Quay lại

PowerShell là gì? Bạn đã biết tính năng này trên laptop của bạn chưa?

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

PowerShell là một công cụ rất hữu ích cho tất cả mọi người để có thể xử lý những thao tác, công việc hàng ngày. Vậy PowerShell là gì và vai trò như thế nào đối với chúng ta, hãy cùng với tôi tìm hiểu nhé!

 
Việc làm IT Phần cứng - mạng

1. Khái niệm PowerShell là gì?

Bạn đã biết khái niệm của PowerShell là gì chưa? PowerShell là tiện ích dòng lệnh và ngôn ngữ kịch bản, là một phương thức xử lý công việc nhanh gọn dành cho các quản trị viên, giúp cho quản trị viên có thể xử lý công việc tự động hóa hàng loạt nhiệm vụ cho trình duyệt máy tính và mạng. 

PowerShell chứa các thành phần trong Command Prompt và được xây dựng dựa trên nền tảng framework (khung phần mềm). 

PowerShell có nghĩa là gì?

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng PowerShell bạn nên học cách để dùng nó một cách hiệu quả nhất bởi vì khi biết cách tận dụng PowerShell sẽ giúp bạn đơn giản hóa nhiều công việc tẻ nhạt hàng ngày. Bạn cũng có thể thông qua mạng mà thực hiện được tất cả những thay đổi trên toàn hệ thống thông tin mà bạn không cần phải điều chỉnh riêng lẻ một cách thủ công và tốn nhiều thời gian cho từng máy chủ riêng lẻ. 

Sử dụng PowerShell giúp bạn giải quyết, xử lý công việc nhanh hơn hiệu quả hơn. Bạn có thể lên kế hoạch, viết kịch bản sẵn và sau đó cho sẵn câu lệnh và để PowerShell thực hiện những thao tác lặp lại đó, bạn có thể làm những công việc khác thay vì chờ đợi mất thời gian dài.

Định nghĩa về PowerShell

Tìm hiểu về cách sử dụng PowerShell là điều nên làm bởi ngay cả trong công việc của một quản trị mạng thì bạn cũng sẽ nhận thấy PowerShell như một “thư ký” đắc lực dành cho bạn suốt quá trình làm việc. PowerShell thực sự đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho bạn. Bạn có thể tham khảo lợi ích mà công cụ này đem lại ở mục 3 nhé!

Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử ra đời của những phiên bản PowerShell cũng như những cách thức để khởi động và sử dụng PowerShell ở những mục dưới đây nhé!

Xem thêm: Ruby on Rails là gì? Những điều bạn nên biết về Ruby on Rails

Việc làm it phần cứng - mạng tại Hồ Chí Minh

2. Lịch sử của PowerShell

PowerShell có rất nhiều phiên bản vì với mỗi công cụ phần mềm nào cũng đều sẽ có những giải đoạn để thay đổi và cải tiến đem lại sự trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Bởi vậy PowerShell cũng không ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời cuả PowerShell nhé!

Phiên bản PowerShell 1.0 (2006), tác giả tên Jeffrey Snover đã trải nghiệm và làm việc, thử nghiệm cùng với nó trước khi ra mắt năm 2006. Người quản trị của hệ thống và người dùng trải nghiệm đã phải thực hiện công việc với những sự trợ giúp mang đầy tính hạn chế và còn cần nhiều chức năng phải khắc phục thêm của cmd.exe và các tập tin batch. Phiên bản PowerShell 1.0 này hỗ trợ quản lý toàn diện, tổng quát và cục bộ của các máy Windows (bao gồm Win 2003).

Tìm hiểu lịch sử về PowerShell

Trong phiên bản PowerShell 2.0 đã có bước tiến nhỏ khi đã có thể tích hợp, liên kết làm việc được với Windows 7 và Windows 2008 R2. 

Ngoài ra còn có thêm PowerShell 3.0, 4.0, 5.0 được cải thiện lên rất nhiều

Bây giờ, phiên bản của PowerShell hiện đang là 5.1. Trải qua nhiều thời gian và thời kỳ cải tiến cũng như nâng cấp với các phiên bản khác nhau được thay đổi liên tục đã đem lại kết quả đáng kể, hiện tại thì khả năng và môi trường thực thi đã tăng lên rất đáng kể.

Xem thêm: Scrum là gì? Blog cẩm nang cho người mới tìm hiểu

3. Cách khởi động PowerShell trên máy tính của bạn

Có tất cả 9 cách để khởi động PowerShell trên máy tính của bạn. Hãy lưu ý rằng máy tính của bạn có Win 7, Win 8.1 hoặc Win 10 và dưới đây là 9 cách để có thể truy cập vào 3 loại win đó.

Có những cách nào để khởi động công cụ này?

+ Khởi động bằng tìm kiếm (đối với tất cả các phiên bản Windows đều có thể thao tác)

Đây là cách thức nhanh nhất trong win 10. Khi bạn thấy được trường tìm kiếm hiện lên trên thanh tác vụ bạn hãy gõ từ khóa “powershell”. Vậy là bạn đã khởi động xong PowerShell.

Nếu máy tính của bạn là Win 7, bạn cần phải mở Menu Bắt đầu, sau đó bạn sẽ nhập chữ “powershell” trong mục tìm kiếm, và bạn nhấn phím Enter hoặc là bạn dùng chuột click vào PowerShell. Vậy là chúng ta đã khởi động được công cụ này.

Đối với Windows 8.1, bạn cần phải chuyển sang màn hình Bắt đầu và tiến hành gõ chữ “PowerShell”. Và sau đấy kết quả hiển thị sẽ hiện lên trên màn hình máy tính, bạn sẽ nhấn phím Enter hoặc là bạn chỉ cần dùng chuột click vào PowerShell.

Tìm việc làm

Đâu là cách nhanh nhất?

+ Khởi động bằng cửa sổ Chạy (tất cả các phiên bản Windows)

Nếu bạn muốn dùng một trong những phương thức nhanh nhất để khởi động PowerShell, bạn nên sử dụng cửa sổ Chạy, cách này có thể sử dụng trên mọi phiên bản windows hiện đại nào. Bạn sẽ nhấn giữ tổ hợp phím Win + R trên bàn phím của bạn. Tiếp theo, bạn nhập powershell vào rồi nhấn Enter trên bàn phím của bạn hoặc là click vào nút bấm OK trên màn hình.

+ Khởi chạy PowerShell từ Start Menu (đối với Windows 10 và Windows 7) hoặc từ màn hình (đối với Windows 8.1)

Trong phiên bản Windows 10, bạn sẽ mở Start Menu và tìm tới thư mục có chứa phím tắt Windows PowerShell. Ở đây, bạn sẽ tìm thấy phím tắt cho Windows PowerShell.
+ Khởi động PowerShell bằng chính tệp thực thi (đối với mọi phiên bản trong Windows)

+ Khởi động PowerShell bằng menu người dùng của WinX (chỉ riêng đối với phiên bản Windows 10)

Win 10  có sẵn một trình duyệt đơn ẩn cho những ai sử dụng điện và nó có tên là WinX. Bạn có thể gõ tổ hợp phím Win + X trên bàn phím để khởi chạy hoặc là nhấn giữ chuột phải của bạn vào biểu tượng Win ở trên màn hình máy tính hoặc laptop của bạn (vị trí góc dưới bên trái của bạn. Sau đó trên màn hình sẽ hiển thị tất cả những phím tắt phục vụ cho việc khởi chạy PowerShell

+ Tạo một phím tắt cho PowerShell trên máy tính của bạn (tất cả các phiên bản Windows)

Bạn có thể tạo đường tắt nhanh để khởi động PowerShell trên máy tính của bạn để tiện dùng. Cách để tạo lối tắt đó như sau đây. Bạn cần phải ghi nhớ rằng nhập powershell làm vị trí của mục bạn tạo shortcut cho. Bạn cũng có thể tạo link trực tiếp cho tệp powershell.exe.

+ Khởi động PowerShell bằng Task Manager (áp dụng được cho mọi phiên bản Windows)

Khởi động thật dễ dàng

Bạn có thể sử dụng trình quản lý tác vụ được cài sẵn trong máy tính. Đầu tiên bạn ấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc. Nếu máy tính của bạn là win 10 hoặc win 8.1 thì trình quản lý tác vụ sẽ mở ở chế độ thu nhỏ.

phím Ctrl + Shift + Esc trên bàn phím của bạn. Nếu bạn đang sử dụng Windows 10 hoặc Windows 8.1 và Trình quản lý Tác vụ sẽ mở ra ở chế độ nhỏ gọn, hãy nhấp hoặc nhấn vào "Chi tiết khác". Sau đó, trong tất cả các phiên bản Windows, hãy mở menu Tệp và nhấp hoặc nhấn vào "Chạy tác vụ mới". Trong cửa sổ "Tạo tác vụ mới", nhập powershell và nhấn Enter trên bàn phím hoặc chọn mục OK.

+ Khởi động công cụ PowerShell bằng phím tắt từ bộ sưu tập download trên Internet (áp dụng cho mọi phiên bản Windows)

Trên các trang mạng có nhiều trang web và tổ chức cung cấp đường link phím tắt, bạn có thể tìm download về và giải nén chúng thành những thư mục sau đó sử dụng như bình thường. Việc này khá tiện lợi.

+ Khởi động PowerShell từ hộp thoại Command Prompt (áp dụng được với mọi phiên bản Windows)

Bạn có thể mở hộp thoại Command Prompt, sau đó nhập ký tự "start powershell" cuối cùng là nhấn phím Enter. Vậy là bạn đã khởi động được PowerShell.

Đọc ngay: Session là gì? Session có ứng dụng như thế nào?

4. Những lợi ích có thể làm với PowerShell là gì?

Qua những thông tin bên trên bạn có thể thấy rằng PowerShell dần trở nên phổ biến rộng rãi bởi sự tiện lợi cũng như là chức năng đa dạng của PowerShell. Như một lẽ dĩ nhiên, PowerShell sẽ giúp bạn tự động hóa những công việc có phần “tẻ nhạt” cho bạn. PowerShell chắc chắn sẽ đem lại cho bạn thật nhiều những lợi ích trong quá trình khởi động công cụ này. Bạn cần biết cách sử dụng cũng như tác dụng của PowerShell để có thể tiết kiệm thời gian cho công việc cũng như hưởng lợi từ sự thông minh của công nghệ. Theo lập trình Microsoft đã phát hành và nâng cấp Powersoft nhiều để nó trở thành một “trợ lý” giúp bạn xử lý và tự động hóa nhiều nhiệm vụ, nhanh nhạy trong giải quyết cùng lúc nhiều thao tác quản trị.

PowerShell mang lại lợi ích gì?

Ví dụ, sử dụng PowerShell bạn có thể khiến cho tất cả các thiết bị USB hiển thị trên một máy tính, nhiều máy tính cùng chung một mạng hoặc là bạn có thể tạo một chuỗi thao tác và cho chạy tự động trong khi bạn đang thực hiện vào việc khác, điều này thực sự rất tiện bởi trong những nhiệm vụ tốn thời gian thì đây là điểm cộng rất lớn! Ngoài ra với công cụ thông minh này bạn dễ dàng nhận ra và hủy bỏ những quy trình chạy hỏng và sàng lọc những thông tin về máy tính trong hệ thống mạng và xuất nó ra ở định dạng html.

Khả năng mà PowerShell đem lại vô cùng lớn bởi nó sẽ làm việc theo chế độ lặp lại những thao tác tẻ nhạt bởi bạn đã tạo kịch bản lệnh sẵn cho nó và kết hợp các lệnh khác nhau nên theo đó nó sẽ hoạt động đúng theo câu lệnh.

Nếu công việc của bạn liên quan tới mạng máy tính, cụ thể như việc làm quản trị mạng, an ninh mạng, an toàn thông tin, bạn càng dùng PowerShell bạn sẽ càng nhận ra lợi thế khi dùng công cụ này với chế độ “active ectory”.

Chế độ "active ectory"

Chế độ “active ectory” sở hữu hàng trăm những lệnh tùy biến vậy nên lệnh phép ngắn của nó sẽ giúp bạn đạt được năng suất cao hơn thông thường rất nhiều.

Đúng là trong công nghệ thông tin, khoa học máy tính luôn có những cách thức, phương thức nhanh để xử lý công việc và sắp xếp sao cho công việc hoàn thành cùng lúc nhanh chóng nhất phải không nào? Bạn cần tự tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới về những thuật ngữ và cách thức trong khi sử dụng máy tính giống như cách bạn tìm hiểu về PowerShell. Bạn có thể truy cập vào những trang web về công nghệ thông tin để cập nhật theo dõi thường xuyên, hoặc bạn có thể thường xuyên ghé thăm trang web timviec365.vn để có cho mình những tin tức bổ ích về nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhé!

Với những thông tin về PowerShell do timviec365.vn có lẽ bạn đã hiểu PowerShell là gì và lợi ích của nó rồi phải không? Để biết thêm về những thuật ngữ khác bạn có thể truy cập timviec365.vn để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Bài viết tham khảo: React native là gì? Lý do nên chọn để phát triển ứng dụng di động?

Việc làm quản trị mạng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-