Quay lại

[Balanced Scorecard là gì?] Những thông tin liên quan bạn cần biết!

Tác giả: Kim Thu Phương

Đối với dân kinh doanh thì Balanced Scorecard là một trong những thuật ngữ quan trọng. Đây là một thuật ngữ chỉ công cụ quản lý được sử dụng đối với nhiều doanh nghiệp trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, người trẻ với nhiều hoài bão khác nhau đã tự lập nên cho mình những đế chế riêng như start-up. Nhưng để làm sao cho những công ty, doanh nghiệp còn non trẻ có thể đứng vững được lâu dài là cả một quá trình không ngừng nghỉ cố gắng. Bên cạnh đó, thì cần có những tư duy chiến lược và một bộ óc nhạy bén cũng như nhạy cảm với thời thế, tổ chức bộ máy trong nội bộ một cách khéo léo thì cũng là một cách để tiến tới gần hơn với thành công. Vậy làm như thế nào để chúng ta không thể bỏ sót đi những thứ cốt lõi nhất. Hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu sâu hơn về Balanced Scorecard (BSC) là gì. Bởi đây sẽ là một bài viết hữu ích giúp bạn hiểu được về mô hình xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược – một trong những nấc thang thành công của doanh nghiệp.

Việc làm Quản lý điều hành

1. Định nghĩa Balanced Scorecard là gì?

Định nghĩa Balanced Scorecard là gì?

Balanced Scorecard (gọi tắt là BSC) là một thuật ngữ xuất phát từ Mỹ được hiểu một cách nôm na là thẻ điểm cân bằng. Đây là một hệ thống quản lý doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược thường được các tổ chức kinh doanh, phi lợi nhuận hay phi chính phủ áp dụng nhằm định hướng cho các hoạt động kinh doanh với tầm nhìn cũng như chiến lược của mỗi tổ chức. Giúp cho doanh nghiệp có thể thiết lập, thực hiện giám sát, nâng cao hiệu quả thực hiện việc truyền thông nội bộ cũng như bên ngoài. Đây là một định nghĩa được David Norton cùng tiến sĩ Robert Kaplan tại trường kinh doanh Harvard công bố.

Đây không chỉ là mô hình đo lường hiệu quả của hoạt động mà còn tích hợp thêm các chỉ số không phải chỉ số tài chính truyền thống, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn cân bằng hơn về những hoạt động của mình. Cụm từ này đã được sử dụng từ năm 1990, nhưng nó có nguồn gốc từ sự những sáng kiến của General Electric (GE) – một công cụ đưa ra báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động những năm 1950.

Hiện nay, thuật ngữ Balanced Scorecard ngày càng phổ biến, trở thành hệ thống giúp cho doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch cũng như quản trị chiến lược (mô hình này được bắt nguồn từ mô hình đánh giá hoạt động doanh nghiệp hiệu quả đơn giản. Đây là hệ thống giúp cho doanh nghiệp có thể triển khai những chiến lược của mình trên giấy thành những mệnh lệnh hành động cụ thể hóa cho hoạt động hàng ngày của mình. Balanced Scorecard có thể tạo ra các mô hình không chỉ có khả năng đo lường thực tế hiệu quả hoạt động mà còn có tác dụng hoạch định cho những công việc cần phải thực hiện và đánh giá. Nó giúp các nhà quản trị có thể triển khai thực hiện chiến lược của mình trong thực tế.

Việc làm quản trị kinh doanh

Theo Kaplan và D.Nortan thì Balanced Scorecard có đột phá như sau:

- Giữ lại các chỉ số truyền thống. Đây là những chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, những thứ vốn chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế công nghiệp, việc đầu tư năng lực trong dài hạn và mối quan hệ với khách hàng không phải là những nhân tố mang lại thành công.

- Đối với nền kinh tế gắn liền với thời đại thông tin như hiện nay doanh nghiệp đã định hướng tạo ra những giá trị tương lai thông qua việc đầu tư vào khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên cũng như quy trình, công nghệ và những cải tiến thì việc sử dụng chỉ số tài chính như doanh thu, ROA... là chưa phải là yếu tố quyết định tất cả.

Đây cũng là hệ thống hoàn chỉnh bởi nó được rút kinh nghiệm từ những điểm yếu, sự thiếu minh bạch trong những phương pháp quản lý điều hành trước đó. Nó giúp đưa ra những giải pháp cụ thể và chỉ ra những yếu tố mà doanh nghiệp nên đánh giá để cân bằng khía cạnh kinh tế tài chính. Đây là hệ thống quản trị chứ không phải hệ thống đánh giá cho phép doanh nghiệp có những tầm nhìn chiến lược biến chúng thành những hành động thực tiễn.

2. Những khía cạnh của Balanced Scorecard                  

Sau khi doanh nghiệp đã thiết lập và phát triển các chiến lược ưu tú nhất, thì họ sẽ triển khai, thực hiện cũng như giám sát chiến lược thông qua 4 khía cạnh sau: tài chính, quá trình hoạt động nội bộ, khách hàng, học tập và phát triển.

Những khía cạnh của Balanced Scorecard  

2.1. Khía cạnh tài chính

Đảm bảo cho việc đo lường của doanh nghiệp cũng như giám sát các yêu cầu và kết quả tài chính.

Đây là thước đo bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, lợi tức đầu tư, tốc độ tăng trưởng doanh thu,... đây không phải là những yếu tố có thể dễ dàng đo được ngay sau khi thực hiện, nhưng nó cũng chính là sự xác nhận cho hiệu quả của hoạt động đó.

Trước đây, với những số tiền kiếm được là chỉ tiêu duy nhất để các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả công việc. Khi con số này lớn thì có nghĩa doanh nghiệp này đang rất ổn định, ngược lại thì doanh nghiệp có thể rơi vào nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số ngày càng phát triển và là thời đại của công nghệ 4.0 hoặc sắp tới đây là cao hơn nữa thì tài chính sẽ không còn là thước đo duy nhất nữa. Nó chỉ phản ánh một góc nhỏ trong tổng thể một bức tranh lớn. Điều đó có nghĩa, mặc dù có thể doanh nghiệp thu về được lợi nhuận cao nhưng vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những suy sụp của chính doanh nghiệp đó.

2.2. Khía cạnh khách hàng

Nhằm mục đích đo lường cùng với việc giám sát những yếu tố giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cùng các yêu cầu về kết quả hoạt động để có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.

Đối với những người làm doanh nghiệp thì sự hài lòng của khách chính là động lực thúc đẩy sự phát triển, đi lên của họ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà còn cả về những cột mốc quyết định trong tương lai. Với khía cạnh này, nhà doanh nghiệp mới có thể xác định rõ được mức độ ưa thích các dòng sản phẩm cũng như trong bất cứ loại hình hoạt động nào của mình. Từ đó, có thể dễ dàng đặt ra những mục tiêu và sự tập trung để đáp ứng nhu cầu của những thượng đế (khách hàng).

Dựa vào những câu hỏi sau: Khách hàng mục tiêu của bạn là như thế nào? Đó có chắc chắn là khách hàng mục tiêu của bạn hay không? Họ đã thực sự thích thú với những sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn? Phản hồi tích cực/ tiêu cực của họ sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ban là bao nhiêu phần trăm? Với họ thì bạn với đối thủ cạnh tranh ai là người tương xứng hơn?...

Việc làm chuyên viên khách hàng

2.3. Khía cạnh quá trình hoạt động nội bộ

Giúp đo lường cũng như giám sát các chỉ số, yêu cầu của các quá trình quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp là tiến tới khách hàng.

Với một doanh nghiệp để có thể phát triển tốt nhất thì không chỉ dựa vào kết quả khách quan mà còn là sự phán ánh về quá trình hoạt động nội bộ. Để có thể nhận định doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở mức độ nào thì còn phải đánh giá qua các yếu tố như lao động, năng suất làm việc hiệu quả, thời gian xử lý công việc,... Việc rà soát các quá trình nội bộ của công ty giúp phân loại được đâu là bộ phận làm chưa tốt và những điều còn thiếu sót thì cần bổ sung và sửa chữa. Rồi đưa ra những chiến lược cũng như kế hoạch để cải thiện các lỗ hổng đó.

2.4. Khía cạnh học tập và phát triển

Chủ yếu tập trung vào cách thức phát triển giáo dục và đào tạo nhân viên của mình. Bên cạnh đó, nâng cao kiến thức, những cách thức mà doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để doanh nghiệp có thể duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.

Chất lượng nguồn nhân lực và công cụ hỗ trợ làm việc là yếu tố nền tảng để đánh giá doanh nghiệp có thực sự thành công. Tuy không có con số chính xác và giới hạn cụ thể cho thước đo này, nhưng mọi tiêu chí đều có thể được trau dồi tốt hơn cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.

Ngày nay, những công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong công ty chính là câu trả lời cho câu hỏi: “làm như thế nào để tạo ra giá trị và cải thiện được năng suất đây?”

Với việc sắp xếp nhân sự nội bộ khoa học cũng như biết cách áp dụng công cụ làm việc một cách hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng biến động, do không chỉ các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài do xu hướng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. Nó cũng thể hiện sự chú động, thức thời của các doanh nghiệp với sự tiếp cận mới mẻ, đa dạng đặc biệt là với thời đại số hóa công nghệ 4.0.

3. Mối liên hệ của các khía cạnh trong mô hình

Mối liên hệ của các khía cạnh trong mô hình

Trước và trong quá trình mô hình BSC được xây dựng thì 4 thước đo này là hoàn toàn độc lập với nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong bất cứ những khía cạnh nào và sẽ bỏ qua những cái còn lại. Nhưng thực tế lại chứng mình rằng chúng có mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau.

Theo mô hình BSC thì quy trình hoàn thiện các thước đo sẽ được thực hiện từ dưới lên trên. Khi bạn chú ý tập trung vào đào tạo nhân viên và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chia sẻ những thông tin hiện đại (học tập và phát triển), doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru cũng như năng suất hơn (quá trình hoạt động nội bộ). Khi đã có được nền tảng bền vững thì doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra giá trị và có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn (khách hàng). Khách hàng đã cảm giác hài lòng rồi thì sẽ luôn ủng hộ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp nâng cao lợi nhuận và doanh thu.

Ngoài ra, các yếu tố còn thể hiện mối quan hệ nhân quả như giảm chi phí, tăng doanh thu thì sẽ có khả năng tối đa hóa lợi nhuân cao.

4. Lợi ích cốt yếu của BSC

Lợi ích cốt yếu của BSC

- Tạo lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Balanced Scorecard đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố và mục tiêu với nhau. Đây chính là một mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh cho doanh nghiệp.

- Là yếu tố cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Khi đã có được những chiến lược phù hợp bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai cho kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp cả bên ngoài lẫn nội bộ. Mô hình này không chỉ giúp nhân viên và đối tác của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn tạo sự ấn tượng, dễ nhớ ưu nhược điểm một cách chi tiết những thước đo mà bạn đang thực hiện.

- Liên kết chặt chẽ giữa các dự án khác nhau trong doanh nghiệp

Khi đã thiết lập được mô hình chung thì mọi kế hoạch cũng như dự án đều có cơ sơ chiến lược để thực hiện 1 cách dễ dàng. Có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đang đi đúng hướng mà không phải lãng phí những dự án nào.

- Giúp cải thiện hiệu suất báo cáo

Có thể sử dụng BSC làm báo cáo tổng quan, giúp việc báo cáo trở nên nhanh chóng gọn gàng, tập trung vào nội dung vấn đề cốt lõi nhất.

Cần tìm việc làm

5. Ứng dụng cho doanh nghiệp để đạt hiệu quả

Ứng dụng cho doanh nghiệp để đạt hiệu quả

5.1. Kiểm soát yếu tố dữ liệu trong mô hình BSC

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu bạn dành thời gian của mình vào những thứ không có kết quả. Vì vậy, nếu như bạn đang đo lường mọi thứ nhưng không phải từ góc độ chiến lược thì bạn hãy nên xem lại. Để cho bạn không phải rơi vào tình trạng đứng giữa mớ hỗn độn chỉ toàn là dữ liệu khó nhằn thì hãy xác định chiến lược của bạn và viết nó ra giấy. Việc này không chỉ giúp bạn dễ dàng tư duy mà còn có thể thoải mái với các sáng kiến của mình trước khi đưa ra những quyết định cụ thể.

5.2. Đo lường song song với yếu tố đánh giá mục tiêu

Hãy quy ước một hệ thống ký hiệu với những màu sắc khác nhau. Với hành động này, bạn sẽ không bị nhầm lẫn giữa các mục tiêu.

Việc đánh giá này là hoàn toàn khách quan, tránh các trường hợp gán nhầm dẫn đến việc phải sửa sai hay hạ thấp mục tiêu để đảm bảo cho hiệu suất.

5.3. Gán KPI để thực hiện mục tiêu tương ứng

Khi đã có được chiến lược rồi thì công cụ quản lý hiệu suất (KPI) sẽ là một trợ thủ giúp bạn đánh giá được nhân viên họ đã làm việc theo đúng chiến lược đó hay chưa. KPI càng sát với thực tế thì hiệu quả công việc càng cao. Nó cũng là cách để xác định khoảng cách giữa hiệu suất làm việc thực tế với chiến lược đề ra để có những cải thiện, điều chỉnh cho hợp lý. Hãy là một quản trị ưu tú bạn nhé.

Người tìm việc

5.4. Kết nối các yếu tố mục tiêu

Bạn có thể sử dụng mũi tên một chiều để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố. Hãy sắp xếp các mục tiêu hợp lý nhất, miễn không để cho mục tiêu nào đứng một mình.

Trên đây là bài chia sẻ của Timviec365.vn về giải thích Balanced Scorecard (BSC) là gì. Hi vọng thông qua bài viết trên, các bạn sẽ có cái nhìn thiết thực nhất và hoàn chỉnh nhất về mô hình xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, qua đó giúp cho các cá nhân và tập thể hoàn thành tốt được những vấn đề còn gặp phải ở thời gian hiện tại. Biết người biết ta trăm chận trăm thắng. Nhưng nếu ngay chính trong nội bộ của mình mà không xác định được thì có thành công như thế nào cũng rất khó để giữ vững. Hãy trở thành một người quản trị thông minh. Chúc các bạn thành công.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV- Tâm sự Nghề nghiệp- Cẩm Nang Tìm Việc- Kỹ Năng Tuyển Dụng- Cẩm nang khởi nghiệp- Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm- Kỹ năng ứng xử văn phòng- Quyền lợi người lao động- Bí quyết đào tạo nhân lực- Bí quyết lãnh đạo- Bí quyết làm việc hiệu quả- Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép- Bí quyết viết thư xin thôi việc- Cách viết đơn xin việc- Bí quyết thành công trong công việc- Bí quyết tăng lương- Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên- Kỹ năng đàm phán lương- Kỹ năng phỏng vấn- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng- Mẹo viết hồ sơ xin việc- Mẹo viết thư xin việc- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng- Định hướng nghề nghiệp- Top việc làm hấp dẫn- Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông- Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng- Tư vấn việc làm ngành Báo chí- Tư vấn tìm việc làm thêm- Tư vấn việc làm ngành Bất động sản- Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin- Tư vấn việc làm ngành Du lịch- Tư vấn việc làm ngành Kế toán- Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật- Tư vấn việc làm ngành Sư phạm- Tư vấn việc làm ngành Luật- Tư vấn việc làm thẩm định- Tư vấn việc làm vị trí Content- Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn- Tư vấn việc làm quản lý- Kỹ năng văn phòng- Nghề truyền thống- Các vấn đề về lương- Tư vấn tìm việc làm thời vụ- Cách viết Sơ yếu lý lịch- Cách gửi hồ sơ xin việc- Biểu mẫu phục vụ công việc- Tin tức tổng hợp- Ý tưởng kinh doanh- Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương- Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh- Mẹo viết Thư cảm ơn- Góc Công Sở- Câu chuyện nghề nghiệp- Hoạt động đoàn thể- Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch- Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự- Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics- Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng- Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật- Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe- Quản trị nhân lực - Quản trị sản xuất- Cẩm nang kinh doanh- Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất- Mô tả công việc ngành Kinh doanh- Mô tả công việc ngành Bán hàng- Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng- Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng- Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán- Mô tả công việc ngành Marketing - PR- Mô tả công việc ngành Nhân sự- Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin- Mô tả công việc ngành Sản xuất- Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải- Mô tả công việc Kho vận - Vật tư- Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics- Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn- Mô tả công việc ngành Hàng không- Mô tả công việc ngành Xây dựng- Mô tả công việc ngành Y tế - Dược- Mô tả công việc Lao động phổ thông- Mô tả công việc ngành Kỹ thuật- Mô tả công việc Nhà nghiên cứu- Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo- Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính- Mô tả công việc Biên - Phiên dịch- Mô tả công việc ngành Thiết kế- Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình- Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh- Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực- Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo- Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern- Mô tả công việc ngành Freelancer- Mô tả công việc Công chức - Viên chức- Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý- Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng - Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận- Hồ sơ doanh nhân- Việc làm theo phường- Danh sách các hoàng đế nổi tiếng- Tài liệu gia sư- Vĩ Nhân Thời Xưa- Chấm Công- Danh mục văn thư lưu trữ- Tài Sản Doanh Nghiệp- KPI Năng Lực- Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp- Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng- Quản Lý Công Việc Nhân Viên- Chuyển văn bản thành giọng nói- Giới Thiệu App Phiên Dịch- Quản Lý Kênh Phân Phối- Đánh giá nhân viên- Quản lý ngành xây dựng- Hóa đơn doanh nghiệp- Quản Lý Vận Tải- Kinh nghiệm Quản lý mua hàng- Danh thiếp cá nhân- Quản Lý Trường Học- Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng- Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính- Kinh nghiệm Quản lý kho hàng- Quản Lý Gara Ô Tô-