Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2024
Xu hướng tìm việc làm thêm gia sư của các bạn sinh viên hiện nay khá phổ biến, bởi công việc này phù hợp với cả thời gian và kiến thức mà các bạn có. Thế nhưng để chuẩn bị xin việc làm gia sư thì bạn cần phải chuẩn bị CV gia sư thật ấn tượng. Nếu như chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây nhé, chắc chắn sẽ có ích với bạn đó!
Thông thường trước khi tiếp xúc với CV thì bạn sẽ cần phải tìm hiểu về bố cục của một CV gia sư xem nó có những phần nội dung cơ bản nào thì mới có thể định hình cách viết. CV gia sư cũng có bố cục cơ bản giống với những mẫu CV khác, bao gồm các phần chính như:
+ Thông tin cá nhân
+ Trình độ học vấn
+ Mục tiêu công việc
+ Kinh nghiệm việc làm
+ Kỹ năng làm việc
+ Giải thưởng, hoạt động
+ Sở thích
+ Người tham chiếu
Sau khi tìm hiểu về bố cục của một CV gia sư thì sau đó bạn cần phải chuẩn bị để viết nội dung cho CV. Những nội dung mà bạn muốn trình bày cần phải xúc tích, ngắn gọn và thật nổi bật.
Nhiều bạn ứng viên cho rằng hình thức CV chưa thật sự quan trọng bằng nội dung, chính vì thế mà chỉ nên quan tâm nội dung còn hình thức không cần. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn chưa đúng, trong một số trường hợp thì hình thức sẽ là cái đầu tiên thu hút ánh nhìn từ người đọc trước. Cho dù thế nào, thì bạn cũng nên chuẩn bị tốt về hình thức trước. Vậy với một CV thì thế nào mới là hình thức đẹp?
- Đầu tiên bạn nên lựa chọn những mẫu thiết kế CV đơn giản nhưng vẫn tinh tế: Trên thực tế cho thấy, nhiều bạn sinh viên muốn tạo ấn tượng nên thường chọn mẫu mẫu CV có thiết kế rườm rà, rối mắt. Cái gì quá cũng không tốt, chính vì thế mà bạn chỉ nên chọn những mẫu đơn giản nhưng lại không kém phần tinh tế.
- Thứ hai chính là màu sắc trong CV gia sư: ứng tuyển một vị trí khá đặc biệt, vị trí này chủ yếu là các bạn sinh viên làm, bởi vậy mà bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy sức trẻ của mình thông qua hình thức của CV. Màu sắc là điểm nhấn khá quan trọng, bạn nên chọn tông màu sáng nhẹ, làm nổi bật nội dung bên trong của CV. Các màu được ưa chuộng sử dụng như là: hồng, vàng, xanh dương, trắng,…
- Thứ ba, ảnh đại diện của CV: Bạn đừng quên cách chèn ảnh vào CV gia sư của mình thêm một ảnh đại diện để thật sự làm nó nổi bật và tạo ấn tượng sâu sắc hơn nhé. Tuy nhiên cũng cần phải biết quy định ngầm đối với ảnh đại diện trong CV. Chẳng có một quy tắc chính thức nào được đặt ra, thế nhưng mọi ứng viên đều phải biết không nên lựa chọn ảnh thiếu lịch sự, tôn trọng người khác. Bên cạnh đó ảnh đại diện cũng chính là “đại sứ thương hiệu” cho riêng bản thân bạn. Chính vì thế mà hãy lựa chọn những ảnh cá nhân với nụ cười tươi tắn, thân thiện, trang phục chỉnh tề, lịch sự nhé.
Đó chính là 3 điều mà bạn cần phải lưu ý khi chuẩn bị về hình thức của CV, thế nhưng phần quan trọng nhất mà chúng ta không thể quên được đó chính là nội dung trong CV gia sư. Cùng tìm hiểu cách viết nội dung trong phần bên dưới nhé.
Thông tin cá nhân trong CV hay còn gọi là phần giới thiệu bản thân trong CV đối với mỗi người là khác nhau, bạn không thể giống với người khác được, tuy nhiên khi trình bày lại có thể giống nhau. Trong phần này bạn chỉ cần chú ý điền đầy đủ và chính xác các thông tin: họ tên, năm sinh, nơi ở, số điện thoại trong CV cá nhân (hoặc thêm số người thân, số máy bàn), địa chỉ email (thể hiện lịch sự, tôn trọng, không nên để email dưới dạng nickname, biệt danh).
Các thông tin này cần phải đảm bảo chính xác, bởi nhà tuyển dụng có thể gọi đến cho bạn bất cứ lúc nào để hẹn phỏng vấn hoặc thông báo trúng tuyển đó, bạn không nên bỏ qua cơ hội của mình đúng không nào?
Đối với một gia sư thì trình độ học vấn trong CV cũng không quá quan trọng, bạn chỉ cần liệt kê các trường học từ đại học, cao đẳng đến giờ là được. Nên nhớ cần phải đầy đủ tên trường, ngành học và là sinh viên năm mấy nhé.
Ví dụ:
+ Trường đại học Công Đoàn
+ Chuyên ngành luật
+ Sinh viên năm 2
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV đối với các bạn rất quan trọng, chỉ cần một sơ ý nhỏ là khiến cho nhà tuyển dụng nghĩ khác về bạn ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần chú ý khi đặt mục tiêu. Thông qua vài dòng mục tiêu mà bạn trình bày trên CV, họ có thể đoán được tính cách và con người của bạn như thế nào.
Một mẹo nhỏ gợi ý cho bạn trước khi viết mục tiêu: Nên tìm hiểu về mục tiêu hoạt động, mục tiêu làm việc chung mà trung tâm bạn ứng tuyển đang hướng đến, sau đó viết mục tiêu của mình sao cho phù hợp.
Ví dụ: “Mong muốn học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm, vận dụng những kiến thức của mình để dạy cho các bạn học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết, cải thiện tình hình học tập của các bạn học sinh. Cố gắng đem lại niềm vui trong học tập cùng các bạn nhỏ.”
Mục tiêu làm việc tránh viết lan man và dài dòng, bạn chỉ nên cô đọng, xúc tích mục tiêu để tránh làm loãng các nội dung khác.
Xem thêm: CV Video
Phần kinh nghiệm làm việc trong CV để chứng minh xem bạn đã có những kinh nghiệm gì trong việc làm gia sư hay chưa. Sẽ có khá nhiều nhà tuyển dụng quan tâm đến vấn đề này, đây cũng là một nội dung quan trọng mà bạn không nên để trống hoặc để ẩn nó. Dù đã có kinh nghiệm đúng chuyên môn gia sư hay chưa thì vẫn nên ghi kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên khi trình bày về kinh nghiệm, bạn chỉ nên đưa, ưu tiên những kinh nghiệm tiêu biểu, nổi bật nhất để làm sáng CV của mình hơn.
Ví dụ:
Tháng 8/2024 đến tháng 2/2024
+ Giảng dạy tại nhà cho học sinh lớp 3 các môn học như Tiếng Việt, Tiếng Anh và Toán.
+ Thời gian: 3 buổi/tuần, mỗi buổi 1,5 tiếng
+ Thực hiện củng cố kiến thức trong chương trình học, bên cạnh đó đưa ra những bài tập nâng cao cho bé.
+ Cùng bé chơi các trò chơi trí tuệ và có thưởng hàng tuần như: giải đố, tìm ô chữ,…
Từ tháng 2/2024 – 10/2024
+ Làm việc tại một shop thời trang ABC
+ Công việc chính: Tư vấn, bán hàng, thanh toán hóa đơn cho khách, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, sắp xếp lại đồ ở cửa hàng.
Kinh nghiệm của bạn: Có thêm kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn, hiểu và đồng cảm với người khác nhanh chóng hơn.
Như vậy, dù vẫn có kinh nghiệm chẳng liên quan đến vị trí gia sư, thế nhưng bạn chỉ cần thêm một vài dòng kinh nghiệm nhận được từ việc làm đó là có thể tạo ấn tượng rồi.
Đối với một vị trí gia sư cần khá nhiều các kỹ năng trong CV khác nhau, đối tượng dạy, gia sư mà bạn hướng đến hầu hết là các em nhỏ, các bạn học sinh. Các em nhỏ này về kỹ năng còn thiếu khá nhiều, chính vì thế mà ngoài kiến thức ổn định, trình độ chuyên môn tốt thì còn cần đến khá nhiều kỹ năng khác nhau để truyền đạt kiến thức đến các em được tốt nhất. Các kỹ năng sư phạm mà bạn cần phải có như sau:
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng thuyết trình
+ Kỹ năng tổ chức
+ Kỹ năng quản lý thời gian
+ Kỹ năng quản lý
Những phần này là thông tin thêm trong CV, nếu như bạn có thì có thể trình bày thêm để làm nổi bật nội dung CV gia sư của mình hơn. Còn nếu như không có bạn có thể bỏ qua.
Tuy nhiên thì cũng nên ghi thêm phần hoạt động ngoại khoá trong CV, dự án tham gia trong CV tại trường và sở thích trong CV để nhà tuyển dụng thấy bạn là người năng động, tự tin.
Người tham chiếu là phần mà nhà tuyển dụng gọi để xác thực thông tin bạn đã trình bày trong CV. Người tham chiếu có thể là cấp trên cũ, đồng nghiệp cũ, thầy cô,…Khi trình bày phần này, bạn nên ghi đầy đủ thông tin để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc: họ tê, số điện thoại, email.
Đó chính là cách trình bày, cách viết một số nội dung trong CV gia sư mà bạn cần phải biết để có cơ hội tốt hơn.
Xem thêm: CV Teaching Assistant
Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng không có thời gian để đọc một CV quá dài, bên cạnh đó CV dài sẽ khiến cho nội dung không cô đọng, không xúc tích và nổi bật được. Chính vì thế mà độ dài nên đảm bảo in CV 1 mặt hay 2 mặt giấy A4 thôi.
Một điểm trừ khá lớn cho mỗi ứng viên chính là sử dụng câu văn quá lủng củng, mắc các lỗi chỉnh tả trong CV quá nhiều. Nó thể hiện bạn chưa chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng cũng sẽ phải băn khoăn khi chọn bạn vào làm việc. Bạn nên cẩn thận với lỗi sai này và không để nó trừ điểm của bạn nhé.
Đối với những nội dung bên trong CV thì bạn cần phải đảm bảo chính xác, đúng với chính bản thân bạn. Không nên vì quá mong muốn công việc mà đưa thông tin sai sự thật, thổi phồng CV. Như vậy bạn sẽ bị loại ngay lập tức và được ghi trong danh sách đen của nhà tuyển dụng.
Viết CV gia sư chủ yếu là những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm trong việc chọn và viết nội dung. Vì vậy mà các bạn còn khá lúng túng trong vấn đề này, nếu như bạn muốn tìm cho mình một nơi cung cấp các mẫu CV hoàn hảo cả về hình thức và nội dung thì chỉ có timviec365.vn. Tại đây sẽ có một kho CV khổng lồ theo từng ngành nghề công việc khác nhau, với đa dạng phong cách thiết kế cùng với nội dung đã được hướng dẫn viết từ trước. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với kho CV của timviec365.vn. Để có thể sở hữu các mẫu CV tại đây, bạn làm theo các bước sau:
- Vào trang web timviec365.vn
- Chọn mục “Mẫu CV xin việc” ở phía trên thanh công cụ
- Chọn “CV theo ngành nghề”, lựa chọn ngành nghề mà bạn muốn, sau đó lựa chọn mẫu CV mà bạn ưa thích.
- Chọn “sử dụng mẫu này”
- Sau đó điền đầy đủ thông tin và làm theo hướng dẫn để tải về là được.
Bạn đã cùng timviec365.vn tìm hiểu xong về cách viết CV gia sư, mong rằng với những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn hơn, giúp bạn tự tin thể hiện mình trong CV.
Bí quyết viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp gây ấn tượng
Đối với những bạn sinh viên chưa tốt nghiệp chắc chắn cũng sẽ cần chuẩn bị cho mình những công việc với vị trí thực tập sinh. Vậy làm thế nào để viết được CV tạo ấn tượng nhất. Bạn hãy tham khảo bài viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc