Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Front desk là gì? Tip hay cho thiết kế quầy lễ tân hút mọi ánh nhìn!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Một điều chắc chắn rằng, nếu bạn là dân nhà hàng, khách sạn thuật ngữ Front desk là gì sẽ chẳng còn gì xa lạ với bạn nữa. Và thậm chí nếu thường xuyên làm việc tại bộ phận tiền sảnh, thường tổng tổng hợp thông tin, trao đổi với khách hàng hay nhận những cuộc gọi từ phòng ban thì bạn và “Front desk” còn gắn bó với nhau như hình với bóng nữa đấy. Sau những gợi ý này, bạn đã đoán được Front desk là gì chưa?

1. Bạn đã hiểu Front desk là gì chưa?

Front desk là gì
Tại Front desk lễ tân sẽ chào đón và tiếp nhận mọi yêu cầu của khách từ ngoài vào lưu trú tại khách sạn

Danh từ Front desk theo Cambridge dictionary means “ a desk near the entrance to a Hotel, office Building, etc where people go near they arrive and where they can get information” ,chúng ta có thể hiểu theo nghĩa nôm na là chiếc bàn đặt ở lối ra vào của khách sạn, nơi khách đến và lấy một số thông tin cần thiết hoặc làm một số tác vụ khác. Đây là thuật ngữ chuyên ngành khách sạn - nhà hàng vô cùng quen thuộc để chỉ quầy lễ tân - quầy lớn đặt trước khu vực tiền sảnh của khách sạn. Trong thực tế, đây không chỉ là nơi để khách hàng đến “check-in” hay “check out” mà còn là không gian làm việc của bộ phận lễ tân (receptionist)/ tiếp tânhostessconcierge trong khách sạn.

Tại Front desk lễ tân sẽ chào đón và tiếp nhận mọi yêu cầu của khách từ ngoài vào lưu trú tại khách sạn, tiếp nhận dịch vụ đặt phòng/ reservation, giới thiệu các loại phòng như phòng dorm, phòng deluxe, phòng bungalow (hay xuất hiện tại các khu resort), phòng đôi, phòng standard, phòng suite, phòng premier, phòng executive,... và một số các dịch vụ, sản phẩm của khách sạn khác, làm thủ tục đăng kí, tư vấn hướng dẫn khách hoàn thành những thông tin cần thiết đến xử lý những phàn nàn về dịch vụ. Trên Front desk nếu để ý, toàn bộ dụng cụ gắn bó mật thiết với bộ phận lễ tân như điện thoại,sổ sách, máy tính, văn phòng phẩm đều được đặt trên Front desk. Thông thường, một Front desk sẽ có hai tầng, một tầng bên trong được làm thấp hơn là không gian để nhân viên bộ phận tiền sảnh thực hiện các tác vụ khi chưa có khách hàng đến như check lịch, hồ sơ giấy tờ, có không gian để đặt để máy tính và những dụng cụ cần thiết. Tầng trên, thường chủ yếu để tiếp nhận hồ sơ của khách.

Bạn đã hiểu front desk là gì
Front desk là gì

Thiết kế này khá giống với quầy tiếp nhận thông tin khách hàng trong những ngân hàng hay quầy thu ngân trong các nhà hàng. Tuy nhiên, trong khách sạn Front desk chú trọng thiết kế một tỉ mỉ,sang trọng. Bởi lẽ, Front desk không đơn thuần là không gian làm việc của lễ tân hay chiếc bàn đúng nghĩa để đặt để đồ mà còn là “bộ mặt thương hiệu của khách sạn” đó. 

Hãy tưởng tượng bạn đặt chân xuống một khách sạn bên ngoài cực kỳ sang trong, nhưng check-in trên một chiếc bàn gỗ chỉ vừa vặn để đặt chiếc máy tính của bộ phận lễ tân và nơi bạn đặt hồ sơ để hoàn thành thủ tục. Dĩ nhiên, ngay cả khi các dịch vụ của bộ phận tiền sảnh rất tốt từ đón tiếp niềm nở hay bạn không gặp bất kỳ một khó khăn gì trong quá trình làm hồ sơ đi chăng nữa thì sự “bất cân xứng trong không gian khách sạn” cũng bị neo đậu lại nơi khách hàng một cái nhìn không thực sự ấn tượng. Chính vị trí đặt Front Desk đã “khắc lên” mình nó nhiệm vụ quan trọng là truyền đi phong cách phục vụ chuyên nghiệp của khách sạn, vừa thể hiện được quy mô tầm cỡ của khu lưu trú. Không nhất định là Front Desk ở khách sạn nào cũng phải to mà được được đánh giá trên yếu tố cân xứng với không gian chung, sự sang trọng và ưa nhìn, có thiết kế tạo điểm nhấn để thu hút sự ấn tượng của khách hàng dù mới đến lần đầu tiên. Bạn đang có ý định bắt tay vào công cuộc kinh doanh khách sạn, nhưng chưa biết lên ý  tưởng thiết kế bộ mặt công ty như thế nào cho đẹp và chuyên nghiệp? Hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây của timviec365.vn về những tiêu chuẩn thiết kế Front desk khiến khách hàng “mãn nhãn” ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé.

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hà Nội

>> Xem thêm: Amenities là gì

2. Những tiêu chuẩn thiết kế Front cho mọi loại hình khách sạn chuẩn khách sạn 5 sao

Một số lưu ý khi thiết kế front desk, bạn đã biết chưa?
Một số lưu ý khi thiết kế front desk, bạn đã biết chưa? 

2.1. Kích thước Front desk bao nhiêu cho phù hợp?

Thực ra câu hỏi về kích thước quầy bao nhiêu cho phù hợp khá phổ biến trong nền kinh doanh dịch vụ kể cả những quầy thu ngân trong nhà hàng, những quán cà phê sang trọng hay chỉ đơn giản là những quầy hàng trong những nhà thuốc. Thế nhưng, với quy mô một khách sạn tầm trung trở lên, Front desk trở thành trung tâm dịch vụ của khách sạn, do vậy thiết kế của nó phải vừa tiện dụng lại vừa mang tính thẩm mỹ. Không gian khách sạn chỉ đẹp khi được đặt một quầy lễ tân phù hợp với nó. Tuy nhiên, kích thước to hay nhỏ không trở thành quy chuẩn để chọn thiết kế Front desk bởi vì tại không gian tiền sảnh ngoài quầy lễ tân vẫn còn phải đặt một số đồ nội thất khác như: Ghế chờ và một số vật dụng trang trí đặc biệt khi các dịp lễ tết quan trọng đang đến.

Do vậy, tùy vào diện tích của sảnh và vị trí đặt/để thiết kế quầy lễ tân để có kích thước hợp lý. Bên cạnh đó, một số yếu tố tác động đến kích thước quầy lễ tân như lượng khách hàng đến với khách sạn. Nếu như lượng khách hàng đến đông phải thiết kế quầy rộng ra để phục vụ khách hàng tốt nhất. Còn lượng khách hàng ít hơn, quầy nên thiết kế hẹp lại và cân đối chiều dài, chiều cao của khu vực sảnh để tạo ra sự cân xứng hài hòa. Đặc biệt, phải phù hợp với chiều cao của quy chuẩn tiếp tân trong khách sạn để thuận tiện cho việc giao tiếp với khách hàng và thực hiện những tác vụ liên quan. Bạn dễ thấy, đối với các khách sạn ở Châu Á, Front desk thường thấp hơn ở châu Âu.

Việc làm lễ tân khách sạn

2.2. Kiểu dáng Front desk

Kiểu dáng Front desk
Kiểu dáng Front desk

Bạn thường xuyên đến khách sạn sẽ để ý kỹ rằng, hầu hết các quầy lễ tân hiện nay đều được thiết kế theo kiểu dáng hình chữ I, chữ L và hình cánh cung. Trong đó, hình chữ I sẽ phù hợp với các khách sạn có quy mô nhỏ, tiền sảnh nhỏ. Còn với tiền sảnh lớn sẽ phù hợp với những tiền sảnh quy mô lớn, thể hiện nét sang trọng và hiện đại của khách sạn đó. Tùy vào quy mô khách sạn của bạn mà lựa chọn kiểu dáng Front desk phù hợp nhất nhé.

2.3. Màu sắc

 Việc lựa chọn màu sắc cho quầy lễ tân sẽ phù thuộc nhiều vào mông muốn của chủ khách sạn. Thế nhưng, một lưu ý là vì Front desk chiếm không gian khá lớn trong tiền sảnh, do đó, màu sắc của quầy cũng phải cân nhắn sao cho phối phù hợp với không gian, vừa tạo được điểm nhấn thu hút với khách hàng. Hiện nay, không đi vào xu hướng kích thích mắt khách hàng bằng màu sắc quá nổi bật, ngoài các khách sạn lựa chọn màu hài hòa cùng tông màu với tường sảnh,những màu sắc tự nhiên như gỗ hay màu trắng để toát lên sự tinh khiết hay màu nâu đang rất thịnh hành. 

2.4. Chất liệu

Nếu là các quầy thu ngân, bạn sẽ khá quen thuộc với những quầy bê tông và ốp nhựa bóng, nhưng với Front desk tại những khách sạn sang trọng thì gỗ đang được dùng một cách phổ biến. Gỗ được ép và phù lên lớp sơn PU để tạo nên sự sang trọng đồng thời tạo nên sự bền đẹp cho sản phẩm, kết hợp với khả năng chống nước, chống thấm, chống cháy là những tiêu chuẩn được nhiều chủ khách sạn tại Việt Nam lựa chọn bởi những chất liệu này phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm. 

>> Xem thêm: Backoffice là gì

2.5. Các phụ kiện, vật dụng đi kèm

 Các phụ kiện, vật dụng đi kèm
Các phụ kiện, vật dụng đi kèm

Front desk rất quan trọng để hút khách hàng và tạo cho khách sạn phong cách sang trọng thế nhưng phải luôn luôn gắn liền với sự tiện dụng bởi vì đây cũng là không gian làm việc hằng ngày của lễ tân và dĩ nhiên, là nơi đặt để khá nhiều những vật dụng phục vụ công việc như Máy tính, máy in, lịch bàn, văn phòng phẩm… Để bộ phận lễ tân có thể thoải mái làm việc thì bắt buộc Front desk thiết kế phải tuân thủ theo những gợi ý này.

Việc làm quản lý khách sạn

3. Một số lưu ý khi thiết kế front desk, bạn đã biết chưa? 

Một số lưu ý khi thiết kế front desk, bạn đã biết chưa?
Một số lưu ý khi thiết kế front desk, bạn đã biết chưa? 

Không chỉ dừng lại ở kích thước, chất liệu...một quầy lễ tân đẹp được đánh giá bởi phong thủy tốt. Theo nhiều một số chuyên gia phong thủy khách sạn cho biết, Front desk được đặt đẹp mắt, lý tưởng nhất là cách từ 3-5,5 mét tính từ cửa ra vào. Thêm vào đó, quầy lễ tân cũng được thiết kế bám chắc vào tường phía trong để làm điểm tựa hút tài khí cho khách sạn, từ đây để tạo ra sự buôn bán dịch vụ thuận lợi. Một quầy lễ tân đẹp vốn đã chứng minh cho bề thế và vị trí “ bộ mặt thương hiệu” cho khách sạn, do đó,  không cần thiết khi đặt thêm lên bề mặt quầy những logo và biểu tượng thương hiệu. Đặt quá nhiều vật dụng lên trên sẽ làm tính sang trọng của Front desk bị giảm nhẹ.

Những khách sạn lớn, bạn vẫn thấy Logo đặt phía sau quầy, lưng lễ tân và ở trung tâm, vừa tầm nhìn sẽ là vị trí lý tưởng để bạn lựa chọn để tôn lên tầm vóc của khách sạn của bạn. 

Đến đây bạn đã hiểu được Front desk là gì cũng như một số bí quyết để thiết kế quầy lễ tân đẹp rồi chứ?

Hi vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn đi trả lời cho câu hỏi Front desk là gì sẽ thực sự hữu ích với bạn trong việc thiết kế và xây dựng quầy lễ tân phù hợp với mục đích kinh doanh của khách sạn của mình nhé. Thân ái!

Tìm kiếm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;