạch đó là khu phòng khách và khu nhà tắm. Khi dọn ở phòng khách bạn sẽ cần phải mở hết các cửa phòng, vén rèm màn lên để thoáng khi, bật tất cả các đèn trong phòng. Kiểm tra xem phòng còn đầy đủ tiện nghi hay không, kiểm tra các thiết bị máy móc như máy sưởi, máy nóng lạnh, điều hòa, tủ lạnh, hệ thống nước, tủ quần áo, các trang thiết bị khác. Sau đó dọn dẹp rác thải trong phòng. Nếu trong trường hợp dọn phòng đã được trả thì có thể linh động, chu đáo kiểm tra xem nếu khách quên sót đồ thì gửi lại quầy lễ tân. Tiếp đó, NV tiến hành thay mới vỏ chăn, ga, gối, quét sàn nhà, lau nhà, hút bụi, lau sạch cửa và bàn trang điểm, ghế ngồi,... 

Đến khu vực nhà tắm, NV tiến hành kiểm tra xem nhà tắm có cấp thoát nước ổn định không, kem đánh răng và bàn chải cá nhân, dầu gội, dầu xả, sữa tắm còn đủ không, sử dụng các chất tẩy rửa để cọ rửa làm sạch các vị trí trong nhà tắm.

Sau khi hoàn tất các công việc sẽ ghi vào báo cáo và báo lại cho nhân viên lễ tân về tình trạng phòng trống để phòng đó sẵn sàng đón khách mới.

Việc làm lễ tân khách sạn

3.2. Chăm sóc khách hàng trong khoảng thời gian khách ở phòng

Trong 3 giai đoạn thì giai đoạn 2 là giai đoạn cần nhiều sự tập trung nhất vì sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự hài lòng của khách hàng nhất.

Giai đoạn quan trọng nhất
Giai đoạn quan trọng nhất

Khi khách hàng tới nhận phòng, NV cần có mặt để sẵn sàng đưa khách tới nhận phòng đúng theo số phòng đã thỏa thuận. Khi khách vào phòng, NV buồng phòng có nhiệm vụ bàn giao các tài sản trong phòng lại cho khách, giới thiệu và lưu ý với khách về những sản phẩm, đồ ăn, nước uống miễn phí hay phải thanh toán với khách hàng, cung cấp cho khách những số điện thoại để gọi khi cần. Sau cùng sẽ hỏi khách có cần thêm gì và thực hiện những yêu cầu thêm của khách nếu có.

3.3. Chuẩn bị cho khách rời phòng và trả phòng khách sạn

Ở giai đoạn này NV buồng phòng sẽ kiểm tra lại phòng xem khách hàng có dùng sản phẩm tính phí nào không, kiểm tra xem các thiết bị vẫn còn hoạt động bình thường hay không,và sau đó sẽ báo lại cho quầy lễ tân để báo cáo lại tình hình. Bên cạnh đó sẽ xem lại xem khách có để quên đồ cá nhân gì không và sẽ tiến hành dọn dẹp lại để đón tiếp lượt khách mới.

Giờ thì bạn đã hiểu được những điều xoay quanh về Roh rồi chứ? Bạn đã biết được Roh là gì chưa, để biết thêm những thông tin hữu ích khác hay những thuật ngữ trong ngành khách sạn bạn có thể truy cập ngay web timviec365.vn nhé!

Tìm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;